Lí do về mặt kinh tế

Một phần của tài liệu Trung quốc xâm nhập thị trường châu phi và bài học cho việt nam.doc (Trang 38)

I. Những lí do để Trung Quốc xâm nhập thị trường châu Phi

1. Lí do về mặt kinh tế

1.1. Mở rộng thị trường xuất khẩu và tiêu thụ hàng hoá

Đối với Trung Quốc, vấn đề cạnh tranh thị trường xuất khẩu và đầu tư là sức ép đè nặng lên nền kinh tế đang đi vào giai đoạn cải cách cơ cấu, trong bối cảnh

khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á năm 1997 tác động mạnh tới kinh tế các nước khu vực. Nếu như mức tăng xuất khẩu của Trung Quốc 6 tháng đầu năm 1997 tụt xuống còn 17%, và đến 6 tháng đầu năm 1998 chỉ tăng 7,6%. Để đối phó với tình trạng xuất khẩu giảm mạnh, trong khi cố gắng giữ giá đồng Nhân dân tệ, chính phủ Trung Quốc đưa ra hàng loạt chính sách ứng phó, chủ yếu tập trung vào hai mặt là tiền tệ và ngoại thương. Họ đề ra chính sách “đa dạng hóa thị trường”, tạo ra môi trường và không gian bên ngoài rộng lớn hơn để tăng thêm kim ngạch xuất khẩu. Ngoài việc mở rộng thị trường sang châu Âu, Bắc Mỹ và Trung Cận Đông, Châu Phi là thị trường lớn thu hút sự chú ý của Trung Quốc. Trung Quốc chú trọng và thúc đẩy quan hệ kinh tế với các nước Châu Phi trước tiên là để bù lại sự thâm hụt xuất khẩu do cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu Á năm 1997 gây ra. Đây cũng được coi là một chiến lược quan trọng trong chính sách “đa dạng hóa thị trường” của Trung Quốc.

1.2. Châu Phi : nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên dồi dào cho phát triển công nghiệp

Đặt trong bối cảnh kinh tế thế giới, có thể thấy rõ rằng Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ kinh tế với Châu Phi là có động lực và mục tiêu rõ ràng. Mục tiêu của chính quyền Bắc Kinh là thu hút được nguyên liệu và nhiên liệu để tiếp tục nuôi sống các hạ tầng công nghiệp trong nước, đồng thời bắt tay hợp tác các quốc gia có nhiều tài nguyên như một đối tác kinh tế chính yếu có thể tin cậy được. Trước đà tăng trưởng cao trong hai thập niên qua, nền kinh tế Trung Quốc rất cần nguyên vật liệu mới mà trong nước đang cạn kiệt, để tiếp tục duy trì tốc độ phát triển kinh tế 9 - 10%. Nền kinh tế đang bùng nổ của Trung Quốc cần rất nhiều tài nguyên, đặc biệt là dầu mỏ, kim loại và gỗ. Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu mỏ lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ. Với GDP tăng trưởng ở tỷ lệ khoảng 10% trong ba năm gần đây, nhu cầu năng lượng của Trung Quốc đã vượt quá công suất sản xuất trong nước với một sự chênh lệch khá lớn. Năm 2003, Trung Quốc đã trở thành nước tiêu thụ các sản phẩm dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ, vượt qua Nhật Bản với 5,56 triệu thùng/ngày. Trong năm 2005, Trung Quốc sản xuất được 3,6 triệu thùng/ngày, trong khi đó họ tiêu thụ hết 8,1 triệu thùng/ngày. Dự đoán đến năm 2025, mức tiêu thụ của Trung Quốc sẽ là 12,8 triệu thùng/ngày trong đó hơn 9 triệu thùng sẽ phải nhập khẩu. Hiện nay Trung Quốc

