II. Một số bài học cho Việt Nam về giải pháp phát triển quan hệ
2. Bài học về giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam Châu
2.2.3. Nâng cao chất lượng nhân lực
Nhìn chung, trình độ nhân lực hiện nay của chúng ta còn thấp chưa đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của phát triển kinh tế xã hội. do đó việc đào tạo nâng cao trình độ, năng lực của nguồn nhân lực phải được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm.
- Trước hết cần nâng cao trình độ, năng lực kinh doanh của doanh nhân trong môi trường quốc tế, nâng cao khả năng quản lý và điều hành doanh nghiệp trong hoạt động hợp tác, làm ăn với các đối tác nước ngoài. Ngoài ra, đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu sang thị trường Châu phi ngoài những kỹ năng cần thiết nêu trên thì người lãnh đạo doanh nghiệp trực tiếp thực thi hoạt động thương mại cần phải nắm vững những nguyên tắc, tập quán, thói quen, nghệ thuật kinh doanh mang tính đặc thù của thị trường này.
- Cần kiên trì nhẫn nại trong quá trình làm quen tiếp cận với thị trường Châu Phi. Việc thiết lập được các mối quan hệ tốt với các đối tác thông qua các hội chợ, triển lãm sẽ giúp tạo nền tảng cho các hoạt động giao dịch ký kết sau này.
- Cần đầu tư thời gian nghiên cứu nền văn hoá bản địa, tìm hiểu về tín ngưỡng, phong tục tập quán.. Bởi đó cũng là những yếu tố chi phối khá lớn hành vi cũng như xu hướng tiêu dùng của cư dân thị trường này, góp phần làm nên thành công của các hợp đồng kinh tế.
- Cần nâng cao trình độ ngoại ngữ, như tiếng Anh tiếng Pháp đặc biệt là tiếng ả rập cho cán bộ tiếp thị kinh doanh để có thể trực tiếp giao dịch và ký kết các hợp đồng kinh tế tránh những hiểu lầm đáng tiếc do không thông thạo ngoại ngữ, dẫn đến việc không nắm đầy đủ các thông tin cần thiết trong hợp đồng kinh tế. Cần có nghệ thuật làm quen bắt chuyện với đối tác trong bầu không khí gần gũi, thân thiện, trước khi trao đổi về nội dung công việc.
- Cần biết cách xử lý mọi tình huống một cách linh hoạt và mềm dẻo tuỳ theo từng điều kiện cụ thể trong không gian thời gian cụ thể để tạo hiệu quả tối đa cho
công việc kinh doanh hợp tác trên thị trường vốn được đánh giá là hay thay đổi, ít nhất quán này.
- Nâng cao chất lượng nhân lực trực tiếp sản xuất, kinh doanh như công nhân, nhân viên các phòng chức năng, nhân viên công tác tại chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở nước ngoài... Đối với các nhân viên trực tiếp thực hiện các giao dịch ngoại thương cần chú ý đào tạo và nâng cao nghiệp vụ tập trung bồi dưỡng các kỹ năng về ngoại thương, các kiến thức kinh doanh, cơ chế thị trường, hội nhập, nghiệp vụ marketing, tin học ngoại ngữ, kỹ năng đàm phán thu thập và xử lý thông tin. Chiến lược chính sách và kế hoạch đào tạo phải được nghiên cứu kỹ lưỡng cụ thể, rõ ràng để có thể tạo hiệu quả tối ưu cho công tác này.
