Nhóm giải pháp về sản phẩm

Một phần của tài liệu Biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần VLXD và xây lắp số 5 trong giai đoạn từ 2010- 2015.doc (Trang 69 - 73)

1. NM gạch Tam Điệp Sản xuấtNg.viên 43 000 43 224 100,52 43 000 41 878 97,39 42 000 37 142 88,

3.2.1 Nhóm giải pháp về sản phẩm

3.2.1.1Nâng cao chất lượng sản phẩm hiện tại thông qua việc đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại

Trong thời kỳ hội nhập, các doanh nghiệp thuộc các thành phần khác nhau tham gia vào nền kinh tế, người tiêu dùng có nhiều cơ hội để lựa chọn các sản phẩm hàng hoá, đời sống xã hội ngày càng nâng cao, người tiêu dùng không chỉ quan tâm tới nhiều mặt của sản phẩm như mấu mã, giá cả, chất lượng…Sản

phẩm sản xuất ra phải thoả mãn nhu cầu của khách hàng, phù hợp với khách hàng. Điều này buộc các công ty cần tạo cho mình một sự khác biệt và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường, do đó việc thay đổi không chỉ mẫu mã mà cả chất lượng sản phẩm là điều hết sức quan trọng.

Mặt khác, sản phẩm có vai trò quan trọng đối với sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp nhất là hoạt động tiêu thụ. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty có hiệu quả hay không, có tiêu thụ được hay không phụ thuộc vào sức cạnh tranh của sản phẩm đặc biệt là chất lượng sản phẩm. Sản phẩm chỉ có thể tiêu thụ được khi nó phù hợp với thị trường, đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Máy móc thiết bị của công ty đã hoạt động trong thời gian dài, trải qua nhiều chu kỳ sản xuất đã trở nên lạc hậu, các dây truyền công nghệ thường sản xuất với công suất vượt quá công suất thiết kế, do đó phần nào chất lượng sản phẩm chưa được đảm bảo, gây lãng phí tài nguyên, chi phí sản xuất.

Từ tình hình trên, có thể khuyến nghị Công ty như sau:

Thứ nhất, trước khi tiến hành đầu tư thay đổi máy móc thiết bị, cần xây dựng một kế hoạch đổi mới máy móc thiết bị cụ thể. Để có thể xây dựng được kế hoạch cụ thể ta cần phải tiến hành phân tích đánh giá công nghệ hiện tại của công ty trên tất cả các mặt, các giai đoạn, tiến hành so sánh với các công nghệ của địa phương… Từ những điểm mạnh điểm yếu của công nghệ cần đưa ra kế hoạch đổi mới. cho công nghệ của công ty, đổi mới một phần, hay đổi mới toàn bộ. Đối với nhà máy gạch Tam Điệp, công nghệ sản xuất từ năm 1986 với dây truyền sản xuất gạch của Liên xô cũ, luôn sản xuất vượt quá công suất thiết kế, đã khấu hao hết. Do vậy đối với nhà máy này, công ty nên có kế hoạch đổi mới công nghệ thông qua việc nâng cao công suất của nhà máy thông qua việc đầu tư thêm dây truyền sản xuất gạch nung tuynel dần dần thay thế dây truyền sản xuất gạch hiện nay của nhà máy. Việc thay thế dần dần công nghệ này giúp nhà máy vẫn hoạt động với công suất bình thường, không bị gián đoạn. Hai công nghệ lò

nung hoạt động song song sẽ giúp cho công ty thực hiện thêm mục tiêu nâng cao sản lượng sản xuất trong thời gian tới.

Đối với nhà máy gạch Cầu Rào và nhà máy gạch Hà Bắc, dây truyền công nghệ mới được lắp đặt, công ty chỉ tiến hành sửa chữa bảo dưỡng một số bộ phận được hay mài mòn, hỏng hóc. Đối với hệ thống sản xuất gạch nung, bộ phận cần được thay thế và sửa chữa thường xuyên là máy nhào đùn chân không và máy nhào hai trục thuộc hệ chế biến tạo hình gạch(Xem hình 1.3) (Theo đánh giá của phó trưởng phòng kế hoạch, kỹ thuật, vật tư). Do tính chất của các sản phẩm này là hay hỏng hóc và mài mòn do đó công ty thường xuyên kiểm tra với định kỳ là 3 tháng/ lần và bảo dưỡng, sau khoảng 6 -12 tháng tiến hành thay thế nếu gặp hỏng hóc ảnh hưởng tới chất lượng tạo hình của các máy này. Trong thời gian tới, xu hướng sử dụng gạch không nung sẽ tăng lên do đó công ty cũng cần nghiên cứu cho hoạt động mở rộng kinh doanh sang mặt hàng thay thế phù hợp hơn.