đang phải nhập khẩu tới 70% lượng dầu lửa cần thiết cho phát triển kinh tế và phần lớn trong số này đến từ khu vực Trung Đông bất ổn và đang nằm dưới sự kiềm tỏa của Mỹ. Trung Quốc cũng chiếm 2/5 lượng tiêu thụ dầu lửa gia tăng trong 2 năm qua trên toàn thế giới. Ngoài ra, Trung Quốc còn bị thiếu hụt về một số mặt hàng nguyên liệu chính, đây là nguyên nhân Trung Quốc nhằm vào châu Phi để lấp đầy chỗ thiếu hụt đó. Châu Phi hứa hẹn sẽ là một nguồn cung cấp dầu mỏ, nguyên liệu thô ổn định và chưa bị các cường quốc khác độc chiếm. Bởi vậy, hiện nay, các công ty khai thác dầu lửa, khí đốt Trung Quốc đang tìm mọi cách chiếm lĩnh những vị trí then chốt trong mạng lưới ngành công nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên ở Châu Phi.

Bảng 1: So sánh trữ lượng khoáng sản tại Châu Phi và thế giới Loại khoáng sản Châu Phi (tấn) Thế giới (tấn) Tỉ lệ trữ lượng (%)

Platinum group metals 63.000 71.000 89

Diamonds (million carats) 350 580 60 Cobalt 3.690.000 7.000.000 53 Gold 10.059 35.941 28 Vanadium 3.000.000 13.000.000 23 Uranium 656 4.416 15 Manganese 52.000 380.000 14 Chromium 100.000 810.000 12 Titanium 63.000 660.000 10 Nickel 4.205 62.000 7 Coal 55.367 984.453 6

Bảng 2: Sản xuất dầu mỏ ở khu vực cận Sahara , Châu Phi

Đơn vị: ngàn thùng/ngày

Tên nước Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010

Nigeria 2.40 2.555 3.500

Angola 750 1.100 2.050

Chad 0 35 390

Soso Tomoo & Princowpe 0 25 350

Equatorial Guinea 118 350 350 Congo (Brazzaville) 283 222 197 Gabon 271 204 134 Cameroon 116 72 68 Cujte dIvoire 7 55 85 DRC 25 35 28 Mauritania 0 0 125 Guinea Bissau 0 0 250

(Nguồn: Báo cáo Châu Phi - Hiệp đoàn các nước Châu Phi, tháng 3/2006) 2. Lí do về mặt xã hội

Chính sách Châu Phi của Trung Quốc đặt trọng tâm vào chiến lược "thảo xuất khứ" (ra nước ngoài lập cơ sở) nhằm khuyến khích các xí nghiệp Trung Quốc tiến ra nước ngoài, với nhiều ưu đãi. Chiến lược này có mục đích giải tỏa nguồn hàng sản xuất dư thừa và sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các xí nghiệp cùng ngành trong nước. Cùng với phong trào này, sự xâm nhập của các công ty và người lao động Trung Quốc ngày càng hiện diện đông đảo tại các quốc gia Châu Phi, đặc biệt tại Qatar, Algeria. Mục đích của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc là khuyến khích người Trung Quốc tình nguyện ra nước ngoài làm việc, trước tiên để chứng tỏ sức năng động của nhân công Trung Quốc, nhưng hơn hết là để giải tỏa tình trạng dư thừa lao động đã xuất hiện trong những trung tâm đô thị lớn, đang bắt đầu gây sức ép nghẹt thở tại Trung Quốc.

