Những ưu thế của Trung Quốc khi xâm nhập thị trường Châu Ph

Một phần của tài liệu Trung quốc xâm nhập thị trường châu phi và bài học cho việt nam.doc (Trang 44 - 47)

1. Trung Quốc có đủ sức mạnh kinh tế để cung cấp cho Châu Phi các khoản viện trợ không điều kiện, giảm nợ, xóa nợ cùng nhiều chương trình hỗ trợ kinh tế, trợ không điều kiện, giảm nợ, xóa nợ cùng nhiều chương trình hỗ trợ kinh tế, quân sự hấp dẫn khác

1.1. Viện trợ kinh tế, hỗ trợ giáo dục không điều kiện

Với những chương trình viện trợ, cố vấn, cung cấp chuyên gia (khoảng 100.000 chuyên gia đang có mặt tại các nước châu Phi), Trung Quốc đã tìm được con đường thuận lợi thâm nhập thị trường Châu Phi. Quan hệ Trung – Phi càng ngày càng thắt chặt, giúp Trung Quốc tạo ảnh hưởng lớn với châu lục này. Các nước châu Phi không chỉ thấy lợi ích từ việc hợp tác kinh tế với Trung Quốc mà còn muốn thực hiện mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc. Diễn đàn Trung – Phi tổ chức tháng 11/2007 càng tỏ rõ sức hút của Trung Quốc với thị trường mới châu Phi. Trong chiến lược chinh phục thị trường Châu Phi, Trung Quốc đã không ngần ngại tạo ưu thế cho mình bằng cách tuyên bố giảm nợ cho các nước Châu Phi và trợ giúp thêm về kinh tế mà không kèm theo các ràng buộc về chính trị. Trong khi các tổ chức đa phương cũng cung cấp cho Châu Phi các khoản cho vay ưu đãi, nhưng tiến trình diễn ra khá chậm, Trung Quốc có thể cung cấp những khoản tiền ứng trước và thường với mức lãi suất trợ cấp hấp dẫn hơn. Với ưu thế là sức mạnh kinh tế thông qua các khoản viện trợ không điều kiện, các lợi ích kinh tế mang lại cho Châu Phi, Trung Quốc đã thực sự trở thành đối tác chiến lược quan trọng của nhiều quốc gia Châu Phi nghèo đói, nâng tầm quan hệ Trung – Phi lên một bước mới khởi sắc với chuyến công du 12 nước Châu Phi năm 2008 của Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Đây là chuyến thăm thứ 3 của ông kể từ khi nắm chức vụ cao nhất của Trung Quốc năm 2003. Trong số các chặng dừng chân của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào có Camerun, Liberia, Sudan, Namibia, Nam Phi, Mozambique và Seychells. Ngay trước chuyến đi của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc đã thông báo chương trình viện trợ 3 tỷ USD8 cho châu Phi. Sự năng động của Trung Quốc ở châu Phi hoàn toàn không phải là một điều mới mẻ. Từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước, khi mà kinh tế Trung Quốc đang gặt hái được thành công, ngoại giao Trung Quốc đã lựa chọn châu Phi như là 8 Comtrade.com

một chiến lược đột phá. Chìm đắm trong xung đột, nghèo đói, bệnh tật, sự hiện diện của Trung Quốc ở châu Phi đi kèm với một loạt viện trợ không điều kiện và các lợi ích kinh tế, quân sự là một tín hiệu khả quan đối với nhiều nước châu Phi sau nhiều năm vẫn phụ thuộc về mặt kinh tế và tài chính vào các cường quốc thực dân cũ như Anh và Pháp.

1.2. Hỗ trợ xuất khẩu của Châu Phi với mức thuế quan ưu đãi

Trung Quốc đã loại bỏ thuế quan đối với 200 các mặt hàng công nghiệp khác nhau có xuất xứ tại Châu Phi, áp dụng mức thuế quan 0% đối với 28 nước trong số 48 nước Châu Phi đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, tạo hy vọng thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài cho nhiều quốc gia Châu Phi nghèo đói.

1.3. Trung Quốc đi tiên phong trong hỗ trợ quân sự cho Châu Phi

Trong lĩnh vực quân sự, Trung Quốc có quan hệ mật thiết với nhiều nước Châu Phi, điển hình là Zimbabwe. Chính quyền của Tổng thống R. Mugabe đang có chương trình trang bị một thế hệ máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Quan hệ quân sự giữa Trung Quốc và châu Phi thực sự được phát triển vào những năm 90. Những hiệp định hợp tác quân sự song phương đã được ký kết giữa Trung Quốc với Congo Brazaville trong khi đó nhiều chuyên gia quân sự Trung Quốc đang làm việc tại các trại huấn luyện ở Angola. Trong số các khách hàng của các công ty quân sự Trung Quốc con có các nước như Trung Phi, Burkina Farso, Tchad, Liberia, Senegal. Thậm chí, Tổng thống mới thắng cử ở Cộng hoà Dân chủ Congo, J. Kabila đã được triệu về nước làm Tổng thống tạm quyền thay người cha, L. D. Kabila bị ám sát, khi ông đang theo học sĩ quan quân đội tại Trung Quốc.

