Giáo viên chốt lại nội dung toàn bộ các bài khóa ngắn để hệ thống bài giảng.
Những lưu ý:
- Hướng dẫn kỹ cách làm.
- Hiệu lệnh phải dứt khoát, to, rõ ràng.
- Phương pháp này có thể áp dụng cho mọi loại hình lớp, ít hay đông người học đều sử dụng được.
- Phương pháp này áp dụng tốt khi cần truyền đạt kiến thức mới, dài, nội dung ít liên quan đến nhau.
- Có thể thay bài khóa ở mỗi chặng bằng việc xem video hay xem tranh.
Ví dụ:
Giả sử giáo viên phải dạy bài "Kỹ năng thuyết trình" với tài liệu hướng dẫn dài. Giáo viên có thể dạy phần lý thuyết bằng cách áp dụng phương pháp Công đoạn - chia tài liệu thành 4 nội dung cho 4 chặng - như sau:
- Ngôn ngữ có lời - Ngôn ngữ không lời - Khắc phục sự hồi hộp
- Sử dụng phương tiện
CẨM NANG PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM
Để tiếp thu kiến thức trên lớp một cách có hiệu quả, người không chỉ đọc, nghe, quan sát mà còn phải tự mình tham gia vào bài giảng. Trong đó, việc nhìn, xem các nội dung bài giảng cụ thể hóa thông qua các giáo cụ trực quan (tức là học bằng mắt) là một trong những phương pháp học tập hấp dẫn, có khả thu hút, lôi cuốn người học, giúp ghi nhớ kiến thức một cách hữu hiệu.
Giúp nguờl học ghil nhớ kiến thức. Nếu chỉ dừng lại ở việc đọc thì mức độ nhớ đạt 10%, chỉ nghe 120%, nhưng nếu cộng thêm nhìn thì mức độ nhớ có thể đạt tới 60%. Người dạy bao giờ cũng mong muốn người học nhớ lâu, sâu bài giảng của mình. Do đó, việc chuẩn bị bài giảng tốt; đồng nghĩa với việc các nội dung cốt lõi được trực quan hóa.
1.Thế nào là Trực quan hóa?
Trực quan hóa là việc sử dụng tranh, ảnh, hình vẽ, sơ đồ, bảng biểu..., để truyền tải hoặc minh họa cho một chủ đề hay một nội dung của bài giảng.