Công việc của Thạc sĩ Huấn luyện:

Một phần của tài liệu CẨM NANG PHƯƠNG PHÁP sư PHẠM NHỮNG PHƯƠNG PHÁP và kỹ NĂNG sư PHẠM HIỆN đại, HIỆU QUẢ từ các CHUYÊN GIA đức và VIỆT NAM (Trang 100)

- Thạc sĩ Huấn luyện là những người giảng dạy về các phương pháp giảng dạy tích cực.

- Công việc của các Thạc sĩ Huấn luyện:

Đánh giá thực trạng về năng lực và trình độ phương pháp giảng dạy của các học viên tham gia khóa đào tạo như thế nào? Những mong đợi của họ và cơ quan chủ quản đối với khóa đào tạo? Họ sẽ làm gì sau khi kết thúc khóa đào tạo? Những bước tiếp theo là gì?

Xác định mục tiêu cần đạt được, lựa chọn nội dung, chuẩn bị trang thiết bị, phương tiện giảng dạy cho khóa huấn luyện.

Các Thạc sĩ Huấn luyện tự thực hiện những đợt huấn luyện. Hướng dẫn và huấn luyện các học viên thông qua các ví dụ về một chuyên môn cụ thể của chính các Thạc sĩ Huấn luyện. Họ có thể bắt đầu bằng một giờ giảng mẫu tại một trường học tự chọn.

Các Thạc sĩ Huấn luyện luôn là người giúp đỡ, trao đổi và trả lời các câu hỏi của học viên. Họ là người đánh giá khóa đào tạo, kiểm tra chất lượng và tính ứng dụng trong thực tiễn của khóa học.

Các Thạc sĩ Huấn luyện còn là những giảng viên tích cực áp dụng các phương pháp hiện đại trong giảng dạy chuyên môn tại nơi họ đang công tác.

Các Thạc sĩ Huấn luyện đã tốt nghiệp hiện nay đang làm gì?

Sau khi hoàn thành khóa huấn luyện, các Thạc sĩ Huấn luyện đều trở về đơn vị công tác của mình với những công việc như trước khi trở thành Thạc sĩ Huấn luyện.

Với những Thạc sĩ Huấn luyện là giảng viên có tâm huyết với nghề thì họ có nhiều thay đổi. Thay đổi đầu tiên là họ đem những điều đã học được áp dụng ngay vào trong giảng dạy chuyên môn. Thay đổi thứ hai mà họ có thể làm được là chia sẻ những kinh nghiệm cho đồng nghiệp. Thay đổi thứ ba là trở thành người huấn luyện cho các lớp bồi dưỡng ngắn ngày. Đó là điều lý tưởng đối với các Thạc sĩ Huấn luyện bởi họ được làm việc trong môi trường mà tất cả mọi người đều mong muốn tiếp cận và ủng hộ cái mới, cái tiến bộ.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể làm được tất cả những điều đó. Các Thạc sĩ Huấn luyện ngoài nhiệt huyết, họ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như: hoàn cảnh sống, cơ sở vật chất kỹ thuật, sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường,... Trong đó, sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy là quan trọng nhất. Đối với những giảng viên không phải lãnh đạo nhà trường thì việc vận động để mở những lớp huấn luyện về phương pháp giảng dạy không phải là việc dễ dàng.

Nhưng đối với các Thạc sĩ Huấn luyện là lãnh đạo nhà trường thì lại khác. Họ hiểu rất rõ cần phải làm gì để nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên tại trường mình. Vừa là người ra quyết định, vừa là chủ tài khoản, họ có thể chủ động mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm với vai trò là nhà tổ chức, quản lý và là người trực tiếp huấn luyện.

Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc tới các Thạc sĩ Huấn luyện không phải giảng viên. Họ là những nhà quản lý doanh nghiệp, những nhà lãnh đạo chính quyền. Khi được hỏi, khóa học đã giúp gì cho họ trong công việc, tất cả đều có cảm nhận chung là khóa học không chỉ bổ ích cho các giảng viên, mà còn rất thiết thực đối với họ vì họ học được kỹ năng giao tiếp trong công sở, kỹ năng xử lý tình huống trong thực tiễn, kỹ năng điều hành cuộc họp, điều hành hội thảo, cách thiết kế, tổ chức một khóa đào tạo, v.v. Những kiến thức đó đã giúp họ rất nhiều trong thực tế công việc, làm cho việc vận hành tổ chức của họ trôi chảy hơn, việc giải quyết các xung đột trở nên mềm mại, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.

Nhóm Thạc sĩ Huấn luyện của APA:

Sau khi kết thúc khóa học MT, nhóm Thạc sĩ Huấn luyện của APA được lãnh đạo Học viện ra quyết định thành lập và giao nhiệm vụ:

- Huấn luyện về phương pháp giảng dạy hiện đại cho các lớp bồi dưỡng giảng viên của Học viện hành chính, các trường chính trị tỉnh, thành phố, các cơ sở đào tạo cán bộ, công chức trong cả nước.

- Cùng với các chuyên gia của Cộng hòa Liên bang Đức đào tạo các Thạc sĩ Huấn luyện phương pháp sư phạm.

Các Thạc sĩ Huấn luyện của APA đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nói trên. Bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy cho hàng trăm lớp giảng viên trong cả nước. Các khóa đào tạo Thạc sĩ Huấn luyện MT2, MT3, MT4 được các chuyên gia Đức đánh giá cao.

Tiêu chí chọn Thạc sĩ Huấn luyện:

Tiêu chí chọn như sau: 1. Có khả năng giảng dạy

2. Nhiệt tình, say mê truyền đạt phương pháp giảng dạy tích cực. 3. Có tinh thần luôn đổi mới.

4. Có kiến thức chuyên môn và có sức khỏe tốt

Vai trò của Thạc sĩ Huấn luyện:

a. Khi giảng dạy chuyên môn của mình:

- Thạc sĩ Huấn luyện phải giỏi áp dụng những phương pháp truyên thống và hiện đại.

- Họ phải biết sử dụng có hiệu quả những phương tiện hiện có.

- Họ phải khuyến khích được học viên tham gia tích cục trong giờ giảng của mình. - Họ không chỉ là người truyền đạt những kiến thức chuyên môn mà còn truyền đạt khả năng làm việc có phân tích và có định hướng giải quyết vấn đề trong công việc.

b. Khi làm việc như là một Thạc sĩ Huấn luyện:

- Nắm được đầy đủ kiến thức về phương pháp giảng dạy. - Họ có thể trình bày những giờ giảng mẫu.

- Họ có khả năng soạn thảo và tự thực hiện những chương trình tập huấn cho giảng viên.

- Xuất phát từ trình độ phát triển của giảng viên tại các trường, họ có thể phân tích các quan sát trong giờ giảng và các cuộc trao đổi với giảng viên để cùng với giảng viên lập kế hoạch cho bước phát triển tiếp theo của giảng viên đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Họ được chấp nhận.

tìm cách làm cho các giảng viên khác cũng có cách nhìn như vậy.

Một phần của tài liệu CẨM NANG PHƯƠNG PHÁP sư PHẠM NHỮNG PHƯƠNG PHÁP và kỹ NĂNG sư PHẠM HIỆN đại, HIỆU QUẢ từ các CHUYÊN GIA đức và VIỆT NAM (Trang 100)