Trò chơi “Ghế thủ trưởng":

Một phần của tài liệu CẨM NANG PHƯƠNG PHÁP sư PHẠM NHỮNG PHƯƠNG PHÁP và kỹ NĂNG sư PHẠM HIỆN đại, HIỆU QUẢ từ các CHUYÊN GIA đức và VIỆT NAM (Trang 79)

Sắp xếp 5 cái ghế thành một vòng tròn, mặt ghế hướng ra ngoài. Quản trò chọn ra 6 người tham gia trò chơi, bố trí họ đứng vòng quanh 5 cái ghế. Số ghế và số người chơi có thể thay đổi tùy địa điểm chơi, nhưng cần đảm bảo rằng số ngưòi chơi luôn nhiều hơn số ghế là 1. Người quản trò công bố luật chơi: cả lớp cùng đứng vòng ngoài, vừa hát vừa vỗ tay. Trong khi đó, 6 người tham gia chơi cũng vừa hát, vỗ tay và đi vòng quanh 5 cái ghế. Khi người quản trò hô dừng, cả lớp ngừng hát, 6 người chơi nhanh chóng chọn cho mình một cái ghế và ngồi xuống. Mỗi ghế chỉ được ngồi 1 người. Người không có ghế sẽ bị loại. Số người giảm đi 1 thì cũng bỏ ra ngoài 1 cái ghế. Trò chơi lại tiếp tục cho đến khi người cuối cùng ngồi được vào ghế. Người này sẽ là người thắng cuộc và được thưởng. Có thể thưởng bằng cách cho người chiến thắng chọn hình phạt đối với 5 người đã bị loại.

19. Trò chơi "Xa và gần";

Mỗi người học tự chọn ra hai người trong lớp, gọi là "người số 1" và "người số 2". Tuy nhiên, quy định là không để cho người khác biết về sự chọn lựa của mình từ đầu cho đến khi kết thúc trò chơi. Người quản trò yêu cầu người chơi hãy tiến đến càng gần "người số 1" càng tốt và tiến ra càng xa "người số 2" càng tốt. Người quản trò lặp lại hai yêu cầu trên vài lần để có thể thấy được hiệu ứng. Việc mọi người liên tục lại gần hoặc tánh xa người mà mình chọn sẽ tạo nên hiệu ứng đám đông lúc tụ lại, lúc tản ra rất thú vị. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra là không gian cho trò chơi cần phải rộng và thoáng.

20.Trò chơi “Xếp va ly":

Người học đứng thành vòng tròn. Một người được chỉ định nói một nội dung bài giảng ngày hôm trước. Sau đó chỉ định bất kỳ người nào nói tiếp: nhắc lại nội dung vừa được nghe và nói thêm một nội dung khác. Người thứ 3 tiếp tục nhắc lại hai nội dung vừa được nghe và thêm một nội dung khác. Người thứ 4 nhắc lại ba nội dung vừa nghe và thêm một nội dung mới. Cứ như thế cho đến khi nào mọi nội dung bài giảng hôm trước được nhắc lại. Càng về sau, người nói càng phải nhớ nhiều hơn, nói dài hơn.

Trò chơi Xếp va ly là một cách ôn bài với không khí vui vẻ, kích thích sự tập trung của mọi người.

CẨM NANG PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM

Các bạn hãy đọc tình huống sư phạm sau đây: Thầy H. trong giờ giáng

Hôm nay thầy H. sẽ giảng bài "Soạn thảo văn bản" với một lớp học đông, khoảng 100 người học. Khi thầy H. bước vào lớp, một số sinh viên đá có mặt. Thầy bật máy tính và máy chiếu lên, và còn xuống tận cuối lớp để kiểm tra xem những người ngồi ở hàng cuối có đọc được rõ không.

Trong khi chờ đến giờ học chính thức, thầy H. mở tài liệu của mình ra đọc. Trong lớp ai cũng đã biết thầy rồi, vì đây đã là buổi học thứ 10 về môn này.