Trong những năm 60 và 70 của thế kỷ trước, Trung Quốc cũng tích cực ủng hộ các phong trào nổi dậy ở châu Phi cả về chính trị, kinh tế và quân sự. Hiện nay, những nội dung hợp tác kinh tế và thương mại đang dần trở thành chủ đạo trong quan hệ Trung – Phi nhưng không vì thế mà các lợi ích quân sự và chính trị bị xem nhẹ.

2. Trung Quốc sẵn sàng xâm nhập vào nhiều khu vực thị trường ở Châu Phi đang bị các nước Âu Mỹ khác tẩy chay hoặc hạn chế quan hệ ngoại giao, thương mại. bị các nước Âu Mỹ khác tẩy chay hoặc hạn chế quan hệ ngoại giao, thương mại.

Trong khi một số Chính phủ sẽ hạn chế quan hệ thương mại với các quốc gia mà họ cho rằng đang tuân theo các chính sách phi đạo đức, thì Trung Quốc tỏ ra không nao núng trước những mối lo ngại đó và tuyên bố đã lên kế hoạch xâm nhập vào các thị trường ở Châu Phi mà các nước khác còn e ngại. Vào giữa lúc các thế lực phương Tây đang tìm cách rút lui khỏi lục địa Châu Phi, Trung Quốc đã không ngần ngại tiến vào thay thế. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã viếng thăm 17 nước Châu Phi trong hai năm 2006 và 2007 – hơn hết thảy mọi nhà lãnh đạo khác trên thế giới. Tháng 11- 2006, Hội nghị thượng đỉnh về Châu Phi ở Bắc Kinh là hội nghị ngoại giao lớn nhất từ trước tới nay ở Trung Quốc. Trung Quốc hiện đã có quan hệ ngoại giao với 48 trong tổng số 53 quốc gia Châu Phi – trừ một vài quốc gia như Gambia, Malawi, Burkina Faso, Swaziland và Sao Tome. Tại hội nghị thượng đỉnh Bắc Kinh, các quan khách chủ nhà Trung Quốc đã trịnh trọng hứa sẽ nâng gấp đôi viện trợ cho Châu Phi và đưa ra khoản cho vay và tín dụng ưu đãi 5 tỉ USD vào năm 2009, trong khi đó họ đồng ý cấp học bổng nhà nước cho 20 nghìn người từ 50 nước Châu Phi và gửi khoảng 16 nghìn chuyên gia y tế tới 47 nước ở châu lục này. Bắc Kinh còn xóa một khoản nợ lên tới 10,9 tỉ Nhân dân tệ (1,42 tỉ USD) cho các nước Châu Phi và hơn nữa, trên 10 tỉ Nhân dân tệ nợ đang được cắt giảm. Vào tháng 6 năm 2007, Trung Quốc tuyên bố xây dựng cơ sở hạn tầng và trung tâm tài chính thương mại tại Châu Phi, với trị giá 20 tỉ USD trong vòng ba năm tới thông qua ngân hàng Exim Bank của Trung Quốc. Vào tháng 9 năm 2007, Trung Quốc tuyên bố cho Cộng hòa Dân chủ Công Gô vay 5 tỉ USD để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và lĩnh vực khai thác khoáng sản của nước này. Trong hiệp định sơ bộ, Bắc Kinh đã ghi nhận một khoản viện trợ cho những dự án xây dựng đường bộ và đường xe lửa và cho việc khôi phục lĩnh vực khai khoáng của Công gô, trong khi những điều khoản về trả nợ chứa đựng những thỏa thuận gây thiệt hại và những nhượng bộ trong khai khoáng với các công ty Trung Quốc. Những trường hợp kể trên chứng minh một ưu thế rất lớn của Trung Quốc trong chiến lược chinh phục thị trường Châu Phi, đó là nếu các nước Âu Mĩ hạn chế có quan hệ kinh tế và ngoại giao với các nước Châu Phi vì bất cứ lí do gì thì

Một phần của tài liệu Trung quốc xâm nhập thị trường châu phi và bài học cho việt nam.doc (Trang 44 - 47)

w