Cung cấp tín dụng

Một phần của tài liệu Trung quốc xâm nhập thị trường châu phi và bài học cho việt nam.doc (Trang 89 - 90)

II. Một số bài học cho Việt Nam về giải pháp phát triển quan hệ

2. Bài học về giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam Châu

2.1.8. Cung cấp tín dụng

Tháng 6/2001, Chính phủ ban hành quy chế hoạt động của Quỹ hỗ trợ xuất khẩu thành lập theo Quyết định số 1995 do Thủ tướng Chính phủ ký ngày 27/9/2000. Quỹ này do Bộ Tài chính quản lý nhẳm thực hiện những khoản trợ cấp dưới hình thức hỗ trợ lãi suất vốn vay, hỗ trợ tài chính trực tiếp (với các doanh nghiệp lần đầu xuất khẩu, đối với hàng xuất khẩu vào thị trường mới hoặc hàng hoá chịu nhiều biến động lớn về giá). Những chính sách trên đang có tác dụng tích cực trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp sang thị trường Châu Phi. Song để nâng cao hiệu quả của quỹ này, cần chú ý những điểm sau:

* Đến nay, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu đã chi khoảng 3.500 tỷ đồng để phục vụ hoạt động xuất khẩu. Song, tỷ trọng được vay để xuất khẩu sang Châu Phi còn quá nhỏ, chỉ chiếm chưa đến 5%. Vì vậy, cần có quy định riêng ưu tiên (dưới những hình thức không vi phạm các quy tắc WTO) cho xuất khẩu vào thị trường Châu Phi.

* Chính sách tín dụng xuất khẩu thường chú trọng tới việc cung cấp tín dụng đầu tư hơn là cung cấp tín dụng đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động. Điểm này cần được xem xét lại. Bởi vì theo kinh nghiệm từ các nước đi trước cũng như thực tiễn lưu chuyển vốn diễn ra ở các nước đang thực hiện công nghiệp hóa thì việc sẵn sàng đáp ứng vốn lưu động mang lại thành công cho xuất khẩu lớn hơn nhiều so với việc đáp ứng vốn đầu tư trong giai đoạn cất cánh của nền kinh tế. Bên cạnh đó cũng phải tính đến một trở ngại rất lớn đối với hoạt động xuất khẩu hàng hoá vào Châu Phi, đó chính phương thức thanh toán. Các nước Châu Phi tuy có mức cầu cao về nhiều chủng loại hàng hoá, song lại hạn chế về khả năng thanh toán tại chỗ. Do nguồn vốn hạn hẹp, nên các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam không thể thực hiện phương thức thanh toán trả chậm. Vì vậy, trong thời gian qua, xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Phi đều phải thông qua một nước thứ ba nên thủ tục chậm chạp và chi phí tăng cao. Hiện nay, tuy Quỹ hỗ trợ xuất khẩu đã có chế độ ưu tiên cho hoạt động thương mại với các nước Châu Phi, song để có thể tạo nguồn vốn lớn giúp các

doanh nghiệp chấp nhận được phương thức thanh toán chậm của các doanh nghiệp bạn, Chính phủ cần cung cấp một ngùôn tín dụng hỗ trợ với mức lãi suất thực sự ưu

Một phần của tài liệu Trung quốc xâm nhập thị trường châu phi và bài học cho việt nam.doc (Trang 89 - 90)

w