Thông tin tuyên truyền về bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc (Trang 88 - 93)

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.4.2.2Thông tin tuyên truyền về bảo hiểm xã hội

Qua phỏng vấn điều tra, các chủ sử dụng lao động doanh nghiệp đều tiếp cận thông tin về BHXH với các mức độ tiếp cận khác nhau. Các kênh thông tin chủ yếu là qua các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, tạp chí, báo BHXH, tập huấn, tờ gấp, pano áp phích. Một kênh vô cùng quan trọng là hướng dẫn, giải thích thục hiện nghiệp vụ thu BHXH và giải quyết chế độ chính sách BHXH đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên kênh thông tin hướng dẫn, giải thích đối với các doanh nghiệp chưa tham gia BHXH đến nay vẫn chưa thực hiện được. Nguyên nhân là do công tác tuyên truyền của cơ quan BHXH còn thiếu nhân lực. Vì vậy trong công tác tuyên truyền, cần phải chú trọng đến công tác này nhằm mục đích hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện thì công tác tuyên truyền mới đạt hiệu quả cao.

Công tác tuyên truyền về chính sách BHXH, BHYT bắt buộc cần phải được thực hiện một cách đồng bộ và tổng hợp, bằng nhiều hình thức và nhiều kênh khác nhau đến với doanh nghiệp và người lao động một cách cụ thể. Qua đó hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện đúng chính sách BHXH, BHYT cho người lao động.

Bảng 3.19: Mức độ tiếp cận thông tin về Bảo hiểm xã hội các doanh nghiệp điều tra phân theo nhóm

Mức độ tiếp cận thông tin

gia BHXH tham gia BHXH Số DN Tỷ lệ

(%) Số DN Tỷ lệ (%) Số DN Tỷ lệ (%) 0 nguồn 0 0 2 5 2 2,5 1 nguồn 5 12,50 22 55 27 33,75 2 nguồn 23 57,50 12 30 35 43,75 3 nguồn 12 30 4 10 16 20 Tổng 40 100 40 100 80 100 Trung bình 2,175 1,45 1,8125

Kiểm địng T df=78 Sig.=0.000

( Nguồn: Xử lý số liệu điều tra)

Qua điều tra, ở nhóm doanh nghiệp đã tham gia BHXH, chủ doanh nghiệp tiếp cận được bình quân hơn 2,175 nguồn thông tin, trong lúc nhóm doanh nghiệp chưa tham gia BHXH chủ doanh nghiệp tiếp cận chỉ có 1,45 nguồn thông tin, bình quân chung của 2 nhóm là 1,8125 nguồn thông tin. Kết quả kiểm định T cho thấy có sự khác biệt mức độ tiếp cận thông tin về BHXH giữa nhóm doanh nghiệp đã tham gia BHXH và nhóm doanh nghiệp chưa tham gia BHXH với mức ý nghĩa thống kê 95%.

3.4.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của doanh nghiệp

Kết quả xử lý mô hình Logit xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định tham gia BHXH của các chủ sử dụng lao động doanh nghiệp thể hiện ở bảng 3.20.

Bảng 3.20: Ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định tham gia BHXH của các doanh nghiệp điều tra

Chỉ tiêu Hệ số αi (Coefficient) Ảnh hưởng cận biên Hệ số C -19,46929*** (4,826769) -4,8585

Chuyên môn chủ sử dụng lao động điều tra (CHMON)

2,595997**

(1,025070) 0.57096 Tổng số lao động có trong doanh nghiệp điều

tra (TONGLD)

0,241168**

(0,116969) 0,06018 Thu nhập bình quân lao động của doanh

nghiệp điều tra (THUNHAPBQ)

0,007982***

(0,002342) 0,00199 Thanh kiểm tra BHXH (THANHTRA) 3,254441***

(1,212239) 0,63685 Số nguồn thông tin về BHXH mà chủ doanh

nghiệp tiệp cận được (NGUONTT)

1,823048**

(0,743667) 0,45494 Likelihood Ratio Test Statistic (5df) 85,30221***

Hệ số Mc Fadden R2 0,769157

Tỷ lệ dự đoán đúng:

+ Doanh nghiệp tham gia BHXH 90% + Doanh nghiệp không tham gia BHXH 90%

Ghi chú: - (**), (***): Có ý nghĩa thống kê tương ứng các mức 95%,99% - Các số liệu trong ngoặc (cột hệ sốαi )là sai số chuẩn (Standard Error). - Số mẫu nghiên cứu là 80.

