Cơ chế chính sách trong công tác thu bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc (Trang 80 - 82)

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.3.4 Cơ chế chính sách trong công tác thu bảo hiểm xã hội

Cơ chế, chính sách, các chế độ ban hành chưa đồng bộ, chưa kịp thời và không phù hợp với thực tế, chậm được triển khai ảnh hưởng đến việc đưa

chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống, vì vậy tâm lý người sử dụng lao động và người lao động còn tìm cách né tránh về BHXH.

Cơ quan BHXH chưa có chức năng thanh tra, xử phạt đối với các đơn vị vi phạm về BHXH; Thanh tra lao động có chức năng này lại không thường xuyên kiểm tra, thanh tra để kịp thời ngăn chặn các vi phạm, có những trường hợp vi phạm thì chủ yếu nhắc nhở. Chế tài xử phạt chưa đồng bộ và chưa đủ mạnh, tính pháp lý chưa nghiêm do đó nhiều doanh nghiệp trốn tránh, dây dưa nộp chậm và nợ đọng trong thời gian dài với số tiền rất lớn mà không bị xử lý. Ví dụ tại khoản 8 Điều 11 Nghị định 38/CP ngày 25/6/1996 của Chính phủ quy định mức phạt 2 triệu đồng đối với đơn vị sử dụng lao động nộp BHXH chậm từ 30 ngày trở lên. Số tiền phạt này so với mức tiền nợ hàng trăm triệu đồng là mức phạt quá thấp. Vì vậy, các doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận nộp phạt (vì số tiền nộp phạt không đáng kể so với số tiền đóng BHXH mà họ phải nộp) để chiếm dụng số tiền vào mục đích kinh doanh. Đồng thời, sự phối kết hợp giữa các ban ngành trong việc giải quyết vấn đề nợ đọng và trốn nộp BHXH chưa cao, việc xử lý còn chậm và qua nhiều khâu, nhiều cấp, chưa có một cơ chế cụ thể. Ngành bảo hiểm vẫn chưa có sự kết hợp chặt chẽ với các ngân hàng mặc dù đã có Quyết định 02 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép cơ quan BHXH có quyền đề nghị kho bạc, ngân hàng trích tiền từ tài khoản của doanh nghiệp để đóng BHXH cho người lao động. Cuối cùng, cơ quan BHXH là cơ quan quản lý trực tiếp việc thực hiện chính sách BHXH nhưng lại không có thẩm quyền kiểm tra và xử phạt các đơn vị trốn hoặc nợ kéo dài.

Chính sách BHXH còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng nguyện vọng của người lao động. Chẳng hạn theo quy định của Bộ luật lao động và Bộ luật Dân sự, chế độ tiền lương, tiền công của người lao động làm việc trong khu

vực KTTN thực hiện trên nguyên tắc thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động được trả không thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương ghi trên HĐLĐ, không phải là tổng thu nhập thực tế. Phần lớn các đơn vị KTTN nộp BHXH theo tiền lương danh nghĩa ghi trên HĐLĐ, có nghĩa là người lao động có thu nhập cao, nhưng nộp BHXH lại rất thấp, dẫn đến mức trợ cấp BHXH thấp, giảm ý nghĩa của BHXH.

Điều kiện ràng buộc đối với người lao động và người sử dụng lao động đối với khu vực KTTN chưa được hoàn chỉnh, nhất là ở các tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, các chủ trang trại. Việc thuê lao động chủ yếu bằng thỏa thuận miệng. Do đó, cơ quan BHXH không xác định được thời hạn thuê lao động, mức tiền lương, tiền công trả hàng tháng để làm căn cứ đóng BHXH. Hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác chưa có tư cách pháp nhân nên việc ký kết tham gia BHXH gặp nhiều khó khăn. Đến nay Hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác chưa tham gia BHXH.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w