CHDCND LÀO

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN lý THUẾ đối với các DOANH NGHIỆP TRÊN địa BÀNTỈNH CHAMPASACK–NƯỚC CHDCND lào (Trang 40)

- Hai là, Đảm bảo tính hiệu quả

CHDCND LÀO

2.1 KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI VÀ HOẠT ĐỘNG CỦACÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀNTỈNH CHAMPASACK . CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀNTỈNH CHAMPASACK .

2.1.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh CHAMPASACK

CHAMPASACK là một tỉnh lớn nằm ở phía tây nam Lào có diện tích 15.415 kmP

2

P

, Champasack giáp biên giới với Thái Lan và Campuchia. Sông Mekong và Se Don chảy qua tỉnh này. Các tỉnh lân cận với Champasack về phía bắc là Salavan, Xekong và Attapue, các tỉnh của Campuchia về phía nam là Stung Treng và Preah Vihear, tỉnh của Thái Lan về phía tây là Ubon Ratchathani. Đây là một trong ba lãnh địa kế tục Vương quốc 30TLan Xang30T. Dân số: 700.000 (ước tính năm 2013). Tỉnh lỵ là Pakse, nhưng tỉnh này lại lấy tên của thị xã Champasak - cố đô của Vương quốc Champasack.

Tỉnh Champasak có các huyện sau: Bachiang chaleunsook, Champassack, MuongKhong, Moon lapamok, Pakse, Paksong, Pathoomphone, Phonthong, Sanasomboon, Sukhuma.

Hệ thống quốc lộ 13 cùng với quốc lộ 16c, 14b, 19b gắn kết Champasack với các nước láng giềng ( Thái lan và Campuchia ) và các tỉnh trong khu vực. Champasak được chia làm 2 vùng lớn: vùng miền Tây là đồng bằng Champasak, có diện tích: 1/3. vùng miền Đông là cao nguyên với vùng khí hậu nhiệt đới, có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa hè bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 của năm sau.

Trong những năm qua Champasack đã hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mình với thành tựu rất đáng hoan ngênh,GDP của tỉnh đạt 6.224 tỷ kíp, bình quân đầu người là 9,34 triệu kíp ( tương đương 1.100$/người/năm ). Cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi rõ rệt theo theo hướng phát triển với tỷ lệ của ngành nông

lâm ngư nghiệp chiếm 40%, công nghiệp - chế biến chiếm 29%, kinh doanh và dịch vụ chiếm 31%, tổng thu NSNN trong 5 năm qua đã đạt 1.658 tỷ kíp, tổng đầu tư có 717 dựán với tổng giá trị 6.498 tỷ kíp. Tổng giá trị GDP trong 5 năm đạt 24.220 tỷ kíp ( tăng bình quân 9,8%/năm, bình quân đầu người 1.100 USD ( tương đương 9,34 triệu kíp). Thu ngân sách trong 5 năm đạt 1.658 tỷ kíp, tăng bình quân 17%.

Qua những năm cho thấy tỷ trọng kinh tế của tỉnh vẫn tiếp tục gia tăng, điều này cho thấy tỉnh Champasack là một nơi hoạt động kinh tế năng động nhất miền nam Lào, là nơi có nhiều cơ hội để các nhà doanh nghiệp đầu tư, hoạt động và phát triển.

Đến nay, Sở Thuế t ỉ nh Ch a mp asa ck đang quản lý hồ sơ gần 7,080 doanh nghiệp, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài là 116 doanh nghiệp, đang hoạt động trong các điểm được phép đầu tư.

2.1.2 Khái quát họat động của các doanh nghiệp trong nước trên

địa bàn tỉnh Champasak

Qua số liệu tổng kết 5 năm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh một phần đã thể hiện cho thấy sự phát triển đột phá toàn diện của tỉnh mà trong đó lĩnh vực kinh tếđã phát triển cao và góp phần cho việc thu NSNN của tỉnh tăng bình quân 17% /năm. Trong đó có thu cả từ doanh nhgiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Riêng DN trong nước hiện nay có 6,946 đơn vị trong đó gồm có cả các DN lớn, vừa và nhỏ.

