Nợ đọng và thất thu bảo hiểm xã hội:

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc (Trang 78 - 79)

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.3.2 Nợ đọng và thất thu bảo hiểm xã hội:

Nhìn chung, tình hình nợ đọng BHXH khu vực KTTN là một trong những vấn đề bức xúc hiện nay trong công tác quản lý thu tại tỉnh thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung.

Bảng 3.12: Tình hình nợ đọng BHXH ở khu vực KTTN tại TT Huế

Năm Số tiền BHXH phải thu (triệu đồng) Số tiền BHXH thực thu (triệu đồng) Số tiền nợ đọng BHXH (triệu đồng) Tỷ lệ nợ đọng BHXH (%) 2003 1.949 1.737 212 10,87 2004 3.325 2.775 550 16,54 2005 5.606 4.187 1.419 25.31 2006 8.881 7.173 1.708 19.23 2007 10.735 8.733 2.002 18.64 BQ 6.099 4.921 1.178 19.31

( Nguồn BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế)

Qua số liệu bảng 3.11 cho thấy, mặc dù các đơn vị KTTN tham gia BHXH cho người lao động song ý thức chấp hành nộp BHXH lại chưa đúng theo quy định, tỷ lệ nợ đọng BHXH khu vực KTTN tại Thừa Thiên Huế khá cao, bình quân giai đoạn 2003-2007 là 19,3%/năm (trong khi tỷ lệ nợ đọng chung khu vực KTTN cả nước bình quân là 10,4%). Năm 2005 là năm có tỷ lệ nợ đọng cao nhất so với các năm khác (25,31%) và năm 2003 là năm có tỷ lệ nợ đọng thấp nhất (10,87%).

Bảng 3.13: Tỷ lệ nợ BHXH phân theo từng loại hình quản lý

Đơn vị: %

Năm HCSN DNNN LD,VP KTTN NCL XP

2004 0,51 7,26 1,56 16,54 2,33 4,05

2005 3,09 12,1 6,66 25,31 6,08 8,92

2006 2,3 11,07 9,88 19,23 2,28 9,19

2007 0,84 1,18 5,34 18,64 4,32 3,07

BQ 0,75 7,25 6,15 19,31 3,17 5,09

( Nguồn BHXH tỉnh Thừa Thiên Huế)

Qua bảng 3.13 cho thấy việc nợ đọng BHXH đang diễn ra chủ yếu ở khu vực KTTTN, chiếm tỷ lệ khá cao (19,31%) so với tất cả các khối tham gia BHXH, tiếp đến khối doanh nghiệp nhà nước (7,25%). Khối hành chính sự nghiệp không nợ đọng BHXH. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp khu vực KTTN đã tham gia BHXH cho người lao động nhưng đóng BHXH không đúng thời gian quy định.

Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp hàng tháng khi trả lương cho người lao động vẫn trích 6% BHXH, BHYT tiền lương theo quy định nhưng không nộp BHXH cho người lao động, hoặc chiếm dụng để sử dụng vào mục đích khác cho đến khi cơ quan thanh tra, kiểm tra mới nộp BHXH. Do không nộp hoặc nộp không đầy đủ dẫn đến tình trạng người lao động ốm đau, thai sản, Tai nạn lao động… chưa được hưởng các quyền lợi về BHXH.

Để giải quyết tình trạng chưa đóng, chậm đọng:Từ ngày Luật BHXH ra đời, cơ quan BHXH áp dụng tính lãi đối với nhữung đơn vị chưa đóng, chậm đóng trên 30 ngày kể từ ngày hết hạn phải đóng, mức lãi suất áp dụng theo mức lãi suất cho vay của hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ của BHXH Việt Nam.Tuy nhiên mức lãi suất áp dụng cho trường hợp chậm đóng thấp hơn nhiều so với lãi suất doanh nghiệp vay ngân hàng. Tình trạng nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp khu vực KTTN vẫn xảy ra, do vậy thực hiện theo nguyên tắc đóng đến đâu xác nhận sổ BHXH và giải quyết chế độ BHXH cho người lao động đến tháng đó.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc (Trang 78 - 79)