3. Lí do về mặt chính trị

Ngoài các quan hệ kinh tế và thương mại, chiến lược về Châu Phi của Trung Quốc còn nhắm đến những mục tiêu phi kinh tế để tồn tại lâu dài tại châu lục này. Hơn 40 năm qua, từ Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai cho đến Đặng Tiểu Bình đều coi việc cố gắng phát triển quan hệ với các nước Châu Phi (thuộc thế giới thứ 3) là điểm cơ bản trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Vì vậy với sự phát triển thương mại và kinh tế, thì việc cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Châu Phi đã mang một ý nghĩa chính trị lớn hơn ý nghĩa kinh tế nhiều lần. Mối quan hệ hợp tác ngày càng khắng khít với các nước Châu Phi có thể giúp Trung Quốc tăng cường quy mô ảnh hưởng và tạo điều kiện cho những nỗ lực của Trung Quốc trong việc xác định lại quan hệ kinh tế, chính trị với “phần còn lại của thế giới”. Điều này hẳn nhiên sẽ gây một thay đổi quan trọng trong địa vị thống trị lấn át xưa nay của Phương Tây đối với Châu Phi, giảm bớt sức ảnh hưởng kinh tế, chính trị của các nước Phương Tây tại châu lục, và do đó tạo một trở ngại lớn cho sức lấn át của Phương Tây trong kinh tế, chính trị, các cuộc đối thoại phát triển với Châu Phi nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung.

Quan hệ của Trung Quốc với các nước Châu Phi đã hỗ trợ rất lớn cho nước này trên mặt trận ngoại giao thế giới vì các nước Châu Phi thường bỏ phiếu như là một khối trong các cơ quan quốc tế. Các nước Châu Phi đã ủng hộ Trung Quốc rất mạnh mẽ trong việc chống lại các nghị quyết tại Liên Hiệp Quốc của một số nước phương Tây tố cáo Trung Quốc về vấn đề vi phạm nhân quyền. Các nước Châu Phi cũng đã giúp Trung Quốc đánh bại hết tất cả mọi yêu cầu của Đài Loan gia nhập Tổ Chức Y Tế Thế Giới và các tổ chức quốc tế khác. Ngoài ra, các nước Châu Phi đã giúp Trung Quốc thắng cuộc đấu thầu đăng cai Thế Vận Hội năm 2008 và Hội Chợ Thế Giới (World Expo) năm 2010.

Một lí do chính trị quan trọng khác là quan hệ Trung Quốc-Châu Phi phát triển thì không gian chính trị truyền thống của Đài Loan tại châu lục này cũng bị thu hẹp. Đây là một thắng lợi trong chính sách phong tỏa Đài Loan bằng ngoại giao của Trung Quốc. Mấy năm qua, theo đà lớn mạnh của Trung Quốc, Châu Phi đã trở thành khu

vực tranh giành ảnh hưởng giữa Trung Quốc và Đài Loan. Nếu Mỹ giành được ảnh hưởng từ người Pháp, thì Trung Quốc đang từng bước đẩy lùi Đài Loan ra khỏi châu lục này. Chính ngoại trưởng Đài Loan Hồ Chí Cường ngày 2/5/1998 đã thừa nhận tình trạng đó: “hiện nay trong hơn 27 nước xóa quan hệ ngoại giao với Đài Loan thì đã có 2 đến 3 nước bật đèn đỏ và 2 đến 3 nước bật đèn vàng trong quan hệ với Đài Loan”. Việc Nam Phi cắt bỏ quan hệ với Đài Loan để thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc (ngày 1/1/1998) được ghi nhận là một thắng lợi ngoại giao của Trung Quốc. Nó đánh dấu thất bại đối ngoại của Đài Loan, chấm dứt 21 năm quan hệ giữa đất nước lớn nhất, có vị trí trọng yếu và giàu tài nguyên nhất Châu Phi với Đài Loan. Đây cũng là kết quả tất yếu của lập trường chống chủ nghĩa A-pac-thai của Trung Quốc đã được tổng thống Nam Phi Nelson Mandela ghi nhận. Vì vậy, việc Nam Phi thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và đoạn tuyệt quan hệ với Đài Loan là điều rất quan trọng đối với Trung Quốc trong việc thực hiện chiến lược ngoại giao “tiến xuống Tây- Nam”. Mối quan hệ Trung Quốc-Nam Phi chắc chắn sẽ gây nên hiệu ứng mới trong toàn Châu Phi. Bước phát triển mới này không những thách thức địa vị của Mỹ ở Châu Phi, gây tác động mạnh đến tình hình hai bờ eo biển Đài Loan, mà sẽ tạo thuận lợi cho Trung Quốc tiến hành chính sách đa cực hóa trong quan hệ quốc tế. Nó không những mở ra cho Trung Quốc một thị phần rộng lớn ở Châu Phi để cạnh tranh với Mỹ và các nước lớn khác mà về lâu dài sẽ thúc giục các nước Châu Phi, đặc biệt là 8 nước còn giữ quan hệ ngoại giao với Đài Loan phải tính toán lại lợi ích chiến lược của họ.

