3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.5.1 Sự chỉ đạo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Tổ chức triển khai: Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính
phủ về việc triển khai hoạt động BHXH ở khu vực KTTN tại Thông báo số 12/TB-VPCP ngày 19/01//1998 của Văn phòng Chính phủ; tháng 03/1998, BHXH Việt Nam tổ chức hội thảo về thực hiện BHXH đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại thành phố Hồ Chí Minh với sự tham gia của ngành thuế, Bảo Việt thành phố Hồ Chí Minh, một số doanh nghiệp ngoài quốc doanh và một số đơn vị có số lượng lao động lớn thực hiện tốt công tác BHXH. Ngày 02/6/1998, tổ chức hội nghị toàn quốc ngành BHXH triển khai thực hiện BHXH khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.
- BHXH các tỉnh, thành phố đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương có những văn bản chỉ đạo, tổ chức các hội nghị phổ biến, triển khai thực hiện; phối hợp vớp các ngành, các cấp, các đoàn thể tuyên truyền, vận động điều tra, khảo sát, hướng dẫn, kiểm tra các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong việc thực hiện BHXH đối với người lao động. Các địa phương làm tốt công tác này là thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình Dương, Thanh Hóa, Hà Giang, Hà Tây, Quảng Nam, Quảng Bình, Gia Lai, Thừa Thiên – Huế, Thái Bình, Đà Nẵng...
- Chỉ đạo về văn bản: Ngày 05/04/1999 Tổng Giám đốc BHXH Việt
Nam đã có công văn số 348/BHXH-QLT gửi UBND các tỉnh, thành phố quan tâm, chỉ đạo thực hiện chế độ BHXH khu vực KTTN; Cùng ngày Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đã có Chỉ thị số 349/BHXH-QLT chỉ đạo BHXH các tỉnh thành phố về việc tăng cường thực hiện chế độ BHXH đối với người lao động trong các doanh nghiệp thuộc khu vực ngoài quốc doanh. Ngày 28/6/1998 BHXH Việt Nam đã có công văn số 724/BHXH-QLT chỉ đạo và
hướng dẫn nghiệp vụ đối với BHXH các tỉnh thành phố về triển khai công tác BHXH khu vực ngoài quốc doanh.