II. Một số bài học cho Việt Nam về giải pháp phát triển quan hệ
2. Bài học về giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam Châu
2.1.2. Xây dựng khuôn khổ pháp luật cho hoạt động ngoại thương
ra cho công tác xuất nhập khẩu vào thị trường này.
Điều này báo hiệu triển vọng phát triển thương mại to lớn giữa Việt Nam và Châu Phi, đồng thời cũng đòi hỏi Chính phủ phải có những định hướng phát triển mới trên thị trường Châu Phi trong tương lai. Theo đó, Chính phủ sẽ đề ra một chiến lược phát triển kinh tế - thương mại với Châu Phi xa hơn nữa đến năm 2020, tập trung chủ yếu vào các vấn đề: nguyên tắc và mục tiêu khi phát triển thị trường Châu Phi, các biện pháp và chính sách cụ thể, các phương tiện để thực hiện chính sách cũng như các bước thực hiện chiến lược đó. Trong chiến lược xuất nhập khẩu này, Chính phủ cần tiếp tục dành ưu tiên cao cho hoạt động xuất khẩu. Điều này hoàn toàn phù hợp với một xu thế tất yếu hiện nay là Chính phủ các nước (kể cả nước phát triển và đang phát triển) đều khuyến khích và ủng hộ mạnh mẽ chính sách khuyến khích và phát triển xuất khẩu. Song trong chiến lược dài hạn này, cần xây dựng và thực hiện có hệ thống các chính sách quan trọng như chính sách thị trường, chính sách mặt hàng, hệ thống các biện pháp hỗ trợ như bộ máy hỗ trợ tại chỗ, tín dụng xuất khẩu, thông tin thị trường, hỗ trợ nghiên cứu, hỗ trợ đặt văn phòng đại diện, hỗ trợ chi phí thuê kho ngoại quan... để tạo được một nền tảng lâu dài và bền vững cho hoạt động trao đổi và hợp tác thương mại cả về số lượng lẫn chất lượng.
Trong chiến lược mậu dịch dài hạn với thị trường Châu Phi, Chính phủ nên nghiên cứu thành lập tổ công tác liên ngành chuyên trách về quan hệ kinh tế thương mại với thị trường Châu Phi. Chủ trương này phải được cụ thể hoá bằng văn bản với các chính sách và biện pháp hỗ trợ.
2.1.2. Xây dựng khuôn khổ pháp luật cho hoạt động ngoại thương Việt Nam và Châu Phi. Phi.
Để tạo được một khuôn khổ pháp lý đầy đủ cho hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Châu Phi, cần chú ý những điểm sau:
a. Tăng cường giao lưu chính trị, ngoại giao, văn hoá, để từ đó tiến hành ký kết các hiệp định, văn bản pháp luật tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thương mại.
Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các nước Châu Phi không ngừng mở rộng từ 7 nước 1964 lên 48 trong tổng số 54 nước hiện nay. Trong hai năm 2003 và 2004, Việt Nam đã đón hơn 20 đoàn đại biểu cấp cao của các nước Châu Phi sang thăm Việt Nam gồm Buôckina Faxô, Tanzania, Gămbia, Namibia, Mađagaxca, Nigiêria... Việt Nam đã có nhiều đoàn cấp cao đi thăm các nước Châu Phi gồm Môzăm bich, Bênanh, Mađagaxca, Nam Phi, Angiêria, Marốc, Ai Cập, Lybi, Cônggô, Nammibia... Tuy nhiên, trong tương lai vẫn cần tiếp tục trao đổi các đoàn đại biểu ở cấp này để thắt chặt và mở rộng hơn nữa nhiều mối quan hệ với các quốc gia Châu Phi. Hoạt động này sẽ khai thông nhiều vấn đề liên quan đến quan hệ hợp tác song phương, từ đó thúc đẩy khả năng hợp tác thương mại Việt Nam – Châu Phi. Bên cạnh đó, tiếp tục thúc đẩy quan hệ ngoại giao với 6 nước Châu phi còn lại là Bôtxoana, Cômô, Libêria, Malavi, Trung phi và Xoa Dilen.
