Mô hình quản lý thuế ở CHDCND Lào

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN lý THUẾ đối với các DOANH NGHIỆP TRÊN địa BÀNTỈNH CHAMPASACK–NƯỚC CHDCND lào (Trang 48)

- Hai là, Đảm bảo tính hiệu quả

Nguồn: Sở thuế Tỉnh Champasack CHDCND Lào

2.3.1.2. Mô hình quản lý thuế ở CHDCND Lào

Quy trình quản lý thuế cụ thể ở CHDCND Lào trong thời gian qua thực hiện qua các bước cụ thể sau:

Quản lý đối tượng nộp thuế

Xuất phát từ những đặc điểm tổ chức bộ máy ngành thuế của Lào đó là: - Tổ chức bộ máy theo loại hình ĐTNThay sắc thuế.

- Cơ quan thuế địa phương thường gắn với chính quyền hành chính địa phương theo địa bàn hànhchính theo 03 cấp: Trung ương, tỉnh, và huyện.

- Ngoài chức năng tổ chức quản lý thu, cơ quan thuế còn đảm nhiệm một số chức năng khác như phân bổ nguồn thu, kiểm tra giám sát hoạt động của hệ thống các doanh nghiệp quốc doanh.

Do vậy, mỗi ĐTNT đều do một bộ phận hay một cá nhân chuyên trách và hoàn toàn chịu trách nhiệm từ việc kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế của cơ sở.

Kê khai đăng ký thuế là khâu đầu tiên trong công tác quản lý thu thuế, tạo điều kiện cho cơ quan thuế nắm được cơ bản các thông tinvề các cơ sở kinh doanh trên địa bàn để có căn cứ lập sổ danh bạ thuế, kiểm tra quản lý thu thuế theo đúng luật định.

Việc kê khai đăng ký thuế được tiến hành ở địa bàn và hồ sơ được lưu trữ lại tại cơ quan thuế nơi trực tiếp quản lý đối tượng.

Để đảm bảo thực hiện chức năng quản lý NN trên lãnh thổ và phù hợp với yêu cầu quản lý hiện tại thì UBND các cấp là cơ quan cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. UBND các cấp thường giao cho cơ quan chuyên môn (thường là cơ quan tài chính, quản lý thị trường hay sở kế hoạch đầu tư) xem xét hồ sơ và trình ủy ban xét duyệt ra quyết định.

Hàng tháng cơ quan thuế phải lấy danh sách các cơ sở kinh doanh hoặc đối chiếu với cơ quan ra quyết định cấp đăng ký kinh doanh hay quyết định thành lập để xác định những ĐTNTmới chưa đăng ký nộp thuế, những cơ sở giải thể, tạm dừng hoặc thu hồi giấy phép đầu tư để trên cơ sở đó có thể quản lý chặt chẽ ĐTNT.

Quản lý quá trình tờ khai thuế và nộp thuế

Cơ sở kinh doanh phải thực hiện lập và nộp tờ khai thuế theo từng sắc thuế với cơ quan thuế địa phương nơi mà cơ sở trực tiếp sản xuất kinh doanh.

Cơ quan thuế có trách nhiệm kiểm tra tính thuế và ra thông báo thuế số thuế phải nộp (các sắc thuế) của kỳ trước theo luật.

Trong trường hợp cơ sở sản xuất kinh doanh không gửi tờ khai thuế hoặc kê khai không đúng, không đầy đủ theo đúng quy định, cơ quan thuế có quyền ấn định số thuế phải nộp của cơ sở kinh doanh theo luật định.

Cơ chế quản lý thu nộp như trên được gọi là phương pháp cơ quan thuế tính thuế. Phương pháp này trong chừng mực nào đó phù hợp với một số nước có mô hình chủ yếu là thành phần kinh tế quốc doanh đó được NN kiểm soát chặt chẽ. Theo cơ chế này trước khi ra thông báo, cơ quan thuế phải kiểm tra tờ khai, tính thuế và xác nhận vào tờ khai thuế đồng thời ra thông báo gửi ĐTNT. Trong tháng báo thuế phải ghi rõ số thuế phải nộp, nơi nộp thuế và thời hạn nộp thuế.

