ỨNG XỬ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI THẦ Y BÀI HỌC QUÝ NHẤT ĐỐI VỚI HỌC TRÒ

Một phần của tài liệu CẨM NANG PHƯƠNG PHÁP sư PHẠM NHỮNG PHƯƠNG PHÁP và kỹ NĂNG sư PHẠM HIỆN đại, HIỆU QUẢ từ các CHUYÊN GIA đức và VIỆT NAM (Trang 85 - 90)

2. Những điều KHÔNG NÊN trong tác phong của giáo viên:

ỨNG XỬ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI THẦ Y BÀI HỌC QUÝ NHẤT ĐỐI VỚI HỌC TRÒ

chính là tấm gương để học trò soi vào và làm theo. Bao thế hệ học trò đã bày tỏ tình cảm của mình đối với các thầy cô nhân ngày 20/11 từ những gì mà thầy cô đã làm, đã để lại dấu ấn trong trái tim học trò. Chiếm được tình cảm của học trò không dễ, nếu người thầy chỉ truyền dạy một chiều những kiến thức khô khan thì sẽ không thể làm học trò rung động. Dạy học là phải chạm được vào tâm hồn và trái tim của người học.

Hơn ai hết, cách ứng xử của người thầy phải có tính giáo dục, tính văn hóa. Đứng trên bục giảng, người thầy không chỉ truyền dạy kiến thức cho học sinh mà còn là tấm gương để các em noi theo: từ lời ăn, tiếng nói, cử chỉ đến hành động...

Cái khó của người thầy là phải luôn cân nhắc lời ăn tiếng nói cũng như cử chỉ, hành động, phải ứng xử như thế nào để học sinh kính trọng; nếu không, khó có thể dạy được các em. "Dạy" ở đây hiểu theo đúng nghĩa là không chỉ "dạy chữ" mà còn "dạy người".

"Dạy chữ" thì dễ, tất nhiên việc ấy cũng đòi hỏi khả năng chuyên môn nghiệp vụ của người thầy, nhưng "dạy người" mới thực sự khó. Điều này đòi hỏi người giáo viên không đơn thuần chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải là người có những phẩm chất đạo đức mà mình đang dạy. Bởi khi dạy học sinh những đức tính: siêng năng, lễ độ, trung thực, khoan dung, tôn trọng kỷ luật, biết yêu thương con người,... mà giáo viên không có những đức tính ấy thì khó có thể dạy được, chưa nói là sẽ phản tác dụng.

Muốn dạy học sinh siêng năng, trước hết người thầy phải là người siêng năng, muốn dạy học sinh ứng xử có văn hóa, trước hết người thầy phải ứng xử có văn hóa. Cách ứng xử của người thầy tác động rất lớn đến học trò, có nhiều em học sinh bỏ học, mất niềm tin vào cuộc sống, trở thành người xấu,... cũng vì cách ứng xử không đúng từ chính thầy cô giáo.

ỨNG XỬ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI THẦY - BÀI HỌC QUÝ NHẤT ĐỐI VỚI HỌCTRÒ TRÒ

Những kiểu ứng xử phản văn hóa: Mắng chửi học trò

“Tôi còn nhớ anh bạn cùng lớp với tôi thuở học cấp 3 bỏ học chỉ vì khi nào cũng bị cô giáo mắng: “Ngu như bò đội nón!”, và câu nói ấy cũng đã ám ảnh anh bạn tôi suốt quãng đời còn lại đến hơn 20 năm sau vẫn chưa quên!"

