3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.4.6.2 Thời kỳ từ năm 1995 đến nay
Sau khi Bộ Luật lao động có hiệu lực từ ngày 01/01/1995 trong đó có chương XII quy định về BHXH. Theo đó ngày 26/1/1995 Chính phủ đã ban hành Điều lệ BHXH kèm Nghị định 12/CP thực hiện đối với cán bộ, công chức viên chức Nhà nước và người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có sử dụng 10 lao động trở lên.
Để tạo tiền đề vững chắc, đưa chính sách BHXH tiếp tục chuyển biến rõ rệt, và tạo cơ sở cho ngành BHXH phát triển, ngày 26/5/1997, Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 15/CT-TW “Về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH” trong đó nhấn mạnh việc tập trung chỉ đạo, phát huy vai trò lãnh đạo của các tổ chức đảng ở các doanh nghiệp khu vực KTTN trong việc thực hiện các chế độ BHXH đối với người lao động.
Quan điểm chỉ đạo phát triển KTTN của Đảng tại Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) đã chỉ rõ: Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Phát triển KTTN là vấn đề chiến lược lâu dài trong
phát triển kinh tế nhiều thành phần, định hướng XHCN, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao nội lực của đất nước trong hội nhập kinh tế quốc. Nhà nước định hướng, hổ trợ, dẫn dắt và bảo hộ sự phát triển của KTTN trong mối quan hệ bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, điều tiết và quản và quản lý sự phát triển bằng chính sách và pháp luật. Bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng giữa người sử dụng lao động và người lao động trên cơ sở pháp luật và tinh thần đoàn kết tương thân tương ái.
Ngày 19/1/1998 Thủ tướng Chính phủ có ý kiến chỉ đạo đối với hệ thống BHXH Việt Nam về việc triển khai hoạt động BHXH ở khu vực ngoài quốc doanh.
Ngày 09/01/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2003/NĐ-CP đã mở rộng đối tượng tham gia BHXH đối với khu vực ngoài quốc doanh có sử dụng dưới 10 lao động, khu vực kinh doanh tập thể và hộ kinh doanh cá thể,tổ hợp tác. Nghị định này quy định cụ thể về hình thức ký HĐLĐ đóng bao gồm những người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn đủ từ 3 tháng trở lên và HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ dưới 3 tháng nhưng khi hết hạn lại tiếp tục làm việc hoặc giao kết HĐLĐ mới đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đó thuộc diện đóng BHXH bắt buộc.
Luật BHXH số 71/2006/QH 11 có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2007, cơ sở pháp lý cao nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thuộc khu vực KTTN tham gia BHXH bắt buộc.
Như vậy qua hơn 20 năm đổi mới, nhận thức và quan điểm của Đảng và Nhà nước về thành phần KTTN đã từng bước hoàn thiện.