VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CHAMPASACK 3.3.1 C ải cách quản lý thuế gắn liền với cải cách chính sách thuế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN lý THUẾ đối với các DOANH NGHIỆP TRÊN địa BÀNTỈNH CHAMPASACK–NƯỚC CHDCND lào (Trang 86 - 88)

- Hai là, Đảm bảo tính hiệu quả

CHAMPASACK NƯỚC CHDCND LÀO.

VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CHAMPASACK 3.3.1 C ải cách quản lý thuế gắn liền với cải cách chính sách thuế

Một trong những bài học quan trọng nhất rút ra từ kinh nghiệm, và đã được đề cập rất nhiều lần trong các tài liệu về cải cách quản lý thuế và chính sách thuế, là tầm quan trọng của việc đơn giản hoá hệ thống thuế để nâng cao hiệu quả và năng lực quản lý thuế. Đó là trong bối cảnh nhiều nước đang phát triển, một hệ thống thuế với ít sắc thuế, số lượng thuế suất của mỗi sắc thuế là hạn chế, phạm vi miễn thuế hạn chế và có diện chịu thuế rộng sẽ dễ quản lý hơn và đem lại kết quả mức độ tuân thủ cao hơn một hệ thống thuế phức tạp. Các luật thuế phức tạp và không rõ ràng cũng gây khó khăn cho đối tượng nộp thuế trong việc tuân thủ và làm tăng chi phí tuân thủ luật.

Đơn giản hoá hệ thống thuế cũng sẽ dẫn đến việc giảm chi phí tuân thủ của đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ của mình. Chi phí tuân thủ cũng giống như chi phí quản lý cần được giảm bằng các biện pháp như áp dụng thuế suất đơn (1 thuế suất) (trong trường hợp thuế TNDN), xây dựng mức ngưỡng đăng ký nộp thuế thích hợp và giảm quy định về miễn thuế. Việc áp dụng miễn thuế làm tăng các yêu cầu về sổ sách kế toán và làm tăng chi phí tuân thủ.

Cải cách quản lý thuế và cải cách chính sách thuế gắn liền với nhau trong tổng thể cải cách hệ thống thuế và là hai bộ phận cấu thành không thể tách rời nhau của cải cách thuế tại các nước trên thế giới. Một hệ thống chính sách được cải cách tiên tiến nhưng nếu không phù hợp với trình độ quản lý sẽ không phát huy được tác dụng, và ngược lại, việc cải cách quản lý hành chính thuế cần được thực hiện trên nền tảng một hệ thống chính sách thuế ổn định, rõ ràng và

đơn giản. Do vậy, việc cải cách chính sách thuế và quản lý thuế cần phải được kết hợp chặt chẽvà tương thích với nhau.

3.3.2. Hoàn thiện quản lý thuế

Nhu cầu về một chiến lược cải cách quản lý thuế

Một trong những bước đầu tiên cần thực hiện trong khâu khởi động cải cách quản lý thuế là tìm ra bản chất các tồn tại hiện hành và phát triển một chiến lược thích hợp. Chính tìm ra bản chất là một công việc quan trọng vì ngành thuế phải nhận biết được các tồn tại chính về quản lý và xác định các mục tiêu cơ bản cũng như các phương án để thu được các mục tiêu này. Ngay tại các nước đã có một hệ thống quản lý thuế hiệu quả nhưng để duy trì mức độ hiệu quả cao phù hợp với những thay đổi thường xuyên trong nền kinh tế, hệ thống thuế và cộng đồng ĐTNT, các nhà quản lý thuế cần phải định kỳ rà soát lại chiến lược đang thực hiện. Dĩ nhiên, các biện pháp trong chiến lược này sẽ phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể của từng ngành thuế.

Các thành tố cơ bản của hệ thống quản lý thuế hiện đại

Một nguyên tắc được áp dụng rộng rãi trong quản lý thuế đó là mục tiêu cao nhất của bất kỳ ngành thuế nào là khuyến khích sự tuân thủ tự nguyện.

Việc xử phạt các đối tượng trốn thuế và theo dõi các đối tượng nộp thuế chây ì để

thu nợ thuế về bản chất không phải là những mục tiêu chính của ngành thuế mặc

dù việc tuân thủ tự nguyện có thể cải thiện nếu ngành thuế thành công trong việc làm cho cộng đồng ĐTNT nhận thức được rằng không tuân thủ sẽ bị phát hiện và phạt nặng. Do vậy, việc quản lý của ngành thuế là nghệ thuật để thu được sự cân đối thích hợp giữa phục vụ ĐTNT và thực hiện chế tài các luật và quy định về thuế để khuyến khích tuân thủ tự nguyện.

Ngành thuế cần khuyến khích tuân thủ tự nguyện và giải quyết các rào cản trở ngại cho việc tuân thủ tự nguyện. Các rào cản cơ bản đến tuân thủ của ĐTNT là: sự bất bình đẳng trong hệ thống thuế; sự phức tạp của các luật thuế; thiếu sự công bằng trong hệ thống phạt; các chương trình tuyên truyền ĐTNT yếu; mức độ liêm khiết và trình độ nghiệp vụ của nhân viên ngành thuế thấp; ngành thuế không có khả năng đảm bảo sự trung lập trong quá trình khiếu nại và yếu kém trong các chương trình thanh tra. Các chương trình hành động mang tính ngăn chặn được

xây dựng chặt chẽ như thiết lập các chương trình khấu trừ thuế tại nguồn và phát triển các chương trình thanh tra ngăn ngừa sẽ chứng minh cho phần lớn ĐTNT thấy rằng ngành thuế sẽ sử dụng những dữ liệu liên quan đểđiều tra trốn thuế, và cũng có thể thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện.

Tuân thủ tự nguyện đi liền với hệ thống tự khai tự nộp thuế. Theo hệ thống tự khai tự nộp thuế, ĐTNT chịu trách nhiệm về việc xác định nghĩa vụ thuế của riêng mình và về tính chính xác và thời hạn kê khai và nộp thuế của mình. Theo cách này ngành thuế có thể tập trung nguồn lực của mình vào việc xác định và giải quyết một cách hiệu quả những ĐTNT không tuân thủ đúng nghĩa vụ thuế. Việc mở rộng hệ thống tự khai tự nộp thuế cùng với thực hiện chế tài theo từng mục tiêu có thể cho phép ngành thuế quản lý hệ thống thuế có hiệu quả hơn. Các yếu tố cơ bản phải có được trong một hệ thống tự khai tự nộp để hoạt động có hiệu quả gồm: (1) có những chương trình tốt phục vụ ĐTNT để tạo thuận lợi cho việc hiểu biết về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình; (2) thủ tục đơn giản; (3) hệ thống phạt nghiêm minh; và (4) các chương trình kiểm tra và cưỡng chế hiệu quả. Tự nguyện tuân thủ và tự tính thuế là nền tảng của quản lý thuế hiện đại.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN lý THUẾ đối với các DOANH NGHIỆP TRÊN địa BÀNTỈNH CHAMPASACK–NƯỚC CHDCND lào (Trang 86 - 88)