1. NM gạch Tam Điệp Sản xuấtNg.viên 43 000 43 224 100,52 43 000 41 878 97,39 42 000 37 142 88,
3.2.1.2 Xây dựng thương hiệu của các nhà máy
Thương hiệu hiện nay trở thành một yếu tố không thể thiếu được đối với một công ty trong thời kỳ mới. Đối với một công ty có bề dày hơn 40 năm hoạt động, việc cụ thể hoá hình ảnh của công ty là hoạt động cần thiết. Thương hiệu là một tài sản vô hình của công ty, nó được xây dựng từ uy tín, đẳng cấp của doanh nghiệp, nó là tài sản vô giá của doanh nghiệp. Xây dựng thương hiệu đồng nghĩa với việc đem lại một hiệu quả kinh doanh lâu dài cho doanh nghiệp mình.
Hình 3.1. Quy trình xây dựng và phát triển thương hiệu
Xác l p nhãn hi uậ ệ ng kí b n quy n s Đă ả ề ử d ng nhãn hi uụ ệ Xây d ng nhãn hi u ự ệ m nhạ Qu ng bá thả ương hi uệ
Xây dựng thương hiệu là quá trình tạo dựng một hình ảnh về hàng hoá hoặc dịch vụ trong tâm trí, nhận thức của người tiêu dùng. Để thực hiện được quá trình này cần phải có sự nỗi lực của toàn thể công ty, tận dụng tất cả các nguồn lực, và trong thời gian dài. Công ty tiến hành xây dựng thương hiệu cho mình sau đó tiến hành xây dựng thương hiệu cho các nhà máy. Do điều kiện nguồn vốn còn hạn chế nên hoạt động này được tiến hành trong thời gian dài nên việc triển khai một cách có hiệu quả.
Đầu tiên đó là nghiên cứu về thương hiệu, luật pháp liên quan tới thương hiệu, đăng ký bản quyền...Việc nghiên cứu thương hiệu và luật pháp liên quan tới thương hiệu công ty có thể thu thập từ cục sở hữu trí tuệ(384-386 Nguyễn Trãi Hà Nội), luật sở hữu trí tuệ, …Từ đó có kế hoạch cho việc xây dựng thương hiệu sau này. Việc thực hiện kế hoạch thương hiệu được thực hiện qua các bước sau:
Xác lập nhãn hiệu: Công ty tiến hành đặt tên gọi cho sản phẩm của công ty, sao cho tên gọi dễ nhớ, dễ nhận biết, dễ đọc. Để đặt ra được tên gọi hay, phù hợp công ty cần phải nghiên cứu thị trường, nghiên cứu kỹ về sản phẩm, khách hàng để có quyết định đúng đắn. Nhãn hiệu công ty đưa ra là nhãn hiệu cho sản phẩm Gạch Tam Điệp. Công ty biết chắc chắn rằng nhãn hiệu mà mình muốn đăng ký chưa thuộc về người khác hoặc chưa có người nào nộp đơn đăng ký thì có thể tra qua Công báo sở hữu công nghiệp do Cục sở hữu công nghiệp phát hành hàng tháng, đăng bạ Quốc gia và đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hóa lưu tại cục sở hữu công nghiệp, cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu hàng hóa (http://www.ipdl.noip.gov.vn)...
Nhãn hiệu “Gạch Tam Điệp” được xây dựng cho nhà máy gạch Tam Điệp do nhà máy đã hoạt động lâu năm và có uy tín trên thị trường, do đó có thể sử dụng nhãn hiệu Gạch Tam Điệp cho hoạt động xây dựng thương hiệu của công ty trong giai đoạn trước mắt.
bên ngoài của thương hiệu như nhãn hiệu hàng hóa (theo quy định tại điều 785 Bộ Luật Dân Sự), tên thương mại(điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP), xuất xứ hàng hóa(điều 786 Bộ Luật Dân sự), chỉ dẫn địa lý(điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP)... Việc đăng ký là đảm bảo sự bảo hộ của nhà nước đối với những yếu tố này. Công ty sẽ tiến hành đăng ký nhãn hiệu Gạch Tam Điệp cho nhà máy gạch Tam Điệp hiện nay. Việc đăng kỹ nhãn hiệu phải qua nhiều bước và nhiều thủ tục.(xem phụ lục 4). Tuy nhiên việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa này cần phải tiền hành gấp một cách nhanh chóng trước khi có doanh nghiệp sử dụng nhãn hiệu này. Công ty có thể tự mình nộp đơn tới cục sở hữu trí tuệ hay thuê các công ty ngoài.(Danh sách các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp được phép hành nghề- xem phụ lục 5)
Xây dựng nhãn hiệu mạnh trên thị trường: Để xây dựng được những nhãn hiệu mạnh nổi tiếng trên thị trường rõ ràng không phải chỉ là việc xác lập và đăng ký bản quyền nhãn hiệu mà còn có cả chiến lược và biện pháp marketing được hoạch định và thực hiện với nỗ lực trên toàn bộ thị trường. Để xây dựng nhãn hiệu mạnh trên thị trường, công ty cần xác lập văn hóa và triết lý kinh doanh đúng đắn, nhận thức đầy đủ về thương hiệu và hình thành thương hiệu, xây dựng một chiến lược đầu tư và phát triển thương hiệu , tiến hành những biện pháp cụ thể và đầu tư hợp lý. Công ty cũng phải nỗ lực trong việc nâng cao uy tín của sản phẩm, chất lượng của sản phẩm, tiến hành bồi dưỡng nhân lực cho thương hiệu.
