Những gợi ý nhằm giúp người học nhận ra những điêu họ cần trong quá trình học tập:

Một phần của tài liệu CẨM NANG PHƯƠNG PHÁP sư PHẠM NHỮNG PHƯƠNG PHÁP và kỹ NĂNG sư PHẠM HIỆN đại, HIỆU QUẢ từ các CHUYÊN GIA đức và VIỆT NAM (Trang 94 - 95)

5. Làm sao đề hạn chế việc giáo viên độc thoại quá 20 phút?

Người giáo viên phải biết lập kế hoạch bài giảng. Trong kế hoạch đó, giáo viên phải chi tiết hóa về nội dung, phương pháp, phương tiện cho bài giảng của mình, đặc biệt lưu ý việc phân bổ thời gian hợp lý cho từng nội dung. Nội dung nào sử dụng phương pháp thuyết trình thì chỉ nên dành 20 phút. Sau đó, giáo viên nên thay đổi bầu không khí lớp học, gây hứng thú mới cho người học, làm cho giờ giảng sinh động bằng một phương pháp khác ở nội dung tiếp theo. Cứ như vậy, giáo viên sẽ dẫn dắt người học tiếp thu tri thức một cách thoải mái và dễ chịu. Việc độc thoại quá lâu sẽ khiến người học cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi, thiếu tập trung, còn người giảng sẽ mất rất nhiều sức. Hãy lập kế hoạch thật tốt, điều đó sẽ giúp các bạn hạn chế được việc độc thoại quá lâu.

6. Những gợi ý nhằm giúp người học nhận ra những điêu họ cần trong quá trìnhhọc tập: học tập:

• Khi mở đầu khóa học, có thể cho người học làm quen với nhau bằng cách chia nhóm có cùng sở thích, ví dụ: thích màu xanh, đỏ, da cam hoặc các loài hoa... Giáo viên cần dành thời gian để người học thảo luận trong nhóm về các câu hỏi cho mỗi thành viên như: - Họ tên? - Quê quán? - Gia đình? - Sở thích? - Nghề nghiệp?

- Nơi công tác?

- Công việc đang làm? Phù hợp hay không? Vì sao? - Chức vụ đang đảm nhận?

-Mong muốn gì từ khóa học?

- Quan tâm đến nội dung nào nhất? Vì sao?

Và câu hỏi cho cả nhóm, có thể là: mong đợi chung của cả nhóm khi kết thúc khóa học là gì?

Sau đó các nhóm có thể ghi tóm tắt lên giấy khổ lớn, cử đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.

Thông qua đó, người dạy sẽ hiểu họ cần gì? (Qua việc họ tự nói)

• Hoặc cho mỗi người học làm việc độc lập. Người học có thể viết vào giấy, sau đó nộp lại cho giáo viên, vẫn là các câu hỏi dành cho cá nhân như trên và có thể bổ sung:

- Nêu cảm nghĩ của mình khi được tham gia khóa học? - Việc tham gia khóa học là quy định bắt buộc? Vì sao? - Có nhu cầu học vì đòi hỏi của công việc? Cụ thể? v.v. • Kết thúc khóa học, có thể có các câu hỏi:

- Nội dung, chương trình đã phù hợp chưa? Phù hợp như thế nào? Nội dung nào chưa phù hợp? Vì sao?

- Phương pháp có phù hợp không? - Tài liệu học tập có đáp ứng đủ không? - Giáo viên có làm hết trách nhiệm chưa? - Thời gian đầy đủ hay eo hẹp? v.v.

Một phần của tài liệu CẨM NANG PHƯƠNG PHÁP sư PHẠM NHỮNG PHƯƠNG PHÁP và kỹ NĂNG sư PHẠM HIỆN đại, HIỆU QUẢ từ các CHUYÊN GIA đức và VIỆT NAM (Trang 94 - 95)