( Nguồn: Xử lý từ số liệu điều tra ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 3.20, ta thấy kiểm định χ2 của mô hình là 76,25 tại mức 5 bậc tự do với mức ý nghĩa thống kê 99%. Với kết quả này ta loại bỏ giả thuyết Ho, tức là bác bỏ giả thuyết tất cả các hệ số hồi quy đều bằng 0 và chấp nhận giả thuyết H1, giả thuyết không phải tất cả các hệ số hồi quy riêng đều bằng 0. Như vậy, mô hình đưa ra là hợp lý và phù hợp với thực tế tại mức ý nghĩa 99%.

Hệ số Mc Fadden R2 bằng 0,6875 chứng tỏ 68,25% xác suất quyết định tham gia BHXH bắt buộc được giải thích từ các biến trong mô hình, còn lại 31,75% xác suất quyết định tham gia BHXH bắt buộc được giải thích từ các biến chưa đưa vào trong mô hình. Điều này cho thấy các nhân

tố ảnh hưởng chủ yếu đến quyết định tham gia BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp điều tra đã được xác định trong mô hình, còn các nhân tố khác chưa đưa vào mô hình ảnh hưởng không lớn lắm đến quyết định tham gia BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp điều tra.

Qua kiểm định cho mô hình logit cho thấy, những biến số bị loại khỏi mô hình thực sự là những biến không có ảnh hưởng đối với mô hình. Bên cạnh đó, mô hình cũng cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến và qua kiểm định cũng cho thấy mô hình được ước lượng khá tốt. Tất cả các dấu của các biến độc lập đều phản ánh đúng kỳ vọng và chúng đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 95% và 99%. Trên cơ sở đó mô hình logit được sử dụng để phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Huế. Chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây.

Bảng 3.20 cho biết ảnh hưởng lớn nhất đến quyết định tham gia BHXH bắt buộc của các doanh nghiệp được điều tra, với giả định các yếu tố khác cố định, khi có thanh kiểm tra tại các doanh nghiệp không tham gia BHXH so với mức trung bình giữa 2 nhóm (0,275) thì xác suất quyết định tham gia BHXH bắt buộc sẽ tăng 0,6368 lần (63,68%) so với doanh nghiệp không tham gia.

Tương tự như thế, khi trình độ chủ sử dụng lao động doanh nghiệp từ chưa qua đào tạo chuyển sang có đào tạo thì xác suất quyết định tham gia BHXH bắt buộc sẽ tăng 0,5709 lần (57,09%) so với ban đầu.

Khả năng tiếp cận nguồn thông tin BHXH mà chủ sử dụng lao động doanh nghiệp tiếp cận được là một biến số có mức ảnh hưởng khá lớn đến khả năng tham gia BHXH của doanh nghiệp. Nếu mức độ tiếp cận thông tin của chủ sử dụng lao động tăng thêm 01 nguồn so với mức trung bình giữa 2 nhóm (1,8125 nguồn) thì xác suất quyết định tham gia BHXH bắt buộc tăng 0,4549 lần (45,49%) so với ban đầu.

Những biến tổng số lao động doanh nghiệp, thu nhập lao động bình quân của doanh nghiệp có tác động làm cho khả năng tham gia BHXH bắt buộc có xu hướng tăng lên. Khi doanh nghiệp tăng lên 01 lao động so với mức trung bình giữa hai nhóm (14 lao động) xác xuất quyết định tham gia BHXH bắt buộc tăng 0,0601 lần (6,01%) so với ban đầu; Thu nhập lao động bình quân của doanh nghiệp tăng lên 1 ngàn đồng so với thu nhập lao động bình quân giũa hai nhóm ( 1,325 triệu đồng) thì xác suất quyết định tham gia BHXH bắt buộc tăng 0,0019 lần (0,19%) so với ban đầu.

Chương 4

CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN THU BẢO HIỂM XÃ HỘI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN

ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

4.1 DỰ BÁO VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN TỚI LÀM CƠ SỞ THỰC HIỆN THU BẢO HIỂM XÃ HỘI KHU VỰC KINH TẾ TƯ NHÂN

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc (Trang 88 - 93)