Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc (Trang 103 - 104)

2. KIẾN NGHỊ

2.1 Đối với Nhà nước

- Mở rộng thêm các các chế độ BHXH theo như Công ước Quốc tế, BHXH có 9 chế độ, nhưng nước ta hiện nay mới thực hiện được 6 chế độ. Cần mở rộng thêm chế độ BHXH tự nguyện, BHXH thất nghiệp. Trong thời gian tới, đối tượng khai thác tăng thêm nguồn thu BHXH chủ yếu lại tập trung vào khu vực kinh tế ngoài quốc doanh (khoảng 90% lao động ngoài quốc doanh). Đây là khu vực kinh tế năng động theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển rất nhanh, cạnh tranh nhau cùng phát triển trong cơ chế thị trường. Quá trình cạnh tranh tất yếu dẫn đến có doanh nghiệp ngày càng phát triển, nhưng cũng có doanh nghiệp bị thua lỗ phải sa thải công nhân và có khi dẫn đến phá sản. Trong tình hình đó, chế độ BHXH tự nguyện, BHXH thất nghiệp ra đời là một nguồn động viên lớn đối với người lao động nói chung và những người lao động trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Vì vậy, Chính phủ cần ban hành sớm chế độ BHXH tự nguyện, BHXH thất nghiệp đối với người lao động.

- Nhà nước sớm ban hành Luật BHYT, tạo hành lang pháp lý cơ bản cho hoạt động của sự nghiệp bảo hiểm xã hội được đồng bộ.

- Hiện nay, mức thu BHXH khu vực KTTN dựa trên tiền lương ghi trong HĐLĐ, thấp hơn nhiều so với tổng thu nhập thực tế của người lao động. Để mức thụ hưởng các chế độ BHXH ngày càng có ý nghĩa, giảm bớt chênh lệch giữa mức hưởng trợ cấp BHXH với thu nhập người lao động khi tham gia BHXH. Chính phủ cần phải quy định cụ thể nguyên tắc xây dựng thang

lương, bảng lương áp dụng cho khu vực KTTN để người sử dụng lao động có cơ sở trả lương và đóng BHXH cho người lao động.

- Nhà nước sớm ban hành đồng bộ các quy định về bảo hiểm xã hội để người lao động trong hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác đều được tham gia BHXH, Tiến tới hình thành đa dạng về mô hình tổ chức thực hiện chính sách BHXH phù hợp với từng nhóm đối tượng có nhiều mức đóng, mức hưởng khác nhau.

- Các quy định liên quan đến những vi phạm chính sách BHXH trong Luật BHXH đã khá cụ thể nhưng văn bản hướng dẫn dưới Luật BHXH về chế tài xử lý các vi phạm lại chưa thực sự có tác dụng ngăn chặn, răn đe các vi phạm, mức xử phạt còn thất. Do vậy trong thời gian tới Nhà nước cần sửa đổi, cụ thể hóa những quy định về công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đóng BHXH, BHYT cho người lao động. Xử phạt bằng tiền với mức phạt cao gấp nhiều lần số tiền mà doanh nghiệp đã trốn; thắt chặt kỷ luật và đưa ra truy tố pháp luật những doanh nghiệp cố tình dây dưa, trốn tránh nghĩa vụ đóng BHXH cho người lao động.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến chính sách BHXH. Chẳng hạn khi ban hành các chính sách về kinh tế, tài chính, thuế hoặc các văn bản điều chỉnh các quan hệ về kinh tế như pháp lệnh về hợp đồng kinh tế, Luật doanh nghiệp... cần có các điều khoản quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện BHXH.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w