3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.4.3 Một số hạn chế của kinh tế tư nhân Việt Nam
Một là, hầu hết các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN ở nước ta mới được thành lập, hơn 90% là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, kinh nghiệm và năng lực cạnh tranh thấp nên dễ bị tổn thương. Theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hơn 61% doanh nghiệp mới thành lập thiếu nguồn lực cơ bản như vốn, năng lực quản lý, thị trường, đất đai, khó tiếp cận với nguồn cung ứng hổ trợ.
Hai là, Khu vực KTTN ở nước ta nhìn chung năng lực cạnh tranh thấp,
trình độ công nghệ và năng lực quản lý kém.
Ba là, Các DNTN mới chủ yếu tập trung kinh doanh trong các ngành
thương mại và dịch vụ sơ cấp. Số lượng doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ cao cấp còn rất ít.
Bốn là, KTTN, nhất là các doanh nghiệp mới tập trung phát triển ở một
số thành phố lớn. Trong khi đó, ở nhiều vùng nông thôn, miền núi... hầu như có rất ít các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN.
Năm là, nhiều đơn vị KTTN chưa thực hiện tốt những quy định của
pháp luật về lao động, hợp đồng lao động, chế độ bảo hiểm, tiền lương, tiền công, bảo hộ lao động, giờ làm việc... đối với người lao động.. Nguyên nhân của tình trạng này xuất phát từ cả phía chủ doanh nghiệp lẫn người lao động.
- Từ chủ doanh nghiệp, hoặc là không biết (do thiếu thông tin, trình độ thấp), hoặc là biết mà không thực hiện (do tính răn đe của pháp luật không nghiêm hoặc không có chế tài cụ thể để thực hiện Luật).
- Từ người lao động, hoặc là không biết (do trình độ thấp, do thiếu thông tin hoặc do biết nhưng không dám đòi hỏi).
Sáu là, một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể vi phạm pháp luật,
trốn lậu thuế, kinh doanh trái phép, chưa thực hiện đúng Luật doanh nghiệp và các quy định về đăng ký kinh doanh.
Bảy là, quản trị nội bộ của nhiều doanh nghiệp còn yếu kém, bất cập
như; thiếu chiến lược và kế hoạch kinh doanh, chưa thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tài chính theo quy định [27].