3. Dành thời gian cho người học suy nghĩ; 4. Sàng lọc nội dung trên các phiếu;
5. Giải thích, bình luận nội dung trên các phiếu; 6. Giáo viên tổng kết.
Cách thức tiến hành: 1. Nêu chủ đề:
Như tất cả các phương pháp khác, người dạy cần thiết phải nêu chủ đề.
Chủ đề sàng lọc phải được thể hiện lên bảng để người học quan sát và suy nghĩ về vấn đề nêu ra. Ví dụ: Cách trình bày bảng viết hiệu quả.
Chủ đề sàng lọc phải rõ ràng, phù hợp với nội dung bài giảng và vừa sức với người học.
Nêu tiêu chí sàng lọc: Đúng - Sai, Nên - Không nên, Thuận lợi - Khó khăn, Ưu điểm - Nhược điểm, v.v.
2. Nêu phiếu sàng lọc
Giáo viên chuẩn bị trước nội dung cần sàng lọc và viết lên các phiếu (giấy khổ A4). Các phiếu chứa đựng cả hai loại nội dung đối lập nhau để người học sàng lọc.
Giáo viên lần lượt vừa đọc to, vừa ghim từng phiếu lên bảng. (Ghim lẫn lộn, đan xen nhau hai loại nội dung). Chủ đề và tiêu chí sàng lọc thường nằm ở một nửa bảng, các phiếu chưa được sàng lọc sẽ ghim nửa bảng còn lại để khi sàng lọc xong người học
PHƯƠNG PHÁP “SÀNG LỌC”
có thể ghim vào vị trí đúng.
Ví dụ về cách trình bày bảng: - Viết xong xóa ngay
- Sử dụng phấn màu cho hình vẽ - Viết tắt càng nhiều càng tốt - Chia bảng
- Chữ viết phải thật nắn nót, cầu kỳ - Bố cục ngắn gọn và lưu trên bảng v.v. Nên ……… ……… ……… ……… ……… Không nên ……… ……… ……… ……… ………
3.Dành thời gian cho người học suy nghĩ:
Bước này để nhắc nhở các giáo viên, bất luận vấn đề nêu ra là gì, đều phải dành một khoảng thời gian nhất định cho người học suy nghĩ trước khi đưa ra quan điểm của mình.
Với phương pháp này, người học phải quan sát các nội dung trên phiếu, suy nghĩ và đưa ra quyết định cuối cùng xem nên lựa chọn thế nào cho đúng với các tiêu chí và chủ đề nêu ra.