Thứ hai, sau khi có kế hoạch đổi mới công nghệ, công ty tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu công nghệ mới, tiến hành đánh giá công nghệ mới trên các mặt của công nghệ bao gồm: H(con người),I(Thông tin), T(thiết bị), O(Tổ chức). Việc tìm hiểu về các công nghệ mới có thể tham khảo một số tài liệu tại: các website của viện khoa học và công nghệ Việt Nam, chợ công nghệ và thiết bị Việt Nam, các phòng nghiên cứu công nghệ của đại học Xây dựng, đại học Bách Khoa, hoặc thông qua các công ty bán máy xây dựng như công ty TNHH phát triển thị trường công nhệ TTM...Sau khi đánh giá về công nghệ hiện tại xem xét sự phù hợp của các công nghệ này với hiện trạng của công ty từ đó đưa ra những ưu điểm và nhược điểm của công nghệ. Công nghệ nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm, do đó cần phải đánh giá một cách thận trọng, kỹ lưỡng, lựa chọn công nghệ phù hợp với công ty.

Thứ ba, lựa chọn xong công nghệ, công ty xây dựng kế hoạch áp dụng công nghệ vào công ty, tiến hành đào tạo nhân lực phù hợp với công nghệ mới như cử đi học nghề, tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn

. Ngoài việc đổi mới công nghệ máy móc với quy mô lớn thì việc sửa chữa bảo dưỡng máy móc nên được làm một cách thường xuyên như kiểm tra máy móc thiết bị, tra dầu mỡ, bảo dưỡng máy móc thiết bị.

Để có thể thực hiện giải pháp này, Công ty cần đảm bảo những điều kiện sau đây:

- Để đầu tư máy móc thiết bị công ty cần phải có một nguồn vốn lớn. Do đó công ty phải đề ra một số phương pháp để huy động các nguồn vốn như vay vốn, nguồn vốn quỹ đầu tư phát triển…

- Để có thể sử dụng hiệu quả thì cần phải có sự phối hợp hài hoà của các thành phần công nghệ H, I, T, O và không được bỏ bớt bất kỳ một thành phần nào, do đó phải tiến hành xây dựng các thành phần công nghệ hợp lý.

- Cần phải xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả nhằm đảm bảo sản phẩm sản xuất ra có chất lượng theo đúng tiêu chuẩn của công nghệ. Hệ thống quản lý chất lượng còn có vai trò giúp tạo lòng tin cho khách hàng.

Việc thực hiện những biện pháp này góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao được sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị, xuất được nhiều sản phẩm hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, bắt kịp với sự biến đổi mạnh mẽ của sự phát triển công nghệ kỹ thuật hiện nay.Tuy nhiên việc thực hiện giải pháp này có thể gặp phải những rủi ro viêc đầu tư công nghệ cần phải có số lượng vốn lớn nếu công ty hoạt động không hiệu quả sẽ gây lãng phí vốn đầu tư, lãng phí nguồn lực. Khi huy động vốn để đầu tư máy móc thiết bị, nếu chỉ sử dụng quỹ đầu tư phát triển thì không đủ, nếu không đầu tư thì sẽ gây ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của công ty. Nếu đi vay hoàn toàn thì khoản trả lãi lớn, gây khó khăn cho việc quay vòng vốn. Do đó công ty phải nghiên cứu chính

sách huy động vốn cho hiệu quả. Một công nghệ tốt đòi hỏi cần phải có nhiều yếu tố đi kèm như nhân lực, môi trường, thông tin,…Nếu những yếu tố này không đồng bộ thì việc sử dụng công nghệ hiện đại cũng không có được hiệu quả như mong muốn. Khoa học kỹ thuật đang phát triển theo từng ngày từng giờ, nếu việc lựa chọn công nghệ của công ty không đúng đắn sẽ dẫn tới việc đầu tư một khoản tiền lớn mà chỉ mua được công nghệ lạc hậu, không những chất lượng sản phẩm không tăng mà còn khiến cho giá cả tăng cao. Hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình lớn nhanh chóng làm cho sản phẩm của công ty trở nên lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần VLXD và xây lắp số 5 trong giai đoạn từ 2010- 2015.doc (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w