Trao đổi với người học về những ý quan trọng nhất

Một phần của tài liệu CẨM NANG PHƯƠNG PHÁP sư PHẠM NHỮNG PHƯƠNG PHÁP và kỹ NĂNG sư PHẠM HIỆN đại, HIỆU QUẢ từ các CHUYÊN GIA đức và VIỆT NAM (Trang 32)

Sau khi hoàn thành phần nêu ý kiến, người dạy có thể hỏi cả lớp xem đâu là những ý kiến quan trọng nhất, gạch chân những ý kiến đó và trao đổi cùng họ.

Người dạy cũng có thể áp dụng cách khác, đó là gom các ý kiến có liên quan với nhau và trao đổi với cả lớp về các nhóm vấn đề.

Đánh giá, chốt lại nội dung vừa trao đổi. Định hướng vào bài giảng.

Đây là phương pháp lý tưởng để áp dụng với lớp đông người. Bằng cách này, giáo viên có thể yêu cầu nhiều người phát biểu và thu hút được cả những người ngồi ở cuối lớp cùng tham gia.

Phương pháp Nêu Ý kiến ghi lên bảng có thể được kết hợp với các phương pháp khác, như: Sàng lọc, Hỏi-Đáp, Làm việc nhóm.

Có thể dùng phương pháp này để mở đầu bài giảng, giảng một nội dung hoặc kết thúc bài giảng.

Một số lưu ý khi áp dụng:

- Giáo viên phải chuẩn bị kỹ câu hỏi. - Câu hỏi phải dễ hiểu, mang tính mở.

- Sự vui tươi của giáo viên sẽ tạo nên bầu không khí thoải mái, thân thiện. - Cần khéo léo tạo một cao trào thứ hai khi nhận thấy các ý kiến bắt đầu ít đi. - Mở rộng tầm quán xuyến để khuyến khích cả lớp tham gia.

- Giáo viên có thể bổ sung ý kiến nếu người học phát biểu còn thiếu.

- Nếu ý kiến nhiều đến mức kín bảng thì giáo viên phải chuẩn bị giấy khổ lớn để người ghi bảng viết tiếp.

- Sau mỗi câu trả lời của người học, giáo viên nên cảm ơn khích lệ. Nếu người học đưa ra nhiều câu trả lời, thì cứ sau một câu, giáo viên nên gật đầu để thể hiện sự khích lệ.

- Không áp dụng nhiều lần đối với phương pháp này trong một buổi học. - Thời gian thực hiện phương pháp này không kéo dài quá 15 phút.

Phân biệt các phương pháp có hỏi và trả lời

Bốn phương pháp: Tia chớp, Hỏi-Đáp, Hỏi chuyên gia, Nêu ý kiến ghi lên bảng đều có Hỏi và Đáp. Vậy sự khác nhau giữa các phương pháp này là gì, và làm thế nào để áp dụng hiệu quả?

- Trong phương pháp Nêu ý kiến ghi lên bảng và Tia chớp, người dạy đặt từng câu hỏi để người học trả lời.

- Trong phương pháp Hỏi-Đáp, người dạy đặt câu hỏi, người học trả lời. Nhưng người học cũng có thể hỏi lại người dạy và hỏi lẫn nhau.

chỉ người dạy/chuyên gia trả lời.

Tuy nhiên, điểm khác nhau căn bản giữa các phương pháp này không chỉ ở hình thức mà là mục đích sử dụng của chúng. Mục đích khác nhau nên cách tiến hành cũng khác nhau.

CẨM NANG PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM

Cuối các đợt tập huấn về phương pháp giảng dạy cho các giảng viên, chúng tôi thường phỏng vấn họ là, trong giờ giảng chuyên môn của mình, các anh/chị thích áp dụng và thường áp dụng phương pháp nào nhất? Kết quả cho thấy phương pháp Làm việc nhóm được chọn nhiều nhất. Phương pháp Làm việc nhóm là cách hữu hiệu để khuyến khích sự sáng tạo và tích cực tham gia của mọi thành viên.

Các bước thực hiện:

Một phần của tài liệu CẨM NANG PHƯƠNG PHÁP sư PHẠM NHỮNG PHƯƠNG PHÁP và kỹ NĂNG sư PHẠM HIỆN đại, HIỆU QUẢ từ các CHUYÊN GIA đức và VIỆT NAM (Trang 32)