Lợi nhuận trong kỳ tính thuế

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN lý THUẾ đối với các DOANH NGHIỆP TRÊN địa BÀNTỈNH CHAMPASACK–NƯỚC CHDCND lào (Trang 122 - 125)

- Hai là, Đảm bảo tính hiệu quả

a/ Lợi nhuận trong kỳ tính thuế

Lợi nhuận trong kỳ tính thuế bao gồm lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước và lợi nhuận từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài.

Lợi nhuận được xác định theo một trong hai cách sau đây:

Cách thứ nhất: Lợi nhuận ròng xác định khi khóa sổ kế toán năm, được xác

định là số chênh lệch giữa giá trị thực tế của tài sản trên bảng cân đối kế toán ở cuối năm với giá trị thực tế của tài sản trên bảng cân đối kế toán ở thời điểm đầu năm, sau khi trừ đi phần vốn đầu tư thêm trong năm và cộng với các khoản chi phí cá nhân mà doanh nghiệp chi ra.

Cách thứ hai: Lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí được trừ trong một kỳ

kế toán năm.

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế

Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung úng dịch vụ, kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng, trường hợp có doanh thu bằng ngoài tệ thì phải quy đổi ra kíp Lào theo tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước Lào công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu bằng ngoại tệ.

Chi phí được trừ để tính thu nhập chịu thuế

Các khoản chi phí phục vụ cho hoạt động kinh doanh được trừ bao gồm:

• Chi phí về điện, nước, điện thoại, chi phí sửa chữa tài sản và chi phí quảng cáo, tiếp thị.

• Chi phí di chuyển và lễ tân. Mỗi loại được tính tối đa 0,4% tổng doanh thu trong năm.

• Tiền lương, tiền công nhân viên và các khoản phí bảo hiểm xã hội, phí an ninh.

• Các khoản chi phí dịch vụ khác, lãi vay và cước vận chuyển. • Chi phí thuê văn phòng phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh. • Phí bảo hiểm tài sản của doanh nghiệp.

• Các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi và dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

•Thuế doanh thu chưa được khấu trừ và các khoản phí, lệ phí khác.

Về chi phí khấu hao tài sản cố định: việc trích khấu hao tài sản cố định phải thực hiện theo tỷ lệ trong bảng:

Loại TSCĐ đủ điều kiện được trích khấu hao Thời gian sử dụng

Tỷ lệ khấu hao mỗi năm

- Chi phí trong việc xây dụng doanh nghiệp 2 năm 50 %

-Vật liệu xây dựng để phục vụ cho công nghiệp

+ Có thời gian sử dụng từ 20 năm trở xuống 20 năm 5 %

+ Có thời gian sửdụng từ 21 năm đến 40 năm 40 năm 2,5 % -Vật liệu xây dựng phục vụ cho thương mại và nơi ở cá

nhân

+ Loại vĩnh viễn 20 năm 5 %

+ Loại nửa vĩnh viễn 10 năm 10 %

- Máy móc, xe cộ để phục vụ cho công nghiệp, nông nghiệp, thủ công nghiệp và việc xây dựng khác

5 năm 20 %

- Phương tiện vận tải đường bộ 5 năm 20 %

- Vật liệu hoặc dụng cụ hoàn chỉnh để phục vụ cho nghề nghiệp hoặc cho công việc nào đó

5 năm 20 %

- Vật liệu và dụng văn phòng 10 năm 10 %

- Việc xây lắp, sửa chữa và thiết kế 10 năm 10 %

- Tàu và máy bay 20 năm 5 %

Các khoản chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

•Các khoản trích trước vào chi phí mà thực tế không chi.

•Các khoản chi có tính chất không liên quan trực tiếp việc hoạt động kinh doanh như: Chơi gofl, đi giảitrí, thể thao...

•Thuế TNDN và thuế tối thiểu của doanh nghiệp.

•Tiền lương của chủ doanh nghiệp tư nhân và tiền lương mà các công ty liên doanh hoặc cổ đông trả cho các đối tác kinh doanh.

• Tiền lãi vay vốn để đi tài trợ.

• Các khoản chi không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp pháp.

•Các khoản tiền phạt, các khoản chi không liên quan đến doanh thu tính thuế và thu nhập chịu thuế.

•Các khoản chi từ thiện, quà tặng, quà biếu.

b/ Thuế suất:

•Mức thuế suất phổ thông áp dụng đối với các doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ là 35 %.

•Đối với các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiệp và cá nhân hành nghề độc lập mới thực hiện chế độ kế toán đơn giản thì áp dụng biểu thuế lũy tiến từng phần sau:

Bậc Thu nhập chịu thuế

(Đơn vị: kíp) Cơ sở tính thuế Thuế suất Thuế TNDN từng bậc (Đơn vị: kíp) Tổng số thuế phải nộp (Đơn vị: kíp) 1 Từ 2.400.000 trở xuống 2.400.000 0 % 0 0 2 Từ 2.400.001 - 5.000.000 2.600.000 10 % 260.000 260.000 3 Từ 5.000.001 - 10.000.000 5.000.000 15 % 750.000 1.010.000 4 Từ 10.000.001 - 30.000.000 20.000.000 20 % 4.000.000 5.010.000 5 Từ 30.000.001 - 60.000.000 30.000.000 30 % 9.000.000 14.010.000 6 Cao hơn 60.000.000 kíp trở lên ... 35 % ... ...

Từ các căn cứ nêu trên cho thấy, số thuế lợi tức phải nộp sẽ được xác định theo hai cách tùy thuộc vào quy định của thuế suất.

Đối với các pháp nhân (trừ doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán đơn giản) thì lợi tức phải nộp được xác định như sau:

Thuế lợi tức phải nộp =

Lợi nhuận trong kỳ

tính thuế ×

Thuế suất thuế lợi tức

Đối với doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán đơn giản và cá nhân kinh doanh thì số thuế phải nộp được xác định theo biểu thuế lũy tiến từng phần nêu trên, nghĩa là, số thuế phải nộp là tổng số thuế của các bậc trong biểu thuế lũy tiến. Số thuế của mỗi bậc được xác định bằng cách lấy lợi nhuận của bậc đó nhân với thuế suất tương ứng. Mức thuế suất cao hơn chỉ áp dụng cho phần lợi nhuận ở bậc cao hơn, không áp dụng cho phần lợi nhuận ở các bậc dưới.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN QUẢN lý THUẾ đối với các DOANH NGHIỆP TRÊN địa BÀNTỈNH CHAMPASACK–NƯỚC CHDCND lào (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)