Hàng tháng căn cứ vào số thuế phải nộp và ngày ấn định nộp ghi trên thông báo thuế, cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện việc nộp tiền thuế vào kho bạc nhà nước (KBNN) hoặc trực tiếp cho cơ quan thuế sau đó cơ quan thuế có trách nhiệm nộp vào KBNN.

Theo phương pháp cơ quan thuế tính thuế này, cơ quan thuế phải chịu trách nhiệm về việc kiểm tra tính tóan của mình do vậy trách nhiệm pháp lý đối với mỗi cán bộ chuyên quản là rất lớn. Trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay, số lượng ĐTNT tăng lên nhanh chóng, cơ quan thuế phải kiểm tra xử lý nhiều ĐTNT

trong một thời gian ngắn, do đó trách nhiệm pháp lý không được đảm bảo, độ chính xác không cao, không kịp thời theo yêu cầu quản lý.

Việc nộp thuế ở CHDCND Lào trong thời gian qua được thực hiện dưới nhiều hình thức: Nộp trực tiếp cho cơ quan thuế, nộp qua tài khoản ngân hàng hoặc nộp thẳng vào KBNN.

Phân cấp quản lý thuế.

Theo Thông tư số 1919/BTC, ngày 25/10/2003 của Bộ Tài chính Lào, việc phân cấp quản lý thuế thuộc Bộ Tài chính được quy định như sau:

+ Đối với Vụ thuế thực hiện quản lý các đơn vị sản xuất kinh doanh có quy mô lớn trong phạm vi toàn quốc, đồng thời quản lý các đối tượng hoạt động sản xuất kinh doanh mang tính chiến lược hoặc có quan hệ với nước ngoài. Đối với các đối tượng này thì Vụ thực hiện quảnlý toàn diện về mọi mặt, từ khâu đăng ký thuế, cấp mã số thuế cho đến tính thuế và quyết toán thuế.

Đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh lớn, có vốn đăng ký đầu tư hoặc có doanh thu hàng năm từ 5 tỷ kíp trở lên hoặc nhỏ hơn 5 tỷ kíp nhưng thực hiện sản xuất kinh doanh mang tính chiến lược thời vụ sẽ do cơ quanthuế địa phương quản lý một số khâu như khâu đăng ký thuế, thanh tra kiểm tra về số thuế đó nộp của các đối tượng phải nộp.

+ Đối với Phòng thuế địa phương thực hiện quản lý các đơn vị sản xuất kinh doanh trên phạm vi địa bàn mà mình quản lý (trừ các đối tượng do Vụ thuế quản lý). Phòng thuế địa phương thực hiện quản lý các đối tượng thuộc quyền quản lý của mình trong tất cả các khâu, từ khâu đăng ký thuế, cấp mã số thuế, thanh tra - kiểm tra về thuế cho đến khâu quyết tóan thuế.

Các Phòng thuế địa phương phải thường xuyên báo cáo tình hình tổ chức thực hiện và thu thuế trên địa bàn mà mình quản lý cho cấp trên.

Vụ thuế và các Phòng thuế có quyền xuống kiểm tra việc thực hiện công tác thu nộp thuế đối với cơ quan cấp dưới và các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc sự quản lý của cơ quan cấp dưới. Ví dụ: cấp Vụ có thể xuống kiểm tra các Phòng thuế địa phương và các Phòng thuế cấp Thành phố hoặc cấp Tỉnh. Đồng thời cấp tỉnh có quyền kiểm tra các Phòng thuế cấp huyện.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN lý THUẾ đối với các DOANH NGHIỆP TRÊN địa BÀNTỈNH CHAMPASACK–NƯỚC CHDCND lào (Trang 48)