II. Một số bài học cho Việt Nam về giải pháp phát triển quan hệ
2. Bài học về giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam Châu
2.1.7. Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
Để nâng cao khả năng tiếp cận thị trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nhà nước cần lưu ý đến những hoạt động hỗ trợ như sau.
a. Đối với hoạt động xuất khẩu
Để tạo thuận lợi cho hoạt động giao dịch hàng hoá với Châu Phi với phương thức thanh toán phổ biến hiện nay, Chính phủ cần khuyến khích các doanh nghiệp thúc đẩy mô hình hợp tác thương mại đa ngành, đa chiều, tránh tình trạng lệ thuộc nhiều vào các công ty trung gian. Chính phủ cần tạo điều kiện hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, bằng cách xoá bỏ các trở ngại đối với họ trong việc tiếp cận tín dụng chính thức cũng như tín dụng đối với vốn lưu động, đơn giản hoá thủ tục xin cấp giấy tín dụng từ quỹ hỗ trợ phát triển. Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu sang Châu Phi là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên khả năng tài chính của họ dành cho nghiên cứu và thâm nhập thị trường này là rất thấp. Vì vậy, với mục đích nâng cao khả năng xuất khẩu sang thị trường trọng điểm, Chính phủ nên hỗ trợ tối đa (có tuân thủ quy tắc WTO) kinh phí đối với chương trình xúc tiến thương mại (gồm các khoản chi phí tiếp thị, quảng cáo, khảo sát, khai thác
thị trường...). Ngoài ra, Chính phủ nên hạ thuế suất để khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường xuất khẩu hàng hoá vào khu vực này.
Chính phủ và các bộ liên quan nên xem xét và đề nghị Chính phủ các nước Châu phi trực tiếp hoặc gián tiếp miễn cho các doanh nghiệp Việt Nam tiền đặt cọc khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn tại một số quốc gia như Ghanna, Nam Phi, Ai Cập...
b. Trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài
Để khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang thị trường Châu Phi, trước hết Chính phủ cần quan tâm đến việc cụ thể hoá hoặc sửa đổi các chế độ, chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, như: quy định chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài, tín dụng đầu tư ở nước ngoài, chính sách thuế doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài, chính sách ngoại hối đảm bảo thuận lợi trong việc chuyển tiền ra nước ngoài và chuyển tiền về nước... cụ thể là:
- Thứ nhất, Nghị định 22/1999/NĐ – CP quy định chỉ cho phép đầu tư ra nước ngoài đối với các doanh nghiệp nhà nước thành lập theo Luật doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp được thành lập theo Luật công ty, Luật doanh nghiệp tư nhân và Hợp tác xã. Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các dự án đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước chiếm tới gần 60% tổng số các dự án, trong khi các doanh nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Theo tinh thần khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào thị trường tiềm năng Châu Phi, Dự thảo Nghị định sửa đổi cần bổ sung thêm các đối tượng được phép tham gia hoạt động này, như bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu... cùng các điều kiện phải được tuân thủ như nhau, không phân biệt giữa các thành phần kinh tế.
- Thứ hai, Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần có hướng dẫn cụ thể về việc cho doanh nghiệp vay ngoại tệ để đầu tư ra nước ngoài. Bởi lẽ, một trong những vấn đề nan giải đối với nhiều doanh nghiệp có mục đích đầu tư ra nước ngoài là khả năng tài chính thấp, trong khi hoạt động này đòi hỏi số vốn lớn hơn nhiều so với việc sản xuất kinh doanh trong nước. Chẳng hạn, ở giai đoạn triển khai, doanh nghiệp phải có một lượng vốn rất lớn, dài hơi để xây dựng nhà xưởng, mua sắm tài sản cố định, chi phí nhân công ban đầu... Vì vậy, khả năng thiếu vốn và trì hoãn dự án dẫn đến mất cơ hội
kinh doanh là điều rất có thể xảy ra; thậm chí thiếu hụt vốn khiến nhiều dự án chỉ tồn tại được trong một thời gian ngắn. Trong điều kiện chưa có thị trường vốn hiệu quả thì ngân hàng được coi như đối tượng hỗ trợ ưu việt nhất cho doanh nghiệp. Sự liên kết chặt chẽ giữa ngân hàng và doanh nghiệp được xem là yếu tố không thể thiếu để thúc đẩy đầu tư. Song cơ chế vay ngoại tệ để đầu tư ra nước ngoài lại thực sự gây bức xúc cho doanh nghiệp. Có thể nói là rất hiếm, thậm chí không có ngân hàng thương mại nào chấp nhận cho doanh nghiệp vay ngoại tệ để đầu tư ra nước ngoài với hai lý do: một là, các ngân hàng thương mại không có quy chế quản lý nguồn tiền vay khi họ không có văn phòng đại diện ở quốc gia mà doanh nghiệp đầu tư; hai là, mặc dù việc vay n goại tệ đã được quy định trong Nghị định 22/1999/NĐ – CP về đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, song cơ chế quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước hiện nay chưa có quy định về quản lý vốn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam, song cơ chế quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước hiện nay chưa có quy định về quản lý vốn đầu tư ra nước ngoài. Do vậy, nếu không có hướng dẫn cụ thể từ Ngân hàng nhà nước, việc doanh nghiệp vay ngoại tệ để đầu tư ra nước ngoài sẽ không khả thi. Điều đó sẽ hạn chế số lượng và hiệu quả của các dự án đầu tư ra nước ngoài.
- Thứ ba, tuy pháp lệnh ngoại hối đã góp phần tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động ở nước ngoài (chẳng hạn, theo quy định trước đây, người Việt Nam ra nước ngoài chỉ được mang 3.000 USD thì hiện nay con số này đã tăng thành 7.000USD), song Chính phủ vẫn cần bổ sung các quy định về việc chuyển vốn từ trong nước ra nước ngoài để đảm bảo quản lý ngoại hối, an ninh tài chính. Bên cạnh đó, việc chuyển lợi nhuận về nước cũng là vấn đề đáng bàn. Bởi cho đến nay, hầu như mọi giao dịch lưu chuyển ngoại tệ thông qua hệ thống ngân hàng vừa đảm bảo được thời gian, vừa tiết kiệm được chi phí. Điều đó đã làm giảm nguồn thu phí đáng kể của ngân hàng khi không đáp ứng được dịch vụ này. Vì vậy, trong Nghị định sửa đổi, cần quy định rõ về việc lưu chuyển ngoại hối để vửa tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
- Thứ tư, Chính phủ cần quan tâm đến việc giải quyết những vấn đề bức xúc đối với cộng đồng người Việt ở các nước Châu Phi mà trước hết là đảm bảo tư cách
pháp nhân của người Việt Nam như: được cư trú lâu dài, được pháp luật của nước chủ nhà và nước sở tại cùng bảo vệ để tạo niềm tin cho các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh trên thị trường nước ngoài.