Trao đổi với người học về vở diễn:

Một phần của tài liệu CẨM NANG PHƯƠNG PHÁP sư PHẠM NHỮNG PHƯƠNG PHÁP và kỹ NĂNG sư PHẠM HIỆN đại, HIỆU QUẢ từ các CHUYÊN GIA đức và VIỆT NAM (Trang 52 - 54)

Sau màn diễn, giáo viên trao đổi, hỏi đáp cùng cả lớp về những nhận xét, suy nghĩ của họ quanh nội dung và những vấn đề thể hiện trong vở diễn. Tuy nhiên, không nên để người học nhận xét về vai diễn.

5. Giáo viên tổng kết

- Kết nối ý kiến người học với mục đích của kịch bản; - Bổ sung thêm ý kiến bình luận nếu thiếu;

- Định hướng vào nội dung bài giảng;

- Sửa lỗi (nếu có) khi đóng vai để thực hành.

Một số gợi ý:

- Thời gian cho một vớ diễn nên kéo dài từ 5 - 7 phút. - Kịch bản cần có kịch tính để tạo hấp dẫn.

- Chọn diễn viên phù hợp với nhân vật là rất quan trọng, việc biết diễn xuất sẽ tạo sự hấp dẫn cho vở diễn.

- Không phải vai nào cũng được người học lựa chọn để diễn. Điều này sẽ khó khăn trong việc phân vai, vì vậy, nếu không có ai xung phong nhận vai thì giáo viên có thể cho rút thăm. Tuy nhiên, cũng không nên ép người học phải nhận vai.

- Diễn viên cần có đủ thời gian để chuẩn bị nhập vai. - Khi diễn, diễn viên tránh quay lưng về phía lớp.

- Giáo viên bố trí lớp học sao cho cả lớp cùng quan sát được vở kịch.

- Khi tuyên bố chấm dứt cảnh diễn, giáo viên phải dứt khoát. Điều này là rất cần thiết. Thực tế đã xảy ra tình huống khó xử khi một người học được phân vai quấy rối. Vì giáo viên không yêu cầu chấm dứt vở diễn nên người đó tiếp tục đóng vai quấy rối khiến lớp học xảy ra tình trạng lộn xộn.

Ví dụ:

Một công chức nhà nước tiếp một người dân có thắc mắc về thủ tục nộp thuế nhà đất.

Trong tình huống này có 2 vai diễn: công chức và người dân.

Mục tiêu là sao cho người dân ra khỏi văn phòng Tiếp dân với thái độ vui vẻ. Hoặc để tăng tính hấp dẫn, người dạy có thể đổi mục tiêu cuối vở diễn là người dân đi ra trong tâm trạng bức xúc.

Các vai được phân công và người học chuẩn bị vai diễn trong ít phút mà không phụ thuộc vào nhau.

Cảnh diễn được thực hiện tối đa trong 10 phút.

Ở phần trao đổi, người dạy và người học sẽ nói về thái độ, hành vi của người công chức khi tiếp dân. Người công chức đã trả lời thắc mắc của dân như thế nào? Có thể có cách ứng xử khác không?

CẨM NANG PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM

Phương pháp Công đoạn được áp dụng trong các trường hợp giáo viên phải truyền đạt một khối lượng nội dung lớn. Đây là tình huống thường gặp trong giáo dục ở Việt Nam. Các giáo viên thường phàn nàn rằng họ phải đảm bảo một chương trình giảng dạy với khối lượng nội dung lớn đã được ấn định trước, trong khi thời gian lại eo hẹp. Dù vậy, người dạy vẫn không nên thực hiện toàn bộ giờ giảng chỉ bằng phương pháp thuyết trình, bởi điều này sẽ gây nhàm chán và người học khó có thể tiếp thu hết được kiến thức. Phương pháp Công đoạn là sự lựa chọn tốt để tránh việc thuyết trình quá dài!

Các bước thực hiện:

Một phần của tài liệu CẨM NANG PHƯƠNG PHÁP sư PHẠM NHỮNG PHƯƠNG PHÁP và kỹ NĂNG sư PHẠM HIỆN đại, HIỆU QUẢ từ các CHUYÊN GIA đức và VIỆT NAM (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)