Hệ thống kênh phân phối của công ty và hiệu quả của nó

Một phần của tài liệu Biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần VLXD và xây lắp số 5 trong giai đoạn từ 2010- 2015.doc (Trang 56 - 58)

1. NM gạch Tam Điệp Sản xuấtNg.viên 43 000 43 224 100,52 43 000 41 878 97,39 42 000 37 142 88,

2.2.2.4 Hệ thống kênh phân phối của công ty và hiệu quả của nó

Một trong những hoạt động chủ yếu nhằm đẩy mạnh tiêu thụ và mở rộng thị trường là thiết lập và phát triển hệ thống kênh phân phối và phương thức phân phối sản phẩm. Có thể hiểu kênh phân phối là tổng thể các thành viên tham gia vào quá trình phân phối sản phẩm của doanh nghiệp- theo giáo trình quản trị kinh doanh Công ty hiện nay không ngừng đầu tư xây dựng hệ thống kênh phân phối tạo điều kiện cho hoạt động tiêu thụ của công ty có hiệu quả.

Hình 2.4: Sơ đồ hệ thống kênh phân phối của công ty

Kênh 1: Sản phẩm của công ty tới người tiêu dùng thông qua đại lý bán hàng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình và tỉnh Thanh hoá, Qua kênh phân phối này giúp công ty giảm được chi phí trung gian. Đây là kênh phân phối chính của doanh nghiệp hàng năm chiếm khoảng 60%-70% tổng sản lượng tiêu thụ hàng năm. Để nâng cao hiệu quả tiêu thụ và tiếp cận thị trường và phục vụ khách hàng tốt hơn thì công ty cần phải lựa chọn các đại lý sao cho có thể phân bổ đều trên

Đại lý Công ty CP VLXD và xây l p sắ ố 5 Ngêi tiªu dïng Ti p thế ị (1) (2)

thị trường. Thông qua các đại lý công ty có thể đưa sản phẩm của mình tới khách hàng ở nhiều nơi xa. Với ưu điểm là nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng, các đại lý này giúp công ty nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường, sản phẩm được thông suốt khắp thị trường. Tuy nhiên hiện nay công ty không có sự thống kê về các đại lý của mình, không có chiến lược để phát triển các đại lý một cách lâu dài. Do vậy việc tạo điều kiện hoạt động cho các đại lý và phân bố vị trí đặt các đại lý còn nhiều tồn tại.

Kênh 2: Công ty sử dụng đội ngũ tiếp thị để tiêu thụ sản phẩm của mình, Việc sử dụng đội ngũ tiếp thị giúp công ty có thể liên hệ trực tiếp với khách hàng, thu thập được một cách nhanh chóng những phản hồi từ khách hàng. Kênh phân phối này chiểm khoảng 30%- 40% sản lượng sản phẩm được bán ra. Đội ngũ tiêu thụ của công ty ngoài tiền lương hàng tháng còn nhận được tiền công tác phí và phần trăm theo doanh thu của công ty.

Các kênh phân phối của công ty chỉ bao gồm 2 kênh phân phối chính, ngoài ra công ty có bán lẻ trực tiếp cho người tiêu dùng nhưng chỉ là bán cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Mỗi cán bộ công nhân viên, công nhân trong công ty có thể được tạm ứng mua gạch phục vụ cho nhu cầu của cá nhân. Để hỗ trợ cho các kênh phân phối, công ty chưa dụng các hình thức hỗ trợ vận chuyển. Công ty chủ trương là bán hàng tại công ty nên chủ yếu là khách hàng tự phải lo việc vận chuyển của mình, điều này đã gây khó khăn cho việc đi lại và gây tốn kém chi phí cho khách hàng. Tuy nhiên công ty có hoạt động thuê ngoài cho các đại lý vận chuyển, với giá vận chuyển là 23 đồng/viên. Số tiền này công ty thu của khách hàng và chuyển cho công ty vận chuyển.

Tóm lại, việc sử dụng hai kênh phân phối trên là khá hợp lý. Kênh phân phối chính là thông qua các đại lý vẫn nắm có được ưu thế trong việc cung ứng sản phẩm ra thị trường. Tuy nhiên việc phân phối này vẫn còn tồn tại một số hạn chế.

- Số lượng kênh phân phối quá ít khó tận dụng được hết nguồn lực của thị trường và tăng số lượng tiêu thụ.

- Số tiền chi phí cho việc phân phối sản phẩm là lớn: tiền cho các đại lý, tiền cho nhân viên tiếp thị (Số tiền cho nhân viên tiếp thị trong năm 2008 của cả ba nhà máy lên tới 895 triệu đồng – Bản thanh toán hợp đồng- phòng kế hoạch, kỹ thuật vật tư)

- Kênh phản hồi lại còn chậm, việc nắm bắt nhu cầu, đánh giá xu hướng tiêu dùng và cầu thị trường còn khó khăn

- Do số lượng đại lý còn hạn chế và phân bố không đồng đều nên việc mở rộng thị trường và tận dụng thị trường còn khó khăn.

- Do việc dễ dàng trong quá trình nhận đại lý, chưa có sự phân tích về chiến lược nên chưa đưa được sản phẩm ra khu vực xa của các nhà máy

- Đội ngũ tiếp thị còn ít, trình độ chuyên môn còn hạn chế, chưa được đào tạo chuyên nghiệp nên hiệu quả tiêu thụ còn kém

Như vậy, có thể thấy rằng hệ thống kênh phân phối như hiện tại là quá mỏng để việc tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả, công ty cần tiếp tục phát huy những ưu điểm đã có của kênh phân phối hiện tại và khắc phục những nhược điểm còn tồn tại.

Một phần của tài liệu Biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần VLXD và xây lắp số 5 trong giai đoạn từ 2010- 2015.doc (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w