Đóng góp vào tổng sản phẩm (GDP) tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc (Trang 42 - 44)

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

2.1.1.3 Đóng góp vào tổng sản phẩm (GDP) tỉnh Thừa Thiên Huế

Tổng sản phẩm trong tỉnh của doanh nghiệp khu vực KTTN nhìn chung tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây. Năm 2004 GDP doanh nghiệp khu vực KTTN đạt 443 tỷ đồng, đến năm 2007 lên 1.151 tỷ đồng, tăng bình

quân 39,09%/năm. Tương ứng GDP của hộ kinh doanh cá thể từ 2.111 tỷ đồng năm 2004 lên 3.685 tỷ đồng năm 2007, tăng bình quân 18,48%. Tốc độ tăng trưởng khu vực KTTN bình quân giai đoạn 2004-2007 gấp 02 lần so với tốc độ tăng trưởng GDP toàn tỉnh.

Bảng 2.4: Tốc độ tăng GDP của khu vực KTTN

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 B.quân 4 năm GDP toàn tỉnh tỷ.đ 5.854 7.131 8.519 10.261

Tăng so với năm trước % 17,73 21,81 19,46 20,44 19,86

Doanh nghiệp KTTN tỷ.đ 443 628 852 1.151

Tăng so với năm trước % 43,83 41,76 35,66 35,09 39,09

Tỷ trọng % 7,56 8,80 10,00 11,21 9,36

Hộ kinh doanh cá thể tỷ.đ 2.111 2.617 3.074 3.685

Tăng so với năm trước % 12,64 23,96 17,46 19,87 18,48

Tỷ trọng % 36,06 36,69 36,08 35,91 36,18

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2007) Doanh nghiệp khu vực KTTN ngày càng chiếm tỷ trọng GDP toàn tỉnh có xu hướng tăng dần, nếu như năm 2004 chiếm 7,56% GDP toàn tỉnh, đến năm 2007 chiếm 11,21% GDP toàn tỉnh. Bình quân giai đoạn 2004-2007 chiếm 9,36 GDP toàn tỉnh.

Đóng góp vào ngân sách của khu vực KTTN tỉnh Thừa Thiên Huế có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2006 nộp được 117,5 tỷ đồng, chiếm 9,5% tổng thu ngân sách, tăng 27,6% so với năm 2005. Năm 2007 thu từ khu vực KTTN đạt 165,6 tỷ đồng, chiếm 13% tổng thu ngân sách và tăng 40,3% so với năm 2006.

Những chuyển biến nêu trên tác động đến xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động và giao thương hàng hóa trong nước và quốc tế sẽ ngày càng phát triển ở mức độ cao hơn. Thêm vào đó khi việc gia nhập vào tổ chức

thương mại quốc tế (WTO) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp, thúc đẩy quá trình lưu thông mở rộng thị trường. Đây là một lợi thế quan trọng cho sự phát triển nhiều thành phần kinh tế trong đó có sự phát triển khu vực KTTN, nhằm thúc đẩy sự phát triển sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế của tỉnh TT Huế.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc (Trang 42 - 44)