Thời kỳ từ năm 1986 đến 1994

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc (Trang 30 - 31)

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.4.6.1 Thời kỳ từ năm 1986 đến 1994

Từ năm 1986, Việt Nam tiến hành cải cách kinh tế và chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Sự thay đổi mới về cơ chế kinh tế đòi hỏi có những thay đổi tương ứng về chính sách xã hội nói chung và chính sách BHXH nói riêng. Hiến pháp năm 1992 đã nêu rõ: “Nhà nước thực hiện chế độ BHXH đối với công chức Nhà nước và người làm công ăn lương, khuyến khích phát triển các hình thức BHXH khác đối với người lao động”.

Mặc dù Đại hội VI (tháng 12/1986) đánh dấu một bước ngoặc đối với sự phát triển KTTN, thừa nhận sự tồn tại khách quan của KTTN bao gồm kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc nhưng nhìn chung vẫn còn hạn chế, cho phép tồn tại có mức độ và có giới hạn. Do vậy, lao động thuộc khu vực KTTN vẫn chưa được tham gia BHXH.

Chính sách BHXH đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, ngoài công lập được Đảng đề ra ngay từ năm 1991 trong Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII “ Đổi mới chính sách

BHXH theo hướng mọi người lao động và đơn vị kinh tế thuộc các thành phần kinh tế đều đóng góp vào quỹ BHXH. Từng bước tách quỹ BHXH đối với công nhân viên chức khỏi Ngân sách Nhà nước và hình thành quỹ BHXH chung cho mọi người lao động thuộc mọi thành phần kinh tế”.

Các văn bản trên của Đảng và Nhà nước là những cơ sở pháp lý quan trọng cho việc đổi mới chính sách BHXH nước ta theo cơ chế thị trường. Bước đầu Chính phủ ban hành Nghị định số 43/CP ngày 22 tháng 6 năm 1993 về việc quy định tạm thời chế độ BHXH, như sau: Quy định 5 chế độ BHXH đối với người lao động khu vực nhà nước và doanh nghiệp ngoài quốc doanh có từ 10 lao động trở lên; Quỹ BHXH đượcc hạch toán riêng biệt khỏi ngân sách nhà nước và được Nhà nước bảo hộ; Chuẩn bị thành lập một tổ chức “BHXH Việt Nam” để quản lý quỹ. Trong đó quy định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm những người lao động làm việc hưởng lương hoặc tiền công ở những doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc (Trang 30 - 31)