(Cách ứng xử của thầy cô giáo, http://ungxuhocduong.com/news/viewdetail/3 61/cach-ung-xu-cua-thay-co-giao-33-133/)

Đánh, làm nhục học trò

Giữa tháng 4-2007, thầy Nguyễn Phú Lự (Trường THCS Hải Ninh, huyện Quảng Ninh - Quảng Bình) kéo giật tóc một em học sinh lớp 6, khiến em té ngã, chấn thương nặng vùng đầu. Trước đó, một nữ sinh lớp 7 ở Đồng Tháp đã bị cô giáo tuột quần giữa lớp do nghi em lấy cắp 100.000 đồng, khiến em phải uống thuốc tự tử. Đáng nói nhất là vụ em Huỳnh Thị Ngọc Trâm, học sinh lớp 5/1 Trường Tiểu học An Hiệp 2, xã An Hiệp, huyện Châu Thành (Đồng Tháp) bị thầy hiệu trưởng và thầy tổng phụ trách đội "áp giải" lên công an xã "ép cung" vì nghi trộm 47.800 đồng, khiến em bị hoảng loạn tinh thần nhiều ngày.

Ít ai có thể quên chuyện một giáo viên thể dục ở quận Gò Vấp - TP. HCM bắt học sinh hít đất cả trăm lần; chuyện một cô giáo ở Hà Tĩnh bắt các em học sinh liếm ghế; chuyện một học sinh lớp 8 ở Bình Thuận bị thầy giáo đánh đến mức tay bị phù nề; chuyện phạt học sinh lớp 3 đi bằng đầu gối 100 vòng ở Hải Phòng; chuyện cô giáo bắt 3 học sinh tuột quần ra đánh ở Vị Thanh (Cần Thơ); chuyện học sinh bị phơi nắng rồi bắt tự vả vào mặt nhau ở TP. HCM. Tất cả những vụ trên, xét cho thỏa đáng, là những sự vi phạm pháp luật.

(Ngwồn:http://suckhoedinhduong.nld.com.vn/189160p0c1017/bao-hanh-hoc- duong-va-bai-toan-giao-vien.htm)

Dạy trò nói dối

Một người mẹ kể: "Con gái chị học lớp mẫu giáo lớn (5 tuổi) ở một trường mầm non. Bên cạnh giờ học chính khóa, chị đăng ký cho con học thêm lớp năng khiếu múa. Bẵng đi một thời gian, đến khi không thấy con gái múa hát gì, chị hỏi cháu: “Lâu nay con có đi học múa không mà sao mẹ không thấy con tập ở nhà vậy?”.

Cháu thưa: “Dạ không” (nhưng học phí thì đã đóng từ đầu năm). Chị hỏi cô giáo, cô bảo: “Do cô dạy múa ốm nên các cháu có nghỉ một vài buổi... Ngày hôm sau, không hiểu

sao bé không muốn đến trường, cháu bảo: “Con không thích đi học đâu”. Hỏi mãi, bé mới nói: “Con sợ cô”. Chị gặng hỏi thêm: “Tại sao con sợ cô, con nói cho mẹ nghe nào?”. Bé bảo: “Cô trừng mắt nhìn con! Cô không thương con!” Rồi bé kể lại chuyên xảy ra ở lớp: “Cô đập bàn hỏi: Các con nghe cô hỏi đây: Lâu nay các con có đi học múa không? về nhà, nếu ai hỏi có đi học múa không các con trả lời thế nào? Phải trả lời “Có” nghe chưa? Bây giờ cô nhắc lại...”

(Cách ứng xử của thầy cô giáo, http://ungxuhocduong.com/news/viewdetail/361/ cach-ung-xu-cua-thay—co-giao-33-133/)

Xâm hại tình dục

Tổ trưởng tổ giám thị Trường THPT Phan Châu Trinh (Đà Nẵng) Phạm Vũ Bằng ép một nữ sinh của trường quan hệ tình dục vào cuối tháng 2-2007.

Tháng 3-2007, dư luận lại phát giác vụ ông Liêu Huê, tổng vụ Trường Quang Chánh (Đồng Nai), sàm sỡ 3 nữ sinh.