Số lượng doanh nghiệp thành lập mới tiếp tục tăng lên, riêng trong năm 2009-2010 đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 2 1 7 doanh n g h iệp với số vốn đăng ký 206 tỷ kíp; tăng 17% về số lượng doanh nghiệp và tăng 9% về vốn đăng ký so với cùng kỳ, vốn đăng ký bình quân 0.94 tỷ kíp/doanh nghiệp, ngành nghề đăng ký chủ yếu là thương mại - dịch vụ (chiếm trên 6 0%), nông nghiệp (25%), còn lại là các kinh doanh khác.

Và thông qua các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) trong nước cũng như sự tuân thủ luật NSNN, luật kinh doanh, pháp luật thuế và pháp luật khác của CHDCND Lào đã làm cho hoạt động của các DN này đi vào hoạt động đúng nền nếp, trung thực và nghiêm chỉnh trong thực hiện pháp luật nhất là văn bản

pháp luật thuế mà thể hiện cụ thể qua công tác thực hiện nghĩa vụ NSNN của các DN thông qua việc nộp thuế đã tăng lên qua các năm cả về số tuyệt đối cũng như số tương đối. Và đến nay nguồn thu NSNN từ các DN trong nước vẫn là nguồn thu chủ yếucủa NSNN tỉnh Champasack.

2.1.3 Khái quát họat động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Champasak nước ngoài trên địa bàn tỉnh Champasak

Champasack là một nơi hoạt động kinh tế năng động nhất miền Nam Lào, là nơi có nhiều cơ hội để các nhà doanh nghiệp đầu tư, hoạt động và phát triển. Nhất là vềđịa lý kinh tế là trung tâm giao dịch kinh tế4 phương của nước Lào ( phương tây giáp Thái lan, phương đông giáp với tỉnh có biên giới với các tỉnh KonTum, Quảng Nam, Huế - Việt Nam, phương nam giáp với Campuchia và phương tây là Thủ đô Vieng Chan ) và tài nguyên thiên nhiên phong phú, đất đai giàu màu mỡ, khí khậu trong lành phù hợp với việc đầu tư nông nghiệp, du lịch và khai thác khoáng sản cụ thể là diện tích màu mỡ của vùng cao nguyên Phu Bolaven ( Núi Bolaven ), vùng đồng bằng bao la với diện tích rộng mênh mông và đất đai giàu màu mỡ chưa được khai thác, ngoài ra còn có những duyên lam thắng cảnh và sông suối thác nước tự nhiên to đẹp …. Những điều kiện đó đã là điều thuận lợi và đã thu hút các nhà đầu tư đầu tư vào và trong những năm qua là một bước đột phá của ngành thu hút đầu tư nước ngoài vì số lượng nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào tỉnh Champasack tăng lên gấp 3 lần so với 5 năm trước ( 2001-2005 ), nhà đầu tư nước ngoài hoạt động chủ yếu tổng số vốn đầu tư nhiều nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp ( trồng cao xu, cà phê, ca cao, mít, cọ, chăn nuôi ...) và chủ yếu tập trung ở vùng cao nguyên Bolaven và vùng phía đông nam của tỉnh, tiếp theo là lĩnh vực thương mại - dịch vụ ( chủ yếu là dịch vụ du lịch và lĩnh vực này tập trung nhiều ở vùng sông, thác của cao nguyên Bolaven và Thác Khonphpheng là thác nước lớn nhất đông nam Á ), còn lại là đầu tư công nghiệp - năng lượng ( lĩnh vực này đang thực hiện khai thác mỏ boxit ở Packsong- Bolaven và thăm dò xây thủy điện theo sông Khênh của sông Mekong )

Trong những năm qua đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào tỉnh đã tăng cao, tổng vốn đầu tư kể cả tăng vốn là 152 triệu USD, tăng 19,6% về vốn đầu tư so với

cùng kỳ, trong đó có nhiều dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp như dự án đầu tư trồng cao su, cà phê và ca cao của các công ty Việt Nam. Và đầu tư khai thác khoáng sản của các công ty Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan…

Đến nay, tổng số văn phòng đại diện các đơn vị kinh tế nước ngoài trên địa bàn tỉnh được cấp phép hoạt động là 29 văn phòng thuộc 17 nước và vùng lãnh thổ.

