Những đánh giá về thực trạng xâm nhập thị trường châu Phi của

Một phần của tài liệu Trung quốc xâm nhập thị trường châu phi và bài học cho việt nam.doc (Trang 47)

là những điều kiện của Âu Mĩ và của các tổ chức quốc tế về chính sách minh bạch, về giải quyết các vấn đề tham nhũng, về việc không dùng phương pháp đàn áp tàn bạo để duy trì an ninh hay để củng cố chính quyền, và về cải thiện phương pháp cai trị. Đây là những lí do tại sao Trung Quốc ngày càng giữ vị thế quan trọng trong quan hệ ngoại giao với các nước Châu Phi. Năm 2004, Trung Quốc vượt Mỹ trở thành nước mua dầu nhiều nhất của Angola. Trung bình năm 2004, Angola bán 323 ngàn thùng dầu cho Trung Quốc và 306 ngàn thùng dầu cho Mỹ. Từ đó đến nay, quan hệ giữa Angola và Trung Quốc càng ngày càng tăng cường.

III. Những đánh giá về thực trạng xâm nhập thị trường châu Phi của Trung Quốc Quốc

1. Những kết quả đạt được

Năm 2006 là kỉ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và các nước Châu Phi, đây được xem là thời điểm đánh dấu mốc quan trọng cho mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia lục địa đen. Tháng 6/ 2006, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tiến hành cuộc viếng thăm 10 quốc gia Châu Phi, nhằm mục đích thúc đẩy quan hệ ngoại giao và thương mại Trung – Phi. Tháng 11/2006, Bắc Kinh mở hội nghị thượng đỉnh cấp cao với sự tham gia của nhiều nhà lãnh đạo các nước Châu Phi, trong đó, chủ đề chính được đưa ra bàn luận là viễn cảnh hộ trợ của Trung Quốc dành cho các nước Châu Phi, cụ thể là các cam kêt xóa nợ, cho vay ưu đãi cùng rất nhiều những ưu đãi trong nhiều lĩnh vực tài chính, giáo dục, khoa học công nghệ… Sự có mặt nổi bật của Trung Quốc, một nền kinh tế mới nổi trên thế giới trong vài năm gần đây đã làm dấy lên nhiều cuộc tranh luận và bình xét trên thế giới. Câu hỏi đặt ra là liệu Trung Quốc đóng vai trò như thế nào trong quá trình phát triển kinh tế, vực dậy trong nghèo đói của các quốc gia Châu Phi: Một cường quốc lớn với tham muốn khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào của Châu Phi, và đặt lợi ích đó lên trên những mối quan tâm về quyền công dân, các vấn đề môi trường và an sinh xã hội; hay sự có mặt đó đơn giản là nỗ lực của Trung Quốc trong vấn đề thúc đẩy, mở rộng mối đoàn kết, hợp tác “Nam – Nam” ? Liệu những chính sách của Trung Quốc tại Châu Phi có góp phần tạo điều kiện cho các quốc gia lục địa đen

trong quá trình tự giải phóng khỏi sự bất công, đàn áp mà hậu quả là nợ nần và những ràng buộc chuyên chế về chính trị, kinh tế, đưa các nước Châu Phi vươn mình tiến đến độc lập tự chủ hoàn toàn – quá trình đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng trong suốt hai thập kỉ thông qua các chương trình hỗ trợ điều chỉnh; hay đơn giản Trung Quốc chỉ là một dạng khác của cái được gọi là chuyên chế và bất công ở Châu Phi?

Theo dòng lịch sử, có thể nói Trung Quốc đã đóng vai trò khác biệt trong quá trình góp phần thay đổi diện mạo Châu Phi so với những thế lực thực dân chuyên chế độc tài trước kia. Trung Quốc ủng hộ các quốc gia Châu Phi đáu tranh giành tự do độc lập, đem tới Châu Phi những viện trợ giáo dục, vệ sinh y tế cho người dân… Hơn nữa, sự có nổi lên của Trung Quốc đã tạo ra nhiều cơ hội cho Châu lục này chứ không hẳn chỉ là các vấn đề tiêu cực mà nhiều bên thế giới tranh cãi. Việc chính quyền phương Tây phải đối mặt với một đối thủ cạnh tranh mới, thay thế cho thời kì độc tài chuyên chế về tài chính quốc tế đã tạo ra không gian cho nhiều quốc gia Châu Phi để dần thoát khỏi đói nghèo, trì trệ và phát triển. Cho đến nay quan hệ Trung-Phi đã đem lại nhiều thành quả tích cực.