(Nguồn:http://suckhoedinhduong.nld.com.vn/189160p0c1017/bao-hanh-học- duong-va-bai-toan-giao-vien.htm)

Những câu chuyện này đã gây nhiều bức xúc trong dư luận. Phải chăng, đạo đức của các nhà giáo đang có vấn đề. Những học trò của các thầy cô đã nêu trong các câu chuyện trên sẽ nghĩ gì về hình ảnh người thầy và các em sẽ ứng xử như thế nào, các em sẽ là ai khi lớn lên?

Những hành vi ứng xử có văn hóa

Bên cạnh những hành vi phản văn hóa nêu trên thì chúng ta cũng đã được biết rất nhiều những tấm gương tốt, những hành vi đẹp, có văn hóa mà biết bao thây cô giáo đã ghi dấu sâu đậm trong lòng học trò của mình.

Những câu chuyện có thể kể đến như:

Thầy cô giáo nghèo giúp học trò tiền học, giúp học trò có bữa ăn để không phải bỏ học (Hạt cơm trên đỉnh núi, Báo Tuổi trẻ ra ngày 4/3/2009,

http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky- su/304499/Hat-com-tren-dinh- nui.html);

Thầy giáo hết mình vì học sinh: "Thầy giáo Bùi Thanh Hải cảm hóa được một học sinh bỏ học đã lâu. Đó là trường hợp của em Giàng A Thái, dân tộc Thái, lớp 7A. Em chán nên bỏ học, thường xuyên đi nương cùng gia đình. Các thầy cô phụ trách lớp năm

trước đến vận động thì em vẫn không đi học đầy đủ. Đến khi thầy Hải về phụ trách chủ nhiệm thì thầy thường xuyên đến nhà em Giàng A Thái chơi và tâm sự. Học sinh cá biệt này đã nghe thầy Hải kể về mình và con đường gian nan để trở thành thầy giáo, cậu học trò cá biệt thấy khâm phục, tôn trọng thầy nên đã ra lớp học chăm chỉ".

(Nguồn:http://www.giaoduc.edu.vn/news/chuyen-hoc-duong-72/thay-giao-day-chu- bang-doi-tay- tat-nguyen-171304. aspx)

Một giáo viên biết giữ thể diện cho học sinh khi trò này đã khoe với ba mẹ mình là lớp trưởng (điều không đúng sự thật). Đến lúc ba mẹ người học trò ấy hỏi cô giáo, các bạn trong lớp đã cười ồ lên. Ngay lập tức, cô đã nói trước cả lớp: "Bận Hương là lớp trưởng của cô, lớp mình có hai lớp trưởng",...

Những câu chuyên như trên thật đáng quý - học trò sẽ học được tình yêu thương con người, cách cư xử tốt với mọi người xung quanh để lớn lên thành những con người tốt đẹp.

Trách nhiệm của mỗi người thầy

Giáo viên là những người chịu trách nhiệm trước tương lai của mỗi học trò. Nói như vậy, có thể có người cho là "đao to búa lớn"; nhưng có lẽ cũng nên nói như vậy để đội ngũ giảng dạy nhận thấy trách nhiệm, vai trò người thầy mà xã hội giao phó cho mình! Giáo dục đạo đức nhân cách không chỉ là những bài học về trung thực, vị tha, lý tưởng,... mà học sinh sẽ thông qua những hành động, cử chỉ, việc làm, lời nói của thầy cô giáo mà bắt chước theo. Nhiều học trò còn coi những hành động, lời nói việc làm,... của giáo viên là những chuẩn mực để học hỏi.

Trong trường học - môi trường sư phạm - người thầy không chỉ là người mang đến cho học trò kiến thức bằng bổn phận trách nhiệm nghề nghiệp. Người thầy phải đến với học trò bằng cả cái “tâm", bằng tấm lòng yêu thương không vụ lợi - kể cả đối với những học sinh cá biệt nhất. Thiên chức và thử thách của người thầy đều nằm ở đó.

