Đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc (Trang 76 - 78)

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

3.3.1 Đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội

Hiện nay, thực tế công tác quản lý thu BHXH đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực KTTN gặp nhiều khó khăn trong việc theo dõi tình hình đăng ký tham gia BHXH của các doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp đăng ký giấy phép xong nhưng không có trụ sở giao dịch, thành lập xong nhưng không hoạt động hay hoạt động thời gian ngắn rồi giải thể nên không có cơ sở để cơ quan BHXH thực hiện thu BHXH. Ngoài ra còn có một số trường hợp doanh nghiệp đã nộp BHXH, đối chiếu công nợ tiền BHXH với cơ quan BHXH sau

một thời gian ngắn nay giải thể, phá sản, dừng hoạt động… không còn chủ sở hữu hoặc chưa có biện pháp để giải quyết số nợ này.

Hầu hết các doanh nghiệp khu vực KTTN đóng BHXH không đúng số lao động hiện có. Lợi dụng kẽ hở của pháp luật về lao động và BHXH, nhiều chủ doanh nghiệp ký hợp đồng ngắn hạn, khoán gọn công việc hoặc hợp đồng lao động dưới 3 tháng, rồi cho nghỉ việc và lại tuyển mới lao động để tránh nộp BHXH cho số lao động này; nhưng lại khai tăng số lao động để tăng chi phí lương nhằm tính tăng chi phí, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

Định mức khu vực KTTN thường rất cao, kéo dài thời gian lao động, phần lớn các doanh nghiệp tư nhân không áp dụng chế độ phụ cấp do Nhà nước quy định, điều kiện bảo hộ và an toàn lao động không đảm bảo. Đa số các doanh nghiệp chưa có quy chế trả lương, định mức lao động, đơn giá tiền lương, nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng thang lương bảng lương để trả cho người lao động. Vì vậy tiền lương, tiền công mà người lao động nhận được rất thấp, chưa tương xứng với sức lao động bỏ ra. Theo quy định pháp luật hiện hành, tiền lương, tiền công ghi trên HĐLĐ là cơ sở pháp lý để tính mức nộp BHXH cho người lao động, cho nên chủ sử dụng lao động ký HĐLĐ với người lao động thấp hơn rất nhiều lần so với tiền lương thực nhận của người lao động. Điều này sẽ làm giảm mục đích bản chất của BHXH do mức nộp BHXH thấp thì mức chi trả trợ cấp BHXH cũng thấp dẫn đến người lao động sẽ không thấy được ý nghĩa, vai trò của BHXH nên không tích cực tham gia cũng như không đòi hỏi chủ sử dụng lao động thực hiện quyền tham gia BHXH cho mình.

Việc theo dõi lao động thuộc diện tham gia BHXH đối với các đơn vị này còn nhiều bất cập. Trong quá trình hoạt động, hầu như các doanh nghiệp KTTN viện ra nhiều lý do để không báo cáo tình hình sử dụng, tăng, giảm lao

động của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Do vậy các cơ quan chức năng và cơ quan BHXH gặp nhiều khó khăn trong việc thống kê lao động và quỹ tiền lương, dẫn đến số lượng lao động tham gia BHXH thấp hơn số lao động hiện có của doanh nghiệp, thất thu BHXH.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động thu BHXH khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.doc (Trang 76 - 78)