1.1. Đối với các nước Châu Phi

1.1.1. Thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, từng bước thoát khỏi nghèo đói

Các nhà lãnh đạo 48 nước Châu Phi đã tập trung lại tại Bắc Kinh tháng 11/2006 để tham dự cuộc hội nghị thượng đỉnh quốc tế lớn nhất từ trước đến nay tại Trung Quốc. Trung Quốc, trong dịp này, đã đẩy mạnh mọi ưu thế trong quan hệ ngoại giao Trung – Phi nhằm mục đích thể hiện sự nồng nhiệt của Phương Đông với các quốc gia lục địa đen, đồng thời khiến người dân trong nước cũng như cả thế giới tin tưởng vào tầm quan trọng của hội nghị này. Ngày 4/11/2006, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đưa ra đề nghị nâng tầm quan hệ thương mại Trung – Phi với kim ngạch trao đổi thương mại là 100 tỉ USD trước năm 2010. Đây là mức trao đổi thương mại gấp hơn hai lần so với năm 2005, khoảng 39.7 tỉ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2006, quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Châu Phi đã lên tới 40.6 tỉ USD, tăng 42% so với năm trước. Cùng ngày, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng tuyên bố viện trợ cho Châu Phi khoản vay ưu đãi 3 tỉ USD trong vòng 3 năm, xóa nhiều khoản nợ lớn cho một số nước Châu Phi nghèo đói. Trung Quốc cam kết:

•Cung cấp viện trợ gồm khoản vay ưu đãi 3 tỉ USD, khoản tín dụng trao đổi thương mại trị giá 2 tỉ USD trong vòng 3 năm tiếp theo

•Thành lập quỹ phát triển Trung – Phi với mục tiêu đạt tới 5 tỉ USD để khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Châu Phi và cung cấp viện trợ cho các quốc gia này

•Xóa hết những khoản nợ dưới hình thức là vay không tính lãi hai chính phủ mà Trung Quốc dành cho các nước kém phát triển nhất và các nước nghèo nợ nần chồng chất ở Châu Phi cuối năm 2005 có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc

•Tăng số lượng các mặt hàng xuất khẩu của Châu Phi sang Trung Quốc được hưởng mức thuế bằng 0 đối với các nước Châu Phi kém phát triển nhất có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc

•Thành lập 3 đến 5 khu vực hợp tác kinh tế ở Châu Phi trong 3 năm tới

Trên lĩnh vực kinh tế, quan hệ kinh tế và thương mại với Trung Quốc đã giúp GDP của các nước Châu Phi, đặc biệt là những nước nằm ở khu vực phía dưới sa mạc Sahara, tăng rất nhanh. Trong những năm 1997-2000, GDP của các nước Châu Phi chỉ tăng trung bình 2,6% một năm. Nhưng vì Trung Quốc có yêu cầu về nhiên liệu và nguyên liệu ngày càng lớn, giá trên thế giới càng ngày càng lên, chính đâylà nguyên nhân giúp GDP của các nước này tăng trung bình là 4,4% một năm trong giai đoạn 2001-2004. Do đầu tư của Trung Quốc năm 2005, GDP của các nước Châu Phi tăng với tỉ số cao nhất từ trước đến nay, khoảng 5,2%. Trung Quốc còn đang đầu tư các loại hàng hóa và dịch vụ phi mậu dịch ở Châu Phi như nông nghiệp, du lịch và đồ gia dụng. Châu Phi là một địa điểm hấp dẫn trong các lĩnh vực có hàm lượng lao động cao, điều này mang lại cho các nước Châu Phi cơ hội theo đuổi sự đa dạng hóa các ngành nghề ngoài các lĩnh vực cốt lõi. Ngoài ra, việc Trung Quốc đẩy giá nguyên liệu và nhiên liệu lên cao, đồng thời các đường sá, cầu cống, và các đập nước Trung Quốc xây có chất lượng cao nhưng với giá thành thấp hơn so với các công trình của nhiều nước phương Tây cũng đem lại cho Châu Phi nhiều lợi ích kinh tế đáng kể. Trung Quốc đã loại bỏ thuế quan đối với 200 các mặt hàng công nghiệp khác nhau có xuất xứ tại Châu Phi, áp dụng các khoản cho vay ưu đãi và tín dụng thương mại đối với các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào Châu Phi. Chính phủ Trung Quốc còn cam kết sẽ vận động Liên hiệp quốc chú ý nhiều hơn tới sự phát triển kinh tế tại Châu

Phi và thúc đẩy sự hợp tác Nam-Nam. Cho đến nay Trung Quốc đã xóa nợ cho 31 nước Châu Phi và các khoản viện trợ của nước này ước tính đạt 5,5 tỷ USD.