Và ngày nào mà chúng ta còn thiếu trách nhiệm cũng như tấm lòng với nghề nghiệp mà mình lựa chọn, thờ ơ với nỗi đau của người khác, đánh mất chữ "tâm" chữ "tình" trong văn hóa ứng xử, thì ngày đó, những hiện tượng bạo hành học trò mà thầy cô là thủ phạm - hay đồng phạm - sẽ vẫn còn là nỗi đau, nỗi nhức nhối không của riêng ai.

Trí tuệ, tâm huyết và lòng yêu nghề có lẽ là những yếu tố chủ chốt tạo nên một người thầy, người cô thành đạt trong sự nghiệp của mình. Và sự thành đạt đó không chỉ đo bằng số lượng trò giỏi mà họ đào tạo được, mà còn được đo bằng tình cảm, vị trí

của người thầy trong trái tim mỗi học trò trong cuộc sống sau này. Ở đâu đó, nhân cách, lời nói, cử chỉ, hành động, ứng xử,... của người thầy trong quá khứ ẩn hiện trong lối sống của mỗi học trò hôm nay. Bài học quý nhất mà mỗi người thầy có thể truyền dạy cho các thế hệ học trò của mình chính là cách ứng xử có văn hóa của chính người thầy ở mọi nơi, mọi lúc.

CẨM NANG PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM

Mắt là loại kinh lúp đặc biệt, nó giúp ta nhìn người khác qua sự phản chiếu của cảm xúc, kinh nghiệm, định kiến...của chính mình! Nó có thể phóng to lỗi của người khác nhung lại thu nhỏ những điểm tốt của họ.

Bết đưa ra những nhận xét bổ ích là một trong những yêu cầu cơ bản đối với người làm công tác huấn luyện, người tư vấn cho các đồng nghiệp.

Thông điệp chung:

- Phải nối trực diện với người mà mình muốn góp ý, nhận xét. Khi nói, cần nhìn chân thành vào mắt người mình đang trao đổi.

- Hãy rộng rãi với lời khen và hạn chế lời chê. Bạn nên áp dụng nguyên tắc Bánh mì kẹp thịt: 2 lời khen đi cùng lời góp ý.

- "Gợi ý làm thế nào để tốt hơn": Cần góp ý kiến làm sao để người được nhận xét hiểu rõ cách làm theo hướng dẫn và họ có khả năng thực hiện được.

- Giúp người được nhận xét có cảm giác: mình đã làm tốt, nhưng mình còn có thể làm tốt hơn nữa. Như thế họ sẽ có thêm tự tin để thay đổi.

Lưu ý khi nhận xét, góp ý.

1. Cần nhận xét thật cụ thể; nhận xét rõ những ưu điểm, khuyết điểm, điều gì là tốt, điều gì chưa tốt. Chẳng hạn, nếu ta nhận xét chung chung rằng: Chị Hiền giảng tốt, thì gần như chẳng có tác dụng gì. Chúng ta cần nói ngắn gọn nhưng phải thật cụ thể. Ví dụ: chị có khả năng bao quát lớp tốt.

2. Nếu ta chỉ chăm chăm nói đến nhược điểm, người nghe sẽ chán nản, thậm chí là bỏ nghề. Khi ấy, chúng ta chỉ nên nói một số nhược điểm quan trọng nhất. Ta cũng cần động viên, khuyến khích rằng trong thời gian tới họ sẽ khắc phục được.

Trong các khóa đào tạo về phương pháp sư phạm, chúng tồi thường tổ chức cho giảng viên giảng thực hành để đưa ra nhận xét.

Ví dụ: Bài giảng thực hành về phương pháp Sàng lọc của một đồng nghiệp được nhận xét như sau:

NÊN PHÁT HUY CẦN THAY ĐỔI

- Giọng nói tốt

Một phần của tài liệu CẨM NANG PHƯƠNG PHÁP sư PHẠM NHỮNG PHƯƠNG PHÁP và kỹ NĂNG sư PHẠM HIỆN đại, HIỆU QUẢ từ các CHUYÊN GIA đức và VIỆT NAM (Trang 85 - 90)