Quảng bá thương hiệu: Để có thể xây dựng được một hình ảnh trong lòng khách hàng, ngoài việc nâng cao chất lượng sản phẩm, uy tín của sản phẩm còn cần phải có một chính sách quảng bá giới thiệu sản phẩm của mình tới khách hàng. Có thể áp dụng nhiều biện pháp quảng bá thương hiệu, như quảng bá trên tivi, đài báo, thông qua kênh phân phối...Việc quản bá thương hiệu có vai trò rất quan trọng trong xây dựng thương hiệu, công ty có thể quảng bá thông qua việc xây dựng những mẩu tiểu phẩm ngắn trên truyền hình, hay những mẩu quảng các
truyền thanh vui nhộn dễ đi sâu vào lòng người nghe, ngoài ra có thể đăng một số bài viết giới thiệu về công ty lên một số tờ báo địa phương như báo Ninh Bình, báo điện tử ninh bình, trang web của tổng công ty…Việc xây dựng thương hiệu phải đảm bảo thương hiệu dễ nhớ, có ý nghĩa, không bị trùng, không gây hiểu nhầm, được pháp luật bảo hộ, thương hiệu phải dễ dàng thích ứng và dễ phát triển.
Điều kiện thực hiện thành công giải pháp này là một biện pháp được thực hiện trong một thời gian dài nên cần phải có sự đầu tư lâu dài, có sự quyết tâm và nỗ lực đi tới đích. Để thực hiện giải pháp cũng cần phải có một số vốn lớn và lâu dài theo các giai đoạn, các hạng mục một cách có hiệu quả tránh tình trạng sử dụng vốn không có hiệu quả gây lãng phí. Ngoài ra công ty cần có chiến lược xây dựng một cách hiệu quả, sử dụng mọi nguồn lực để xây dựng thương hiệu của công ty, từ đó tập trung phát triển thương hiệu của các nhà máy.
Việc xây dựng thương hiệu đem lại lợi ích trước hết cho công ty, thứ hai là lợi ích đối với người tiêu dùng. Thứ nhất, lợi ích đối với công ty: Thương hiệu góp phần tạo nên một tài sản vô giá của một doanh nghiệp, nó có để đem lại một nguồn lợi nhuận rất lớn nếu như doanh nghiệp biết khai thác hết vai trò của nó. Nó là một sự khẳng định đẳng cấp sản phẩm của doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp bán sản phẩm với giá cao hơn, giúp các doanh nghiệp nâng cao được năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Đồng thời thương hiệu góp phần tạo dựng vị thế của doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập hiện nay.
Thứ hai, đối với người tiêu dùng, thương hiệu giúp cho họ có thể lựa chọn đúng sản phẩm mà mình mong muốn, tránh những rủi ro không đáng có, giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian chọn lựa sản phẩm, giảm chi phí nghiên cứu thị trường, chọn lựa được đúng sản phẩm phù hợp với túi tiền bỏ ra. Do vậy việc xây dựng thương hiệu là một trong những điều kiện giúp bất kỳ một công ty tồn tại trong thời kỳ mới kể cả các doanh nghiệp trong ngành xây dựng. Chứng minh và bảo vệ được quyền sở hữu trí tuệ với cơ quan có thẩm quyền, bảo vệ khỏi
hàng giả, hàng nhái, tạo ra sự tín nhiệm với sản phẩm của công ty, tạo tâm lý làm việc, niềm tự hào cho đội ngũ cán bộ công nhân viên. Ngoài ra, tạo ra được một thương hiệu mạnh trên thị trường giúp doanh nghiệp tạo ra được một hình ảnh trong tâm trí khách hàng, khắc phục hạn chế trong tiêu thụ, tạo niềm tin với khách hàng truyền thống, tạo thêm nhiều bạn hàng mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đây là một biện pháp mang tính lâu dài và tốn nhiều thời gian công sức nên chi phí bỏ ra cho việc thực hiên nhiều, thời gian thực hiên dài việc thực hiện đòi hỏi có sự kiên trì và hiểu biết sâu rộng về vấn đề... Tránh tình trạng bỏ dở giữa chừng. Do đó công ty phải có kế hoạch xây dựng thương hiệu một cách đúng đắn, xây dựng được thương hiệu phải theo đúng kế hoạch, tạo ra hình ảnh đúng đắn về công ty, thương hiệu mang đúng nghĩa là thương hiệu chứ không chỉ là bề ngoài của sản phẩm.