Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc (Trang 34 - 38)

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.5.2 Kết quả đạt được

Trong những năm qua, ngành BHXH đã đạt được những kết quả đáng kể trong quá trình triển khai thực hiện quản lý thu BHXH khu vực KTTN. Điển hình số doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN tham gia BHXH ngày càng tăng lên qua các năm

Tổng số đơn vị sử dụng lao động thuộc khu vực KTTN tham gia BHXH ngày càng tăng qua các năm thể hiện bảng sau:

Bảng 1.2: Tình hình đơn vị KTTN tham gia BHXH tại Việt Nam

Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số đơn vị KTTN đơn vị 64.526 84.003 105.569 123.392 132.652

Số đơn vị đã tham gia đơn vị 12.115 20.466 29.338 38.635 47.852 Tỷ lệ % KTTN năm

sau so với năm trước % 100 168,93 143,35 131,69 123,85 Tỷ lệ % so với tổng số

đơn vị KTTN % 18,77 24,36 27,79 31.31 35,99

(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam;Tổng cục thống kê 2007)

Số liệu bảng 1.2 cho thấy số đơn vị khu vực KTTN tham gia BHXH năm 2007 đã tăng 46.637 đơn vị, tăng gần gấp 4 lần so với năm 2003, năm đầu tiên ngành BHXH thực hiện Luật BHXH, tốc độ tăng bình quân 42%/năm.

Năm 2007, Bảo hiểm xã hội 10 tỉnh thành phố có số đơn vị khu vực KTTN tham gia BHXH nhiều nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Tiền Giang, Cần thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu, , Khánh Hòa. Các tỉnh này đã

quản lý 34.571 đơn vị, chiếm 72,24% so với tổng số đơn vị sử dụng lao động thuộc khu vực KTTN đã tham gia BHXH trong cả nước.

Tỷ trọng các đơn vị tham gia BHXH khu vực KTTN có xu hướng tăng dần, từ năm 2003 chiếm 18,77% trong tổng số các đơn vị khu vực KTTN đến năm 2007 đã chiếm 35,99%, xem sơ đồ 1.1.

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 2003 2004 2005 2006 2007

DN đã tham gia Tổng số DN

Sơ đồ 1.1: Tình hình tham gia BHXH các doanh nghiệp KTTN tại VN

Cùng với số doanh nghiệp tham gia BHXH ngày càng tăng thì số lao động trong khu vực KTTN tham gia BHXH cũng tăng lên rất nhanh.

Bảng 1.3: Tình hình lao động KTTN tham gia BHXH

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số lao động l.động 2.049.891 2.475.448 2.979.120 3.369.856 3.852.856 Lao động đã tham gia BHXH l.động 483.182 702.900 1.017.723 1.327.832 1.669.466 Tỷ lệ % so với năm trước % 100 145,47 144.79 130,47 125.73 Tỷ lệ % so với tổng số lao động % 23,57 28,39 34,16 39,40 43,33

Số liệu bảng 1.3 cho thấy số lao động trong các doanh nghiệp khu vực KTTN tham gia BHXH qua các năm liên tục tăng. Nếu như năm 2003 mới chỉ có 483.182 lao động thuộc doanh nghiệp khu vực KTTN tham gia BHXH thì đến năm 2007 đã có 1.669.466 lao động tức là gấp 3,5 lần so với năm 2003. Tốc độ tăng lao động khu vực KTTN trong 04 năm 2003-2007 bình quân tăng 36,61%, đặc biệt trong 02 năm 2004-2005 tăng trên 44%. Nguyên nhân do Chính phủ đã ban hành Nghị định số 01/2003 đã mở rộng doanh nghiệp có sử dụng dưới 10 lao động, Lao động ký kết hợp đồng từ 03 tháng trở lên thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. Từ đó dẫn đến lao động trong khu vực KTTN tham gia BHXH so với tổng số lao động của khu vực này qua các năm ngày càng tăng, nếu như năm 2003 chiếm 23,57% thì đến năm 2007 chiếm 43,33% (xem sơ đồ 1.2).

0 500000 1000000 1500000 2000000 2500000 3000000 3500000 4000000 2003 2004 2005 2006 2007

Lao động tham gia Tổng số lao động

Sơ đồ 1.2: Tình hình lao động tham gia BHXH khu vực KTTN

Tuy nhiên lực lượng lao động tham gia BHXH phân bố không đều. Năm 2006, các tỉnh có số lao động tham gia BHXH thuộc khu vực KTTN nhiều nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh 409.639 người, thành phố Hà Nội 207.922 người, tỉnh Bình Dương 87.715 người, thành phố Hải Phòng 40.995 người, tỉnh Đồng Nai 36.950 người. Số lao động thuộc khu vực này tham gia BHXH tập trung vào 41 tỉnh, thành phố quản lý với tổng số 1.267.178 người chiếm tỷ lệ 95,43%; 23 tỉnh còn lại có số lao động thuộc khu vực này tham

gia BHXH rất thấp, chỉ chiếm 4,57%. Riêng BHXH tỉnh Lai Châu mới chỉ có 329 lao động khu vực này tham gia BHXH.

Với số doanh nghiệp và lao động thuộc khu vực KTTN tham gia BHXH ngày càng tăng nên số tiền đã thu BHXH khu vực này ngày càng lớn.

Bảng 1.4: Tình hình thực thu BHXH khu vực KTTN tại Việt Nam

Chỉ tiêu Đơn vị

tính 2003 2004 2005 2006 2007

Tổng thu BHXH tỷ đồng 9.830 11.233 14.659 19.531 24.546 Tỷ lệ % so với

năm 2003 % 100 114,27 149,13 198,69 249,70

Thu BHXH khu

vực KTTN tỷ đồng 425 1.031 1.701 2.773 4.176

Tỷ lệ % so với

năm 2003 % 100 242,59 400,24 652,47 982,59

Tỷ lệ % so với

tổng thu % 4,32 9,18 11,60 14,20 17,01

(Nguồn: Bảo hiểm xã hội Việt Nam)

Số tiền người lao động các doanh nghiệp khu vực KTTN đóng vào Quỹ BHXH có tốc độ tăng trưởng khá, năm sau đều cao hơn năm trước. Nếu so sánh tốc độ tăng các năm so với năm trước thì số thu BHXH doanh nghiệp khu vực KTTN năm 2004 đã bằng 2,42 lần so với năm 2003, năm 2004 bằng 4 lần, năm 2005 bằng 6,52 lần. Đặc biệt năm 2007 là 4.176 tỷ đồng, tăng 3.75 tỷ đồng bằng 982,59% (gấp hơn 9,82 lần) so với năm 2003, tăng 150,59% so với năm 2006. Trong khi đó tốc độ tăng của tổng số thu BHXH bình quân giai đoạn 2003-2007 chỉ tăng 25,91%.

Tỷ trọng thu BHXH khu vực KTTN so với tổng thu BHXH tăng dần qua các năm, nếu như năm 2003 chiếm 4.32% so với tổng thu thì đến năm 2007 chiếm 17,01% so với tổng thu BHXH.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w