II. Một số bài học cho Việt Nam về giải pháp phát triển quan hệ
2. Bài học về giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam Châu
2.2.2. Xây dựng chiến lược sản phẩm xuất khẩu
* Theo sát biến động trên thị trường để tổ chức nguồn cung hàng hoá cho phù hợp.
Nắm được nhu cầu và xu thế chuyển dịch tiêu thụ hàng hoá trên thị trường Châu Phi nói chung và thị trường từng nước nói riêng là yêu cầu xuất phát từ lý luận cung, cầu với hoạt động thương mại trong cơ chế thị trường. Cung và cầu thể hiện không chỉ qua chỉ số về tổng lượng mà còn qua chỉ số về cơ cấu, chủng loại, chất lượng, giá cả... trong xu thế vận động của thị trường nhập khẩu. Việc nắm bắt xu thế tiêu thụ của từng mặt hàng ở cả khu vực cũng như từng nước sẽ giúp doanh nghiệp chủ động trong nguồn cung ứng, xây dựng kế hoạch đầu tư lâu dài cho sản xuất, chế biến, tồn trữ, nắm bắt được xu thế tiêu thụ cũng là nắm bắt được nhu cầu, nắm bắt được cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.
* Đa dạng hoá mặt hàng đi đôi với việc xây dựng thương hiệu hàng hoá xuất khẩu sang thị trường Châu Phi.
Hiện nay, hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang Châu Phi chỉ mới dừng lại ở một số các sản phẩm như nông sản, giày dép, hàng điện tử... Trong đó, mỗi loại sản phẩm lại chỉ có một hoặc một vài chủng loại. Vì vậy, khó đáp ứng được đầy đủ và kịp thời nhu cầu đa dạng của thị trường. Mỗi thị trường, mỗi tầng lớp dân cư có một mức thu nhập khác nhau, có sở thích tiêu dùng khác nhau, cho nên họ cũng có những đòi hỏi khác nhau về chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả... do vậy , trước mắt doanh nghiệp Việt Nam có thể nâng cấp hoạt động xuất khẩu. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp không chỉ xuất khẩu với khối lượng lớn theo từng lô hàng theo từng tầu, mà có thể còn chia nhỏ, phân loại đóng gói theo nhiều trọng lượng khác nhau để đáp ứng tốt yêu cầu sử dụng của khách mua hàng trực tiếp.
Bên cạnh đó, việc hình thành thương hiệu quốc gia và thương hiệu cho từng doanh nghiệp phải được xem là một trong những yếu tố kinh doanh quan trọng bậc nhất. Bởi lẽ thương hiệu giúp dễ dàng nhận diện khuấy động cảm giác tạo sự gần gũi giữa khách hàng và sản phẩm. Muốn thực hiện tốt việc này, cần tíên hành đăng ký bản quyền thương hiệu sản phẩm tại thị trường sở tại, tránh tình trạng phải viện đến sự can thiệp của pháp luật khi có doanh nghiệp khác đăng ký đúng nhãn hiệu hàng hóa của mình. Khi gặp sự cố , việc theo kiện, khiếu kiện sẽ kéo theo những rắc rối về
thủ tục kiện cáo phức tạp , tốn kém ... và thậm chí, chưa hẳn sẽ giúp đòi được quyền sở hữu nhãn hiệu hợp pháp.
*Chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu. Muốn xâm nhập thành công vào thị trường châu phi điều cốt lõi là các doanh nghiệp phải tạo ra được những sản phẩm phù hợp có khả năng cạnh tranh về chất lượng và gía thành với sản phẩm cùng loại của các đối thủ khác . Điều này phụ thuộc rất lớn vào trình độ công nghệ và trang thiết bị kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp. Đối với thị trường Châu phi vốn có tiếng là dễ tính, không đòi hỏi chất lượng quá cao thì yếu tố giá rẻ và ổn định phải được đảm bảo. Đặc biệt trước các đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ đang có mặt trên thị trường này như Trung Quốc, Thái Lan ... các doanh nghiệp Việt Nam càng phải quan tâm đến việc giảm gía thành sản phẩm. Muốn cải thiện được điểm yếu này, doanh nghiệp cần phải đổi mới từ khâu thiết kế tổ chức sản xuất đến phân loại , bao gói và lưu kho. Và một yêu cầu không kém phần quan trọng là áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO vào tất các công đoạn của quá trình sản xuất bên cạnh đó, cũng cần hạch toán giá một cách chính xác , nghiêm túc, thực hành tiết kiệm, cố gắng giảm thiểu các chi phí không cần thiết.
b. Khi tập trung cho xuất khẩu hàng hoá sang thị trường châu phi trước hết cần nâng cao năng lực cạnh tranh của một số sản phẩm xuất khẩu tiêu biểu sau của Việt Nam:
* Hàng dệt may.
