Những nguyên nhân chủ yếu của các nhược điểm và hạn chế trong công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty CP VLXD và xây lắp số

Một phần của tài liệu Biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần VLXD và xây lắp số 5 trong giai đoạn từ 2010- 2015.doc (Trang 64 - 67)

1. NM gạch Tam Điệp Sản xuấtNg.viên 43 000 43 224 100,52 43 000 41 878 97,39 42 000 37 142 88,

2.3.3Những nguyên nhân chủ yếu của các nhược điểm và hạn chế trong công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty CP VLXD và xây lắp số

Thực tế hoạt động của công ty còn tồn tại một số nhược điểm trên là do một số nguyên nhân sau:

- Công ty chưa đầu tư đổi mới công nghệ, do đó chất lượng của sản phẩm chỉ ở mức trung bình, chưa có khả năng sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao như sản phẩm mỏng từ đất sét nung, sản phẩm có ít mẫu mã. Với thiết kế sản phẩm từ những năm 80, mẫu mã ít thay đổi, khó có tính cạnh tranh trên thị trường.

- Do lĩnh vực nghiên cứu thị trường của công ty hiện nay chưa được đầu tư đúng mức, hoạt động này còn mang tính tự phát, chưa có đội ngũ nhân viên đảm nhận lĩnh vực này. Do đó công việc trong mảng này còn thực hiện chưa có tính chuyên môn hoá dẫn dến các thông tin về thị trường và đối thủ cạnh tranh còn chưa được cập nhật và có hệ thống. Các thông tin này khó có thể trở thành căn cứ để đề ra các kế hoạch sản xuất và tiêu thụ. Kế hoạch đề ra không bám sát thực tế, chưa phục vụ đúng nhu cầu, không được thị trường chấp nhận dẫn đến giảm hiệu quả của việc tiêu thụ

- Nguồn tài chính của công ty còn hạn chế và danh mục đầu tư chưa có sự sắp xếp nên còn bỏ sót nhiều cơ hội đầu tư và cơ hội phát triển nhiều loại sản phẩm.

- Việc bố trí nhân lực của công ty vào khâu tiêu thụ còn quá ít. Phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư có ít nhân lực, tuy nhiên lại tập trung chủ yếu vào bên kỹ thuật khiến cho hoạt động tiêu thụ còn kém hiệu quả. Cơ cấu tổ chức còn chồng

chéo, mang tính lạc hậu, chậm đổi mới gây khó khăn cho việc quản lý.Đội ngũ tiếp thị, nhân viên bán hàng do nhà máy quản lý trong khi việc theo dõi bán hàng và lập kế hoạch lại do phòng kế hoạch kỹ thuật vật tư đảm nhiệm, khiến cho thông tin chậm, thiếu chính xác.

- Cán bộ công nhân viên còn mang nặng tính ỷ lại, các công việc hầu hết do cán bộ quản trị và những nhân viên có nhìêu kinh nghiệm xử lý. Mặt khác công ty lại không thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, đào tạo cán bộ dẫn tới trình độ không được nâng cao. Đội ngũ bán hàng chưa được đào tạo nên có ít tính chuyên nghiệp, việc mở rộng thị trường và tăng sản lượng tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn. Bộ máy quản trị tuy đã có nhiều đổi mới về nhận thức tuy nhiên còn mang nặng tính bao cấp,chưa mạnh dạn đổi mới trong đầu tư, còn xem nhẹ việc tiêu thụ mà chỉ chú trọng tới sản xuất, cho rằng tiêu thụ đi sau sản xuất và phụ thuộc vào sản xuất dẫn tới nhiều hoạt động chưa được thực sự chú trọng.

- Chính sách giá cả của công ty còn chưa phù hợp trong giai đoạn mới dẫn tới việc không thu hút được khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty, chưa tạo ra được hiệu quả trong thời kỳ cạnh tranh gay gắt. Chính sách sản phẩm còn đơn điệu, chưa có sự đổi mới và chưa thực sự tạo ra được một sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Các chương trình xúc tiến bán hàng, chương trình quảng cáo cũng có sự đầu tư nhưng ở mức độ nhỏ, mang tính hời hợt, chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của các hoạt động này.

- Kênh phân phối của công ty hiện nay còn quá mỏng, chưa tiếp xúc được với nhiều khách hàng. Số lượng kênh phân phối ít. Điều này làm cho việc mở rộng thị trường của công ty gặp nhiều khó khăn. Sản phẩm của công ty khó cạnh tranh trên thị trường.

- Giá cả của đầu vào trên thị trường thường xuyên bị biến động khiến cho công ty gặp nhiều khó khăn trong việc định giá sản phẩm. Do công tác dự trữ vật liệu còn chưa được đầu tư tính toán cho phù hợp với sản xuất. Chưa có dự báo đối với giá nguyên vật liệu nên việc sử dụng chưa hiệu quả. Trong điều kiện

cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nếu chi phí tăng lên quá cao, giá thành thay đổi sẽ làm cho doanh thu và lợi nhuận biến đổi. Do đó việc kinh doanh của công ty chưa có tính chủ động, còn phụ thuộc nhiều vào thị trường dẫn tới khả năng cạnh tranh của công ty giảm theo, nhiều cơ hội kinh doanh cũng bị bỏ lỡ.

- Tình hình cạnh tranh trên thị trường nói chung và trong ngành xây dựng nói chung ngày càng gay gắt. Việt Nam càng hội nhập thì cạnh tranh càng gay gắt. Ngoài việc cạnh tranh đối với doanh nghiệp trong nước, công ty còn phải cạnh tranh đối với doanh nghiệp nước ngoài có nhiều tiềm lực kinh tế, kỹ thuật. Năng lực sản xuất và tiêu thụ của công ty còn yếu kém chưa có khả năng cạnh tranh nhiều trên thị trường. Do điều kiện cạnh tranh như vậy, công ty cần phải có nhiều biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, tăng hiệu quả sản xuất và tiêu thụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thời kỳ mới.

CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CP VLXD VÀ XÂY LẮP SỐ 5 TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2015

Một phần của tài liệu Biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần VLXD và xây lắp số 5 trong giai đoạn từ 2010- 2015.doc (Trang 64 - 67)