Ngoài ra, mối quan hệ hợp tác thân thiết với Trung Quốc còn tạo cơ hội mở đường cho nhiều nước Châu Phi tìm đường vào thị trường Trung Quốc. Không chỉ cam kểt đánh mức thuế bằng 0 đối với một số mặt hàng của các quốc gia Châu Phi đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, bên cạnh đó, chính phủ Trung Quốc còn tạo điều kiện xúc tiến thương mại cho nhiều mặt hàng xuất khẩu của Châu Phi thông qua các hội chợ, triển lãm hàng hóa thường niên ở Trung Quốc. Nhiều cuộc triển lãm và hội chợ xúc tiến thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Châu Phi được tổ chức tại Trung Quốc để giới thiệu và quảng bá các sản phẩm xuất khẩu địa phương như: khoáng sản, trang sức, tiêu, chè, cà phê…nhằm mục đích khuyến khích và đem cơ hội đầu tư chưa từng có tiền lệ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc.

Bảng 3: Thị phần của Châu Phi trong tổng nhập khẩu của Trung Quốc

Tên loại hàng hóa 1994 1996 1998 2000 2002 2003 % Chênh lệch 1994-2003 Tổng NK Nhập khẩu từ Châu Phi Hàng hóa thiết yếu 2,6 3,4 3,1 8,8 7,6 8,1 362 1348 Nguyên liệu

nông nghiệp thô 3,2 4,4 4,3 4,3 4,4 5,4 214 437

Dầu mỏ 1,7 4 3,7 17,3 15,1 16,4 622 6976

Quặng

và kim loại 5,4 4,8 3,7 3,7 4,1 3,6 495 299

(Nguồn: COMTRADE.com)

1.1.2. Nâng cao cơ sở hạ tầng, mức sống nghèo khổ, thiếu thốn trong sinh hoạt vật chất của người dân chất của người dân

Tại hội nghị các nhà lãnh đạo Châu Phi tại Bắc Kinh, Trung Quốc cam kết trong vòng 3 năm, đào tạo 15000 chuyên gia cho Châu Phi, gửi 100 chuyên gia phát triển nông nghiệp cao cấp tới Châu Phi; thiết lập 10 trung tâm vận hành kĩ thuật tại Châu Phi, xây dựng 30 bệnh viện, 30 trung tâm chữa trị và phòng chống sốt rét;

gửi 300 tình nguyện viên tới Châu Phi, xây dựng 100 trường học nông thôn, tăng số học bổng cho sinh viên Châu Phi từ 2000 học bổng 1 năm lên tới 4000 học bổng hàng năm cho tới năm 2009.

Theo số liệu của Trung Quốc, đến cuối năm 2005, Trung Quốc đã giúp xây dựng hơn 720 công trình ở Châu Phi, trao hơn 18.000 học bổng của chính phủ, gửi hơn 15.000 nhân viên y tế sang Châu Phi để chữa bệnh cho 170 triệu bệnh nhân. Thêm vào đó, cuối năm 2006, Trung Quốc giúp Châu Phi đào tạo thêm 10.000 chuyên viên. Trung Quốc cũng đang khuyến khích doanh nghiệp nước mình đầu tư vào các cơ sở hạ tầng Châu Phi, bao gồm giao thông, viễn thông, bảo toàn vệ sinh cung cấp nước, điện.

1.1.3. Nâng cao điều kiện quân sự quốc phòng tại nhiều quốc gia Châu Phi

Điều đáng chú ý hơn cả trong số các hoạt động viện trợ của Trung Quốc tại Châu Phi, đó là Trung Quốc cam kết giúp đỡ đào tạo nhân lực cho quân đội của Châu Phi và hỗ trợ xây dựng quân đội tại đây. Ngoài ra Trung Quốc còn tăng cường hợp tác giúp đỡ Châu Phi trong công cuộc phòng chống tội phạm có tổ chức.

1.2. Đối với Trung Quốc

1.2.1. Khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng dồi dào, đặc biệt là dầu mỏ tại Châu Phi mỏ tại Châu Phi

Căn cứ theo tài liệu của Bộ Tài nguyên và Môi trường Trung Quốc, hiện Trung Quốc có khoảng 158 loại khoáng sản có nguồn cung cấp dự trữ cho phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, sản lượng khoảng sản này vẫn không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trong nước, cũng như duy trì mức độ tăng trưởng kinh tế bình quân hiện nay của Trung Quốc (9-10%). Ví dụ, sản xuất dầu thô nội địa ở Trung Quốc đến năm 2010 đáp ứng được khoảng 51 – 55 % nhu cầu phát triển, còn sản xuất quặng sắt trong nước đến năm 2010 chỉ đáp ứng được 38% và 29% dự tính đến năm 2020. Dự tính đến năm 2010 và 2020, Trung Quốc sẽ thiếu hụt tương ứng khoảng 250 triệu và 700 triệu tấn dầu lửa. Chính bởi thế, việc xâm nhập thị trường Châu Phi chính là con đường hiệu quả để Trung Quốc thỏa mãn nhu cầu phát triển ngắn hạn và dài hạn của mình.

