Những thách thức đặt ra khi muốn xâm nhập thị trường châu Phi

Một phần của tài liệu Trung quốc xâm nhập thị trường châu phi và bài học cho việt nam.doc (Trang 31 - 33)

II. Tổng quan về thị trường Châu Phi

4. Những thách thức đặt ra khi muốn xâm nhập thị trường châu Phi

4.1. Vẫn tồn tại những mâu thuẫn xung đột nội bộ tiềm tàng

Thực tế cho thấy, tuy tình hình chính trị của châu Phi có nhiều biểu hiện khả quan hơn trước nhưng nguy cơ bùng phát những xung đột nội bộ vẫn là khá cao. Một cuộc đảo chính, một cuộc bạo loạn hay một hành động khủng bố đều có làm đảo lộn, trì trệ, thậm chí là phá tan những dự án, hiệp định buôn bán, trao đổi. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khó có thể xây dung kế hoạch buôn bán dài hạn hoặc trung hạn với các đối tác này.

Do trình độ phát triển kinh tế nhìn chung còn yếu kém, nên hầu hết hoạt động thương mại ở châu Phi còn lạc hậu và không đồng đều. Sức mua vào loại thấp nhất thế giới. Ngoài ra, cơ cấu xuất khẩu của các nước gần giống nhau do hầu hết đều là những nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn. Cơ cầu xuất nhập khẩu, đặc biệt là xuất khẩu, hầu như giống nhau, tập trung vào nhiên liệu, khoáng sản ở dạng thô và sản phẩm nông nghiệp giá trị thấp. Vì vậy thường xuyên có sự cạnh tranh trong xuất khẩu các sản phẩm này.

4.3. Chính sách bảo hộ các ngành sản xuất trong nước cản trở nhập khẩu sản phẩm giá rẻ, chất lượng cao phẩm giá rẻ, chất lượng cao

Nhiều nước châu Phi vẫn đang theo đuổi chính sách thay thế nhập khẩu và ding mức thuế nhập khẩu cao để bảo hộ các ngành sản xuất kém hiệu quả của mình. Điều này cản trở bản thân các nước này hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Khi thực thi chính sách bảo hộ cao, không chỉ các bạn hàng không tiêu thụ được hàng hóa mà người dân châu Phi cũng khó tiếp cận được với hàng hóa đa dạng, có chất lượng và giá rẻ cạnh tranh.

4.4. Cơ sở hạ tầng yếu kém làm tăng chi phí vận chuyển, giá thành

Tình trạng thiếu thốn, lạc hậu của hệ thống đường sá, giao thông liên lạc, điện nước, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa là trở ngại rất lớn cho hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa và di chuyển nhân lực. Điều này làm giảm cơ hội tham gia các hoạt động giao dịch, tăng chi phí của sản phẩm, làm giảm chất lượng sản phẩm do khoảng cách vận chuyển lớn, chất lượng đường sá xấu…

4.5. Phương thức thanh toán phức tạp, khả năng thanh toán thấp kém, gây nhiều rủi ro cho đối tác rủi ro cho đối tác

Khả năng tài chính yếu kém cộng với khuôn khổ pháp lý nhiều khiếm khuyết, các giao dịch diễn ra trong tình trạng mập mờ, tùy tiện đã gây rất nhiều khó khăn cho đối tác nước ngoài trong thanh toán. Hoạt động trao đổi với doanh nghiệp châu Phi thường được thực hiện thông qua một công ty trung gian, phổ biến là qua một công ty Châu Âu, đã gây phiền hà và thiệt thòi không ít cho các đối tác.

Châu Phi hiện nay là đối tượng khai thác của rất nhiều thế lực quốc tế, có thể kể đến Mỹ, Nga, Trung Quốc, ấn Độ… đều đang lăm le tìm mọi cách kiểm soát Châu Phi – “viên ngọc đen” dồi dào tài nguyên, đặc biệt là dầu khí. Điều này đã làm cho những đối tác mới rất khó thâm nhập được vào thị trường Châu Phi.

Một phần của tài liệu Trung quốc xâm nhập thị trường châu phi và bài học cho việt nam.doc (Trang 31 - 33)

w