Như vậy, ngoài mục đích khai phá thị trường mới, chiều hướng phát triển trên cho thấy Trung Quốc đang tiếp tục chính sách bao vây phong tỏa ngoại giao với Đài Loan, đồng thời đẩy mạnh chính sách tập hợp lực lượng mới. Với quan niệm đó, Trung Quốc đã coi Châu Phi là một mắt xích quan trọng trong “vành đai sinh trưởng” (ASEAN –Nam á – Trung Đông – Châu Phi -Mỹ latinh) của thế giới đa cực để điều hòa mối quan hệ với các nước lớn trong tương lai.

II. Những ưu thế của Trung Quốc khi xâm nhập thị trường Châu Phi

1. Trung Quốc có đủ sức mạnh kinh tế để cung cấp cho Châu Phi các khoản viện trợ không điều kiện, giảm nợ, xóa nợ cùng nhiều chương trình hỗ trợ kinh tế, trợ không điều kiện, giảm nợ, xóa nợ cùng nhiều chương trình hỗ trợ kinh tế, quân sự hấp dẫn khác

1.1. Viện trợ kinh tế, hỗ trợ giáo dục không điều kiện

Với những chương trình viện trợ, cố vấn, cung cấp chuyên gia (khoảng 100.000 chuyên gia đang có mặt tại các nước châu Phi), Trung Quốc đã tìm được con đường thuận lợi thâm nhập thị trường Châu Phi. Quan hệ Trung – Phi càng ngày càng thắt chặt, giúp Trung Quốc tạo ảnh hưởng lớn với châu lục này. Các nước châu Phi không chỉ thấy lợi ích từ việc hợp tác kinh tế với Trung Quốc mà còn muốn thực hiện mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc. Diễn đàn Trung – Phi tổ chức tháng 11/2007 càng tỏ rõ sức hút của Trung Quốc với thị trường mới châu Phi. Trong chiến lược chinh phục thị trường Châu Phi, Trung Quốc đã không ngần ngại tạo ưu thế cho mình bằng cách tuyên bố giảm nợ cho các nước Châu Phi và trợ giúp thêm về kinh tế mà không kèm theo các ràng buộc về chính trị. Trong khi các tổ chức đa phương cũng cung cấp cho Châu Phi các khoản cho vay ưu đãi, nhưng tiến trình diễn ra khá chậm, Trung Quốc có thể cung cấp những khoản tiền ứng trước và thường với mức lãi suất trợ cấp hấp dẫn hơn. Với ưu thế là sức mạnh kinh tế thông qua các khoản viện trợ không điều kiện, các lợi ích kinh tế mang lại cho Châu Phi, Trung Quốc đã thực sự trở thành đối tác chiến lược quan trọng của nhiều quốc gia Châu Phi nghèo đói, nâng tầm quan hệ Trung – Phi lên một bước mới khởi sắc với chuyến công du 12 nước Châu Phi năm 2008 của Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Đây là chuyến thăm thứ 3 của ông kể từ khi nắm chức vụ cao nhất của Trung Quốc năm 2003. Trong số các chặng dừng chân của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào có Camerun, Liberia, Sudan, Namibia, Nam Phi, Mozambique và Seychells. Ngay trước chuyến đi của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc đã thông báo chương trình viện trợ 3 tỷ USD8 cho châu Phi. Sự năng động của Trung Quốc ở châu Phi hoàn toàn không phải là một điều mới mẻ. Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, khi mà kinh tế Trung Quốc đang gặt hái được thành công, ngoại giao Trung Quốc đã lựa chọn châu Phi như là 8 Comtrade.com