Hai năm trở lại đây, mặt hàng này có mức tăng trưởng khá nhanh.Theo số liệu của Bộ thương mại tốc độ phát triển xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Tây Nam á – châu phi đạt 60% năm với kim ngạch trên 50 triệu USD. Tham gia xuất khẩu hàng dệt may vào Châu Phi, chúng ta phải cạnh tranh gay gắt với Trung Quốc, bởi các sản phẩm của nước này có ưu thế là giá rẻ, mẫu mã phong phú, khả năng cung ứng lớn. Vì vậy, nếu muốn tăng khả năng xuất xuất của hàng dệt may Việt Nam, ngoài việc cạnh tranh bằng giá, chúng ta nên nhắm đến một số sản phẩm đặc biệt, phù hợp và đáp ứng trúng nhu cầu hiện tại của người tiêu dùng trên châu lục này, chẳng hạn, như màn chống muỗi... Ngoài ra, nắm được đặc điểm của thời tiết Châu Phi là hanh khô, nắng nóng quanh năm, doanh nghiệp nên tập trung xuất khẩu
các sản phẩm quần áo, khăn mặt, khăn tắm, áo choàng... bằng chất liệu bông thô thoáng mát, thấm mồ hôi. Đây cũng chiín là các sản phẩm mà chúng ta đang có lợi thế so với nhiều đối thủ cạnh tranh.
* Đồ nhựa.
Đồ nhựa gia dụng cũng là mặt hàng có sức tiêu thụ cao tại châu lục này. Theo khảo sát của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, hiện nay người tiêu dùng Châu Phi rất ưa chuộng các sản phẩm nhựa do Việt Nam sản xuất do chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, giá cả phù hợp. Tuy nhiên, để nâng cao khả năng xuất khẩu mặt hàng nhựa vào Châu Phi, doanh nghiệp cần quan tâm đến những điểm sau. Thứ nhất, cần xác định và đầu tư vào các mặt hàng chiến lược phù hợp với năng lực sản xuất của chúng ta, đồng thời đáp ứng được yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Trước mắt, doanh nghiệp nên tập trung vào đồ nhựa gia dụng và bao bì hiện đang là hai mặt hảng có nhu cầu nhập khẩu cao, đồng thời lại đang là thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam. Thứ hai, trong thời gian tới, Việt Nam cần tăng cường quảng bá hơn nữa về mặt hàng này để đông đảo các quốc gia Châu Phi biết đến đến sản phẩm nhựa Việt Nam như một lựa chọn “kinh tế và chất lượng”.
* Giày dép
Từ năm 2004, giày dép Việt Nam đã bắt đầu khai thác thành công thị trường Châu Phi. Mặc dù phải cạnh tranh với các sản phẩm của Trung Quốc mặt hàng xuất khẩu này của Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá. Trên thị trường Châu Phi giày dép Việt Nam hoàn toàn có khả năng cạnh tranh, thậm chí có ưu thế hơn hẳn về chủng loại giá cả so với các sản phẩm có xuất xứ từ các quốc gia khác. Thêm vào đó, thị trường Châu phi còn có nhu cầu đa dạng về nhiều chủng loại hiện đang là thế mạnh của doanh nghiệp Việt Nam, như giày thể thao các loại bằng da thuộc, da thuộc hoặc nguyên liệu dệt, giày vải, giày trẻ em, dép đi trong nhà, dép đi du lịch biển...
* Hàng thủ công mỹ nghệ
Bảy năm trở lại đây, hàng thủ công mỹ nghệ được xếp vào danh sách 10 mặt hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu cao nhất, tuy nhiên năng lực cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam chưa cao. Nguyên nhân có thể được nêu như sau:
- Thứ nhất, sự manh mún, thiếu tập trung của các cơ sở sản xuất chính là yếu tố làm giảm tính cạnh tranh của mặt hàng này.
- Thứ hai công đoạn tạo mẫu, thiết kế vẫn chưa được doanh nghiệp Việt Nam tập trung đầu tư, trong đó phải kể trước hết đến khâu nghiên cứu thị hiếu, đặc điểm văn hoá... để tạo các mẫu sản phẩm phù hợp với thị trường rộng lớn gồm nhiều nền văn hoá khác nhau này.
- Thứ ba, giá cả sản phẩm vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với thị trường bình dân tại Châu Phi. Nhưng lâu nay, các hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được làm chủ yếu từ nhiều loại gỗ quý, gía cao và ngày càng khan hiếm. Giá thành quá cao như vậy sẽ làm giảm tính cạnh tranh của mặt hàng này. Vì vậy doanh nghiệp Việt Nam nên chuyển hướng tập trung nhiều hơn vào các sản phẩm được làm từ các nguyên liệu nhiệt đới như song, mây, tre, cói, dừa lá buông hoặc sản phẩm dệt thủ công.
