Quan hệ thương mại Việt Nam Châu Phi còn nhiều hạn chế và gặp

Một phần của tài liệu Trung quốc xâm nhập thị trường châu phi và bài học cho việt nam.doc (Trang 67 - 69)

I. Thực trạng xâm nhập thị trường châu Phi của Việt Nam

6.Quan hệ thương mại Việt Nam Châu Phi còn nhiều hạn chế và gặp

khó khăn trong quá trình phát triển

Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Châu Phi cho thấy còn nhiều mặt hạn chế:

- Thứ nhất, quan hệ thương mại phát triển chậm hơn quan hệ chính trị, ngoại giao. Quy mô và tốc độ phát triển quan hệ thương mại chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam và các quốc gia châu Phi. Châu Phi vẫn còn là thị trường mới của Việt Nam.

- Thứ hai, hàng hoá xuất nhập khẩu đơn điệu, chủ yếu là nông sản chưa qua chế biến, hàng thô. Số lượng các mặt hàng xuất nhập khẩu chỉ nằm trong con số vài chục mặt hàng.

- Thứ ba, quy mô xuất nhập khẩu nhỏ bé. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và châu Phi chỉ chiếm 1% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang châu Phi năm 2005 chỉ chiếm 2% tổng kim ngạch 11 Thống kê tổng cục hải quan từ 2000 - 2005

xuất khẩu cả nước và kim ngạch nhập khẩu là 0,7%. Tính ổn định của thị trường xuất nhập khẩu ở châu Phi không cao.

- Thứ tư, hiệu quả xuất nhập khẩu hàng hoá thấp. Do chi phí vận tải lớn lại khó kết hợp vận chuyển 2 chiều nên giá thành xuất khẩu hàng hoá cao. Xuất khẩu chủ yếu là nông sản nên giá thấp, lợi nhuận không cao.

- Thứ năm, xuất nhập khẩu còn gặp nhiều rủi ro. Đây là sự tác động tổng hợp của điều kiện thanh toán, nạn trộm cướp và bất ổn chính trị ở nhiều quốc gia châu Phi.

- Thứ sáu, chính sách của Việt Nam và các quốc gia châu Phi còn nhiều bất cập. Chưa tạo dựng được môi trường pháp lý thuận lợi cho quan hệ thương mại. Các chính sách kinh tế, thương mại của nhiều nước thiếu minh bạch, thiếu độ tin cậy và thiếu hiệu quả cần thiết dẫn đến xáo trộn và tác động tiêu cực lên thị trường. Giữa Việt Nam và một số nước châu Phi vẫn tồn tại các tranh chấp thương mại chưa được giải quyết dứt điểm.

Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tổng quan, những thuận lợi cho xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu Phi là cơ bản, những khó khăn nêu trên chỉ là nhất thời ảnh hưởng không lớn và ngày càng ít đi khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tuy vậy, nó cũng đòi hỏi Chính phủ và các doanh nghiệp phải nỗ lực hơn nữa, tìm ra các giải pháp hữu hiệu, trong đó có vấn đề then chốt nhất là phải bằng mọi cách nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm nhằm duy trì, phát triển thị trường xuất khẩu và thu được hiệu quả xuất khẩu tối đa.

Một phần của tài liệu Trung quốc xâm nhập thị trường châu phi và bài học cho việt nam.doc (Trang 67 - 69)