một chiến lược đột phá. Chìm đắm trong xung đột, nghèo đói, bệnh tật, sự hiện diện của Trung Quốc ở châu Phi đi kèm với một loạt viện trợ không điều kiện và các lợi ích kinh tế, quân sự là một tín hiệu khả quan đối với nhiều nước châu Phi sau nhiều năm vẫn phụ thuộc về mặt kinh tế và tài chính vào các cường quốc thực dân cũ như Anh và Pháp.

1.2. Hỗ trợ xuất khẩu của Châu Phi với mức thuế quan ưu đãi

Trung Quốc đã loại bỏ thuế quan đối với 200 các mặt hàng công nghiệp khác nhau có xuất xứ tại Châu Phi, áp dụng mức thuế quan 0% đối với 28 nước trong số 48 nước Châu Phi đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, tạo hy vọng thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài cho nhiều quốc gia Châu Phi nghèo đói.

1.3. Trung Quốc đi tiên phong trong hỗ trợ quân sự cho Châu Phi

Trong lĩnh vực quân sự, Trung Quốc có quan hệ mật thiết với nhiều nước Châu Phi, điển hình là Zimbabwe. Chính quyền của Tổng thống R. Mugabe đang có chương trình trang bị một thế hệ máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Quan hệ quân sự giữa Trung Quốc và châu Phi thực sự được phát triển vào những năm 90. Những hiệp định hợp tác quân sự song phương đã được ký kết giữa Trung Quốc với Congo Brazaville trong khi đó nhiều chuyên gia quân sự Trung Quốc đang làm việc tại các trại huấn luyện ở Angola. Trong số các khách hàng của các công ty quân sự Trung Quốc con có các nước như Trung Phi, Burkina Farso, Tchad, Liberia, Senegal. Thậm chí, Tổng thống mới thắng cử ở Cộng hoà Dân chủ Congo, J. Kabila đã được triệu về nước làm Tổng thống tạm quyền thay người cha, L. D. Kabila bị ám sát, khi ông đang theo học sĩ quan quân đội tại Trung Quốc.

Trong những năm 60 và 70 của thế kỷ trước, Trung Quốc cũng tích cực ủng hộ các phong trào nổi dậy ở châu Phi cả về chính trị, kinh tế và quân sự. Hiện nay, những nội dung hợp tác kinh tế và thương mại đang dần trở thành chủ đạo trong quan hệ Trung – Phi nhưng không vì thế mà các lợi ích quân sự và chính trị bị xem nhẹ.

2. Trung Quốc sẵn sàng xâm nhập vào nhiều khu vực thị trường ở Châu Phi đang bị các nước Âu Mỹ khác tẩy chay hoặc hạn chế quan hệ ngoại giao, thương mại. bị các nước Âu Mỹ khác tẩy chay hoặc hạn chế quan hệ ngoại giao, thương mại.

Trong khi một số Chính phủ sẽ hạn chế quan hệ thương mại với các quốc gia mà họ cho rằng đang tuân theo các chính sách phi đạo đức, thì Trung Quốc tỏ ra không nao núng trước những mối lo ngại đó và tuyên bố đã lên kế hoạch xâm nhập vào các thị trường ở Châu Phi mà các nước khác còn e ngại. Vào giữa lúc các thế lực

Một phần của tài liệu Trung quốc xâm nhập thị trường châu phi và bài học cho việt nam.doc (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w