Việc tăng cường trao đổi các đoàn cấp cao giữa hai bên cũng là dịp để hai bên trao đổi các biện pháp tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại song phương, trong đó vấn đề cốt lõi là tạo khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động thương mại. Việc ký kết các hiệp định thương mại và hiệp định kỹ thuật khác là nhằm hỗ trợ cho phát triển thương mại song phương như Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, HIệp định vận tải biển, Hiệp định vận tải Hàng không, Hiệp định về Hợp tác ngân hàng, Hiệp định hợp tác nông nghiệp. Hiện nay Việt Nam đã ký tổng số 19 Hiệp định Thương mại với các nước Châu Phi gồm Ghinê (1961), Manta (1977), Ghi nê xích đạo (1977), Ănggôla (1978), Lyby (1983), Angiêri (1994), Tuynizi (1994), Ai Cập(1994), Nam Phi (2000), Zimbabuê (2001), Tanzania (2001), Nigêria (2001), Ma rốc (2001), Cônggô (2002), Namibia (2003), Môzămbich (2003), Xênêgan, Xu đăng, Bênanh, Ghanna... trong đó hầu như toàn bộ các hiệp định đều có điều khoản dành cho nhau quy chế Tối huệ quốc và các ưu đãi thuế quan. Đây là hành lang pháp lý cơ bản để các doanh nghiệp xúc tiến các hoạt động thương mại.
Tuy nhiên trong tương lai cần tăng cường thúc đẩy quan hệ ngoại giao và quan hệ kinh tế thương mại; chú trọng đàm phán song phương, đa phương để ký kết các hiệp định, hợp đồng, biên bản ghi nhớ; từ đó cụ thể hoá bằng những văn bản thi hành và những quy chế rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển quan hệ thương mại với từng nước. Trước mắt cần rà soát lại việc thực hiện các hiệp định đã ký kết, hoàn tất Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Ai Cập, Nam Phi, Ma rốc, Ănggôla...; tiếp tục đẩy nhanh việc ký kết các hiệp định thương mại với các nước Châu Phi còn lại nhằm tạo điều và mở rộng hơn nữa hoạt động giao lưu thương mại, mở đường cho sản phẩm Việt Nam xâm nhập sâu rộng vào thị trường Châu Phi.
b. Tăng cường mạng lưới cơ quan ngoại giao, đại diện thương mại ở nước ngoài.
Đến nay ở Châu Phi, Việt Nam đã có 6 cơ quan đại diện ngoại giao thường trú đặt tại các nước Ai Cập, Angiêria, Lybi, Ănggôla, Nam Phi, Tanzania và 5 thương vụ tại Nam Phi, Angiêri, Ai Cập, Marốc, Nigiêria nhằm tạo cầu nối cho các doanh nghiệp hoạt động. Mạng lưới các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam đã có mặt ở các khu vực Tây Phi, Nam Phi và Bắc Phi. Riêng đối với khu vực Đông Phi, Việt Nam vẫn chưa đặt được thương vụ. Điều đó cho thấy, lực lượng đại diện thương mại còn quá thiếu. Thêm vào đó, chế độ hoạt động kiêm nhiệm, tình trạng thiếu kinh phí và nhân lực cũng là những trở ngại không nhỏ đối với chủ trương thúc đẩy thêm một bước quan hệ Việt Nam – Châu Phi trong giai đoạn mới. Để khắc phục từng bước vấn đề này, trước mắt cần nỗ lực thiết lập, tái lập các cơ quan đại diện ngoại giao, đại diện thương mại nhằm giảm bớt tình trạng một cơ quan đại diện kiêm nhiệm ở nhiều nước. Cần sớm thành lập thêm các cơ quan đại diện ngoại giao tại các nước mà Việt Nam chưa có trụ sở; cần mở thêm 7 – 10 cơ quan thương vụ ở 7 – 10 nước Châu Phi khác, trước hết là những nước được coi là đâầ mối trong quan hệ với các nước khác, là cửa ngõ vào các khu vực của Châu Phi, chẳng hạn như Marốc, Bờ Biển Ngà, Xênêgan, Nigiêria, Tanzania... Bên cạnh việc tăng cường về số lượng, cần nâng cao chất lượng bằng cách đầu tư đồng bộ về cơ sở vật chất, phương tiện và nhân lực tại các thương vụ đầu mối này nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về thông tin thị trường,
về các doanh nghiệp Châu Phi... phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp trong nước. Việc đầu tư này có thể sẽ rất tốn kém song thực sự cần thiết và sẽ tạo hiệu quả lâu dài trong tương lai.