Những nguyên liệu rẻ sẵn có và viễn cảnh về một nguồn lợi kinh tế khổng lồ từ việc đầu tư ở Châu Phi, cụ thể là khai thác tài nguyên thiên nhiên đã trở thành động lực chính cho chiến lược mở rộng và tăng cường những ràng buộc về kinh tế, chính trị đối với Châu Phi. Với nguồn tài nguyên dồi dào, Châu Phi đã trở thành nguồn cung cấp nguyên liệu thô và khoáng sản hữu hiệu thỏa mãn nhu cầu sản xuất công nghiệp ngày một tăng của Trung Quốc. Vì thế, trong mắt Trung Quốc, Châu Phi thực sự là một mảnh đất màu mỡ đáng quý, chính phủ Trung Quốc không ngừng nhấn mạnh mong muốn tăng cường hợp tác với Châu Phi trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, trên nguyên tắc phát triển tương trợ, hợp tác, đôi bên cùng có lợi.

Hiện nay khoảng 30% tổng số dầu mỏ Trung Quốc nhập là từ Châu Phi, chủ yếu từ Sudan, Angola, và Congo-Brazaville. Năm 2005 Trung Quốc nhập 2,6 triệu thùng dầu mỗi ngày, trong đó khoảng 800 ngàn thùng là từ 3 nước nói trên. Trung Quốc hiện nay mua 35% tổng số dầu xuất khẩu của Angola và 65% tổng số dầu xuất khẩu của Sudan. Lượng dầu Trung Quốc mua từ Sudan tương đương 7% tổng lượng dầu Trung Quốc cần dùng. Khoảng 40% các xí nghiệp dầu mỏ tại Châu Phi là của Trung Quốc. Các công ty của Trung Quốc ngày càng đứng vững ở Châu Phi. Năm 2003, CNPC (Công ty dầu lửa quốc gia Trung Quốc) đã hoàn thành việc xây dựng công trường khai thác dầu lửa Muglad (Sudan) có sản lượng 500.000 thùng/ngày kể từ năm 2005. Đồng thời, một nhà máy lọc dầu với sản lượng đạt 2,5 triệu tấn/năm và một đường ống dẫn kéo dài tới hải cảng trên biển Hồng Hải cũng đã được xây dựng. Theo các báo cáo từ phía Trung Quốc, đây là dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dầu lửa quan trọng nhất của Trung Quốc với số vốn lên đến 3 tỷ USD. Dầu lửa từ Sudan chiếm 7% trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc. Tháng 10 năm 2004, Trung Quốc cũng đã thành công trong việc có được giấy phép góp 50% vốn trong lô số 18 trên ngoài khơi Angola do tập đoàn Shell đứng tên khai thác. Trung Quốc đã đồng ý cung cấp một ngân khoản 2 tỷ USD với lãi suất thấp cho phía Angola nhằm đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng công cộng, khoản tiền này được hoàn trả thông qua việc Angola xuất cho Trung Quốc 10.000 thùng dầu mỗi ngày trong vòng 17 năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu dầu lửa của Angola sang Trung Quốc hiện nay chiếm 1/3 sản lượng dầu của nước này.

Nằm trong danh sách các nguồn cung cấp tiềm năng của Trung Quốc sẽ còn Nigeria, Guinea Xích đạo, Sao Tome & Principe, Congo Brazaville và Gabon. Tại Mali và Mauritania các công ty Trung Quốc cũng đang tiến hành khoan thăm dò cũng như thăm dò khả năng đầu tư mạnh mẽ hơn vào thị trường các nước này. Tại Gabon, công ty Total-Gabon và tập đoàn Sinopec của Trung Quốc đã ký kết một hợp đồng xuất khẩu dầu sang Trung Quốc năm 2004, đưa Trung Quốc trở thành bạn hàng dầu lửa lớn thứ 3 của nước này sau Mỹ và Pháp.

Trong giai đoạn từ năm 2000 - 2005, thương mại giữa Trung Quốc và Châu Phi đã tăng từ chỗ chưa tới 10 tỷ USD lên gần 40 tỷ USD và con số này được dự đoán sẽ tăng lên hơn gấp đôi vào năm 2010. Trung Quốc đang nhanh chóng trở thành một trong những nguồn đầu tư chính của Châu Phi; trong năm 2004, Trung Quốc đã đầu tư 900 triệu USD vào lục địa này, tăng hơn 300% so với năm trước đó và một

Một phần của tài liệu Trung quốc xâm nhập thị trường châu phi và bài học cho việt nam.doc (Trang 47)

w