* Gạo
Theo khảo sát của một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam sang Châu phi hầu hết người dân ở đây có tập quán sử dụng gạo trong bữa ăn hàng ngày. Nhưng năng lực sản xuất lúa gạo của họ rất thấp so với nhu cầu tiêu dùng nên khả năng tiêu thụ gạo ở thị trường này rất lớn và lâu dài. Tuy nhiên muốn nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam doanh nghiệp cần lưu tâm đến những điểm sau:
- Thứ nhất, thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng trên thị trường Châu phi cần được doanh nghiệp nghiên cứu. Hiện nay gạo Thái lan với đặc trưng có hương thơm chất lượng tốt, nhưng do gía thành cao nên không đáp ứng được nhu cầu của đông đảo tầng lớp cư dân. Việt Nam cũng đã xuất khẩu được một lượng gạo cao cấp, như gạo 5%tấm, gạo đồ và một số gạo đặc sản như gạo Nàng Thơm chợ Đào(Long An) Nàng Nhen(An Giang) nhưng kim ngạch xuất khẩu thấp. Sản phẩm cao cấp này cũng chỉ tiêu thụ được vơớ số lượng nhỏ ở một số nước phát triển trong khu vực như Nam Phi với đối tượng chính là tầng lớp trung lưu, giàu có hoặc những nhà hàng phục vụ khách du lịch. Vì vậy khi Thái Lan nhà cung cấp chính của thế giới về gạo đặc sản với sản lượng đạt khoảng 1,5 triệu tấn/năm so với nhu cầu khoảng 2 triệu tấn/năm, đã tạo được thương hiệu vững vàng trên thị trường Châu Phi thì Việt Nam để nâng cao
khả năng cạnh tranh chỉ nên chú trọng vào xuất khẩu các sản phẩm gạo thường, gía thành rẻ, đặc biệt là loại gạo có phẩm cấp thấp chẳng hạn loại gạo 25%-35% tấm hoặc 100% tấm. Tuy xuất khẩu sản phẩm giá trị thấp nhưng với một số lượng lớn sản phẩm đang là thế mạnh của mình do năng xuất cao , ít sâu bệnh, không tốn nhiều công chăm sóc thì các doanh nghiệp Việt Nam chắc chắn vẫn có cơ hội xâm nhập sâu vào châu lục đang có sức mua rất lớn đối với mặt hàng gạo loại này.
- Thứ hai, giá cả thấp là yếu tố quan trọng, góp phần củng cố vị trí vững chắc của gạo xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Châu Phi. Cho đến nay giá gạo phẩm cấp thấp của các nước xuất khẩu khác đều cao hơn giá của Việt Nam. Ngay cả khi so với giá gạo sản xuất tại nước nhiều nước châu phi giá gạo việt nam nhập khẩu còn rẻ hơn khoảng 20% thậm chí, tới 50% so với giá gạo của Xênêgan, Bờ Biển Ngà, Ghinê. Vì vậy châu phi được coi là một trong những thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam lớn nhất, ước đạt khoảng 850.000 tấn/năm. Năm 2005, thị trường Châu Phi nhập khẩu tới 33,4% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.
- Thứ ba, hình thức thanh toán đang là vấn đề nan giải đối với doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam vào châu phi . Cho đến nay, nhà cung cấp gạo việt nam cho thị trường này vẫn phải thông qua một công ty của nước thứ ba. Bởi vì khả năng chi trả của các nước châu phi rất thấp trong khi giá trị mỗi lô hàng lại khá lớn, đạt tới 3,5-4 triệu USD và không thể thanh toán ngay. Thông thường, gạo Việt Nam phải bán qua một số công ty đa quốc gia Châu Âu đảm nhiệm. Các công ty này mua gạo của Việt Nam với số lượng lớn từ 10.000 tấn / tàu trở lên, để giảm thiểu chi phí vận chuyển và thanh toán theo phương thức mở L/C cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp đến họ thuê tàu chở đến cảng, bốc hàng đưa vào kho riêng của công ty hoặc thuê kho ngoại quan để cất giữ và bán dần. Phương thức bán hàng và thanh toán này có lẽ sẽ còn phải duy trì cho đến khi các doanh nghiệp Việt Nam đủ mạnh về tài chính để có thể tự chi trả được khoản chi phí lớn về vận tải, xây dựng riêng cho mình một kho ngoại quan tại thị trường nước nhập khẩu, hoặc khi doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam tạo dựng được niềm tin vững vàng đối với công ty nhập khẩu của nước sở tại để có thể thực hiện xuất khẩu trực tiếp bằng phương thức “chuyển hàng sang-nhập kho- bán dần” Phương thức này thực sự sẽ giảm được chi phí song rủi ro cao. cho đến nay
hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam chưa dám mạnh dạn thực hiện phương thức này còn là bởi họ thiếu thông tin về pháp luật của nước sở tại và một điều quan trọng nữa phía Việt Nam chưa có văn bản pháp quy hướng dẫn vấn đề đó.