Thầy bắt đầu bài giảng rất đúng giờ bằng việc giới thiệu về tên của bài học. Sau đó, thầy tiến hành chiếu slide. Dòng chữ lớn hiện ra: Định nghĩa văn bản. Trên màn hình hiện ra dàn bài của phần trình bày. Tới mỗi ý nhỏ, thầy dành thời gian giới thiệu qua, giải thích và nêu một vài ví dụ. Thầy thường nhìn rất lâu lên màn hình máy chiếu, và bằng cách như vậy, thầy nắm được khái quát vấn đề đang trình bày. Lúc này, đại đa số người học đang chăm chú lắng nghe và ghi chép. Sau 15 phút, lớp học bắt đâu mất trật tự. Phía dưới cùng, một số người bắt đầu nói chuyện riêng. Còn phía trên thì cũng bớt chăm chú lắng nghe, họ lật qua lật lại vở của mình hoặc viết linh tinh gì đó. Thậm chí có hai người còn lấy báo ra đọc, Thầy H. vẫn tiếp tục bài giảng và dường như không bận tâm đến tình hình của lớp.

Sau 20 phút giảng giải, thầy H. thay đổi phương pháp, từ thuyết trình sang hỏi - đáp. Chủ đề phần này là sự cần thiết của việc các văn bản phải được soạn thảo theo đúng quy định. Thầy H. đặt câu hỏi cho lớp: "Vì sao các văn bản lại phải tuân thủ đúng quy định?". Thầy ngừng giảng trong khoảng 30 giây để dành thời gian cho việc xóa bảng. Bảng đã xóa xong, nhưng không có ai đưa ra câu trả lời. Thế là thầy H. tự đưa ra câu trả lời và ghi lên bảng. Thầy để cả lớp chép nội dung từ bảng. Sau đó, thầy đặt câu hỏi với cả lớp một lần nữa: "Hậu quả của việc soạn thảo văn bản không đúng quy định là gì?". Phải chờ một lúc lâu mới có người giơ tay trả lời.

Các bạn hãy trả lời những câu hỏi sau: - Thây H. đã thực hiện đúng những điều gì?

- Vào đầu tiết học, thầy H. nên làm gì để thu hút sự chú ý của người học?

TÁC PHONG CỦA GIẢNG VIÊN

- Các bạn có suy nghĩ như thế nào về cách xử lý của thầy H. khi nhận thấy lớp học không duy trì được sự tập trung? Nếu là bạn, bạn sẽ làm gì trong trường hợp nhận thấy người học nói chuyện riêng và đọc báo trong giờ giảng?

Các câu trả lời của bạn là như thế nào?

Qua tình huống trên, các bạn có thể thấy rất rõ là mọi cử chỉ, hành động, cách giao tiếp của thầy H. trên lớp đều có tác động đến người học. Lúc đầu, cả lớp hưởng ứng bài giảng của thầy một cách nhiệt tình, nghiêm túc. Nhưng sau đó, người học bắt đầu chán nản, không muốn theo dõi bài giảng nữa và quay ra làm việc riêng. Vì sao lại có hiện tượng này? Ở đây, nguyên nhân chính là do tác phong của người thầy.

Tác phong là một yếu tố quan trọng giúp tạo nên phong cách của người giáo viên. Tác phong của giáo viên có ảnh hưởng trước tiên đến thái độ ứng xử của người học trong học tập, trong đó bao gồm ứng xử giữa người học với người học, cũng như giữa người học với chính giáo viên. Tác phong của giáo viên cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến bầu không khí của lớp học. Khi người giáo viên có tác phong đúng mực, cởi mở, thân thiện sẽ tạo ra một bầu không khí thoải mái, dễ chịu trong lớp học. Điều này giúp cho việc học tập trở nên hứng thú, nhẹ nhàng hơn, từ đó nâng cao khả năng thành công của bài giảng. Vì vậy, để có một tác phong đúng mực, đáp ứng những mong đợi của người học, người giáo viên cần biết những điều NÊN và KHÔNG NÊN sau đây:

Một phần của tài liệu CẨM NANG PHƯƠNG PHÁP sư PHẠM NHỮNG PHƯƠNG PHÁP và kỹ NĂNG sư PHẠM HIỆN đại, HIỆU QUẢ từ các CHUYÊN GIA đức và VIỆT NAM (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)