Cung cấp thông tin thị trường Châu Phi

Một phần của tài liệu Trung quốc xâm nhập thị trường châu phi và bài học cho việt nam.doc (Trang 77 - 79)

II. Một số bài học cho Việt Nam về giải pháp phát triển quan hệ

2. Bài học về giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam Châu

2.1.4. Cung cấp thông tin thị trường Châu Phi

Cung cấp thông tin là một biện pháp không thể thiếu mà chỉ Nhà nước mới có khả năng thực hiện thông qua các Bộ, ngành trung ương, qua các ban, ngành ở địa phương, qua Cục xúc tiến thương mại thuộc Bộ thương mại, Đại diện Thương mại Việt Nam ở nước ngoài, phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI)... chủ yếu thông qua báo chí, truyền thanh, truyền hình, mạng Internet hoặc đang được tổng hợp và lưu trữ trong các cơ quan của Bộ Thương mại, Cục xúc tiến thương mại, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Trung tâm thông tin thương mại của Bộ Thương mại... để phục vụ nhu cầu khai thác thông tin của các doanh nghiệp. Tuy nhiên nội dung thông tin thương mại về các nước Châu Phi còn nghèo nàn, độ tin cậy thấp, thiếu tính cập nhật. Để nâng cao khả năng tiếp cận của doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Châu Phi, nhiệm vụ cung cấp thông tin của Chính phủ cần đáp ứng được những điểm sau.

a. Nâng cao hiệu quả của các trang Web, cổng thông tin điện tử

Cuối năm 2005, Việt Nam đã xây dựng được “Cổng giao dịch điện tử Việt Nam – Châu Phi”. Trong điều kiện khoảng cách địa lý Việt Nam – Châu Phi quá lớn, thị trường Châu Phi trải rộng, cơ quan đại diện của hai bên chưa nhiều, thì sự ra đời của cổng thông tin là kịp thời và vô cùng quan trọng. Với sự hỗ trợ thiết thực của công cụ hiện đại này, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận mà không bị phụ

thuộc vào điều kiện thời gian và khoảng cách. Tuy nhiên, cần có sự chỉ đạo, đầu tư nâng cấp và tạo hiệu quả cho cổng thông tin về từng thị trường, từng lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Trong thời gian tới, chương trình phát triển hệ thống thông tin quốc gia cần quan tâm xây dựng ngân hàng dữ liệu có tính cập nhật, có độ tin cậy cao về các nước Châu Phi, đặc biệt là một số thị trường trọng điểm, như: Tanzania, Xênêgan, Bờ Biển Ngà, Ma rốc...

b. Nâng cao hiệu quả cung cấp thông tin của các đại sứ quán, thương vụ ở nước ngoài

Việc cung cấp thông tin của các cơ quan này phải đảm bảo được các yêu cầu sau:

* Thông tin phục vụ cơ quan quản lý nhà nước

Để phục vụ cho công tác nghiên cứu, phân tích, đánh giá những thông tin này phải hàm chứa được một cách chi tiết, đầy đủ và cập nhật những nội dung liên quan đến đường lối, chiến lược, chính sách phát triển vĩ mô, môi trường pháp lý, động thái thị trường, hoạt động của các doanh nghiệp,... nhằm cung cấp cho những nhà hoạch định chính sách trong và ngoài nước những cơ sở xác tín để phân tích, đánh giá và có những đề xuất mang tính khoa học, thiết thực và kịp thời cho các cơ quan chức năng của Nhà nước. Ngoài việc giúp đảm bảo định hướng đúng cho Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước nghiên cứu cụ thể thị trường Châu Phi, thông tin còn tạo điều kiện cần thiết để thúc đẩy thực thi chính sách khuyến khích xuất khẩu các mặt hàng. Vì vậy, cần tiến hành nghiên cứu thường xuyên và chi tiết thị trường từng nước, bao gồm những đặc điểm chung và riêng về từng khía cạnh cụ thể, như: Điều kiện địa lý tự nhiên, điều kiện chính trị và văn hoá xã hội, dân số và phân bổ dân số, sức mua, thói quen tiêu dùng, tình hình kinh tế thương mại, liên kết kinh tế khu vực và quốc tế, đối thủ cạnh tranh, hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, vận tải, phương thức thanh toán... Bên cạnh đó, phải có những nhận định, đánh giá và dự báo tác động của từng yếu tố liên quan đến thương mại của từng nước đối với Việt Nam. Ngoài khả năng tự triển khai hoạt động nghiên cứu của từng doanh nghiệp, Nhà nước với điều kiện và khả năng thực hiện tốt hơn, hiệu quả hơn thông qua hệ thống các cơ quan đại diện ở nước ngoài, cần thể hiện rõ vai trò định hướng và có hỗ trợ cụ thể đối với các doanh nghiệp tham gia thị trường này.

* Thông tin phục vụ doanh nghiệp

Đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu của các doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến thị trường, ngành hàng, khả năng cung cấp và tiêu thụ, điều kiện cung cấp, chủng loại mặt hàng, về chính sách pháp luật, thuế quan, biện pháp bảo hộ thị trường, về đối thủ cạnh tranh,... hoạt động cung cấp thông tin sẽ giúp doanh nghiệp định hướng chính xác về khả năng xuất nhập khẩu, xây dựng chiến lược sản xuất và đầu tư theo đúng nhu cầu, cơ cấu của các nước Châu Phi để có thể khai thác tối đa tiềm năng to lớn của thị trường này.

Một phần của tài liệu Trung quốc xâm nhập thị trường châu phi và bài học cho việt nam.doc (Trang 77 - 79)

w