Căn cứvào công tác thu hút đầu tư nước ngoài cũng như sự hoạt động đầu tư trên thực tế tại miền Nam Lào nói chung và tại tỉnh Champasack nói riêng thì các công ty nước ngoài đã nhận được những chính sách ưu đãi đặc biệt từ Chính phủ cũng như cấp chính quyền địa phương và họ cũng đã thực hiện rất tốt. Và thông qua đó đến nay các công ty đã được phép đầu tư và hoàn tất về thủ tục đầu tư và đi vào hoạt động tới 85 % của tổng công ty nước ngoài, số còn lại đang thực hiện.

Các ngành được khuyến khích đầu tư gồm có: nông nghiệp, công nghiệp, thủ công mỹ nghệ và dịch vụ, tất cả do Chính phủ quy định các hình thức kinh doanh trong các ngành nghề đó thành 3 cấp độ, mỗi cấp độ sẽ phụ thuộc vào chế độ chính sách về thứ tự ưu tiên, liên quan đến vấn đề xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân, xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư nguồn nhân lực, tạo công ăn việc làm,...chi tiết như sau:

- Cấp độ thứnhất: các hoạt động được khuyến khích nhất. - Cấp độ thứ nhì: các hoạt động được khuyến khích trung bình. - Cấp độ thứ ba: các hoạt động được khuyến khích ở mức độ thấp. •Các lĩnh vực khuyến khích đầu tư

Các lĩnh vực khuyến khích đầu tư được quy định trên nền tảng hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội và vị trí địa lý mà chia thành:

Lĩnh vực 1: là khu vực cơsở hạ tầng kinh tế - xã hội chưa thuận lợi cho đầu tư và một địa bàn phần lớn là núi, vùng sâu vùng xa. Lĩnh vực này sẽ được khuyến khích ở cấp độ cao nhất.

Lĩnh vực 2: là khu vực cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội một phần thuận lợi cho đầu tư và địa bàn không khó khăn như lĩnh vực thứ nhất. Lĩnh vực này sẽ được khuyến khích ở cấp độ trung bình.

Lĩnh vực này sẽ được khuyến khích ở cấp độ thấp.

Qua 5 năm thực hiện đầu tư của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã tuân thủ quy tắc, pháp luật đầu tư nước ngoài, pháp luật thuế và các pháp luật khác rất nghiêm chỉnh và thông qua đó trong những năm qua các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều lao động, góp phần phúc lợi xã hội tại các địa phương thực hiện dự án, góp phần thu NSNN bình quân hàng năm tới 1,4%/năm.

2.2 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ THUẾ CỦA SỞ THUẾ TỈNH

CHAMPASACK.

Sở thuế Tỉnh Champasack là tổ chức trực thuộc Cục thuế, có chức năng trong việc quản lý đối với việc chuyên môn ở cấp địa bàn làm tham mưu cho Cục thuế (Bộ Tài chính) trong việc quản lý phối hợp các ban ngành có liên quan, việc thanh tra - kiểm tra, việc thực hiện thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác vào ngân sách Nhà nước tập trung ở kho bạc Nhà nước tỉnh theo quy định của pháp luật.

Tổ chức, triển khai quản lý thuế, tuyên truyền về pháp luật thuế, các quyết định, nghị định, các chính sách, lập kế hoạch việc hoạt động thu hàng tháng, kỳ, năm, thu thập thông tin, đề nghị biện pháp, phương pháp, trong việc lập thu thuế với cục trưởng làm cho việc thực hiện pháp luật thuế được nghiêm minh, đầy đủ, đúng đắn theo luật định, đề nghị sắp xếp, bố trí cán bộ với cục trưởng.

Sở thuế tỉnh Champasack chịu sự lãnh đạo song trùng của Cục thuế và ủy Ban Nhân Dân tỉnh Champasack. Sở thuế làm việc theo chế độ thủ trưởng, cấp phó là người giúp việc cho thủ trưởng trong từng mảng công việc được phân công.

Cơ cấu tổ chức bộ máy Sở thuế tỉnh Champasack được khái quát bằng sơ đồ sau :

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN lý THUẾ đối với các DOANH NGHIỆP TRÊN địa BÀNTỈNH CHAMPASACK–NƯỚC CHDCND lào (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)