c. Một số giải pháp hình thành khung khổ pháp luật
* Mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu
Doanh nghiệp hoạt động trên thị trường Châu Phi đến nay vẫn thực hiện mở rộng kinh doanh xuất khẩu của mình theo Luật thương mại hiện hành dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu trên thị trường trọng điểm và thị trường ưu tiên. Cụ thể là quyền kinh doanh xuất nhập khẩu được nới lỏng cho cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân; Nhà nước không chủ trương độc quyền hoàn toàn trong kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá, thậm chí đối với cả những mặt hàng thiết yếu. Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế doanh thu. Ngoài ra, doanh nghiệp còn được giảm thuế lợi tức nếu sử dụng lợi nhuận vào việc tái đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu. Các doanh nghiệp sản xuất hàng thay thế nhập khẩu phục vụ cho xuất khẩu được xét giảm thuế doanh thu, thuế lợi tức trong thời gian sản xuất ban đầu; các doanh nghiệp gia công hàng hoá cho nước ngoài được nhập khẩu miễn thuế thiết bị vật tư phục vụ sản xuất. Từ năm 1998, những ưu đãi đối với doanh nghiệp xuất khẩu được mở rộng hơn. Theo Nghị định 57/1998/NĐ – CP, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép xuất khẩu những mặt hàng không nêu trong giấy phép đầu tư của mình và các doanh nghiệp trong nước được quyền trực tiếp xuất khẩu sản phẩm của mình mà không cần giấy phép xuất nhập khẩu.
* Thực hiện quy định thuế ưu đãi có xét đến điều kiện cụ thể và không vi phạm quy tắc WTO
Cho tới nay thời điểm trở thành thành viên WTO, cơ chế hoàn thuế chỉ áp dụng đối với thuế nhập khẩu đầu vào của các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường xa xôi như Châu Phi. Những nhà xuất khẩu qua trung gian (xuất khẩu gián tiếp) không được hưởng chế độ này. Song thực tế cho thấy có tới 60 – 80% doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Châu Phi là thông qua đối tác thứ ba. Con số này cao hơn rất nhiều so với 40% doanh nghiệp xuất khẩu gián tiếp sang các thị trường khu vực khác. Bởi lẽ hiện nay, xuất khẩu qua trung gian là con đường mà phần lớn các doanh
nghiệp Việt nam áp dụng để thâm nhập thị trường Châu Phi. Hình thức này thích hợp với thời kỳ khai phá thị trường khi quy mô xuất khẩu của các doanh nghiệp còn nhỏ, các mặt hàng xuất khẩu còn phân tán. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã phải dựa vào doanh nghiệp nhà nước để xuất khẩu hàng hoá sang Châu Phi. Tuy nhiên, cơ chế hoàn thuế xuất khẩu quá chung chung này đã không khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu mua các yếu tố đầu vào được sản xuất trong nước. Vả lại đến nay, việc trở thành thành viên chính thức WTO cũng không cho phép Việt Nam thực hiện quy định hoàn thuế nhập khẩu đối với đầu vào. Vì vậy, để khuýên khích doanh nghiệp xuất khẩu mạnh sang thị trường Châu Phi trong điều kiện các kênh trao đổi thương mại chưa thông suốt như hiện nay, chính phủ cần mở rộng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp bằng những hình thức thíêt thực hơn, không vi phạm quy tắc WTO, như hỗ trợ các hoạt động xúc tiến thương mại ở những nước Châu Phi trọng điểm: tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia triển lãm, hội chợ tại thị trường này...
Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Châu Phi cần được hưởng những ưu đãi về thuế theo đúng quy định hiện hành. Trước đây, biện pháp khuyến khích xuất khẩu thông qua thuế thường được thực hiện dưới hai phương thức trực tiếp và gián tiếp. Thuế xuất khẩu được quy định cho một số nhóm mặt hàng với 12 mức thuế suất từ 0% đến 45%. Theo quy định 1802/1998/QĐ – BTC ngày 11/12/1998 của Bộ Tài chính, biểu thuế xuất khẩu gồm trên 60 dòng thuế bao phủ hơn 60 mặt hàng chịu thuế suất từ 0% đến 45%. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Châu Phi vẫn phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo đúng luật với những chính sách ưu đãi xuất khẩu như sau: a) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và giảm 50% số thuế phải nộp cho 2 năm tiếp theo với doanh nghiệp có giá trị xuất khẩu trên 30% so với giá trị hàng hoá sản xuất, kinh doanh trong năm; b) áp dụng mức thuế 20- 25% trong thời hạn 10 năm đối với doanh nghiệp có tỷ lệ hàng hoá xuất khẩu ở mức 50% trở lên và thuế suất 15% trong thời hạn 12 năm đối với doanh nghiệp có tỷ lệ hàng hoá xuất khẩu ở mức 80% trở lên; c) Giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với các trường hợp; xuất khẩu mặt hàng mới, xuất khẩu ra thị trường mới hoặc xuất khẩu trực tiếp đối với năm đầu tiên.
Chính sách thuế và tín dụng xuất khẩu áp dụng chung cho mọi thị trường như được nêu trên thực sự chưa hấp dẫn đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh trên thị trường Châu Phi. Để khuyến khích mạnh mẽ việc tiếp tục khai thác thị trường này, cần có chế độ ưu đãi thoả đáng dưới nhiều hình thức, nhất là đối với những doanh nghiệp mới tham gia.