KẾT LUẬN
Chủ trương “Tích cực chủ động tranh thủ mở rộng thị trường, nhất là sau khi gia nhập WTO, đa phương hóa và đa dạng hóa quan hệ đối với các đối tác, phòng ngừa chấn động đột ngột, tận dụng mọi khả năng để tăng mức sản xuất trên tất cả các thị trường đã có song song với việc đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn nhưng hiện còn chiếm tỷ trọng thấp, mở cửa các thị trường mới như Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Phi…” đã được Đảng và Nhà nước ta quán triệt ngay từ những năm đầu của thế kỷ XXI trong Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 – 2010. Trong đó, Châu Phi là thị trường tiềm năng được Chính phủ Việt Nam xác định là thị trường mới mà các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng tiếp cận. Từ thực tiễn xâm nhập thị trường thành công của Trung Quốc, không thể phủ nhận rằng sự hỗ trợ của Nhà nước đối với chiến lược đẩy nhanh xuất nhập khẩu vào Châu Phi thể hiện qua một loạt những giải pháp vĩ mô chính yếu sẽ tạo nền tảng pháp lý và vật chất vững chắc cho việc thực hiện thành công chiến lược chinh phục thị trường Châu Phi. Đối với các doanh nghiệp đặt mục tiêu tiếp cận hoặc tham gia sâu hơn nữa vào thị trường Châu Phi, những giải pháp vi mô có thể coi là phương tiện hữu hiệu, giúp cho doanh nghiệp tiến nhanh trên chặng đường khai phá thị trường “hoang sơ và rộng mở” này. Cuối cùng, có thể khẳng định rằng thị trường một số nước Châu Phi thực sự là cơ hội lớn cho Việt Nam và càng là vậy khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Tư cách mới này giúp củng cố thêm địa vị của Việt Nam trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Châu Phi nói riêng. Trách nhiệm còn lại thuộc về sự nỗ lực của những doanh nghiệp nước ta đang nhằm vào Châu Phi để mở rộng chiến lược sản xuất kinh doanh và sự hỗ trợ của Nhà nước, hai nhân tố chính của chiến lược xâm nhập thị trường.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Việt Nam – Châu Phi: Cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỷ XXI
(Bộ Ngoại giao, Đặc san Quốc tế 2004);
2. Châu Phi trong cái bẫy toàn cầu hóa (Toussaimt Kafarhire Murhula); 3. Toàn cầu hóa – Châu Phi cận Sahara đặc biệt bị gạt sang lề (Jean Nanga);
4. Tương lai tăng trưởng kinh tế Châu Phi (Wang Wen Chenng);
5. Chứng minh và khảo sát các nguyên tắc của cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở các nước Châu Phi (J.S Warioba, Báo các tại hội nghị quốc tế chống tham nhũng lần thứ 9 của các nước Châu Phi);
6. Nhân dân Châu Phi có thể chờ đợi gì ở việc xóa nợ (Aimé D. Mianzenza);
7. Phi tập trung hóa và phát triển địa phương ở các nước Châu Phi. Nhìn lại một sự kết hợp giả định (Alain Piveteau);
8. Triển vọng mới của thị trường Châu Phi (Nguyễn Minh Huyền, Báo Thương mại số 1,2/2005, trang 38-39);
9. Cánh cửa vào thị trường Trung Đông và Bắc Phi (Lê Mai, Báo Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương số 8/2005, trang 34);
10. Thời báo kinh tế Việt Nam, các số năm 2003, 2004, 2006; 11. Tạp chí Ngoại Thương, các số năm 2003,2004, 2005;
12. Báo cáo phục vụ Hội nghị tham tán thương mại 2005, Hà Nội
(Thương vụ Việt Nam tại Angieri);
13. Một số vấn đề của nền kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Lê Kim Sa);
14. Công nghiệp tìm hiểu thị trường xuất khẩu (Đức Nguyễn);
15. So sánh cải cách kinh tế của Việt Nam và Tanzania (Đỗ Đức Định, Brian Van);
16. Báo cáo châu phi của hiệp đoàn các nước Châu Phi, năm 2007 17. Thống kê tổng cục hải quan Việt Nam từ 2000 – 2005
18. Báo cáo trữ lượng khoáng sản của Châu Phi năm 2007 - Đại học Nam Phi
19. Các trang web: www.moj.gov.vn; www.ustr.gov; www.eiu.com; www.worldbank.org; www.wto.gov; www.vcci.com.vn.