CƯ SĨ Ứng Vương

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 93)

Người phường Hoa thị2, kinh đô Thăng long, họĐỗ, tên Văn, tính tình giản dị, khoáng đạt, không bôn chôn theo việc đời. Ban đầu làm quan dưới triều Chiêu Lăng ta3, chức đến Trung phẩm phụng ngự. Những khi rảnh việc quan, ông dốc chí học Thiền, tay không rời sách, tìm hết ý tổ, hiểu rõ Tâm tông. Ở cửa trường của Tức Lự chùa Thông thánh, ông thấu hết bí quyết của Lự. Do đó, Sư gió thiền không nghẽn, mắt đạo càng cao.

(43a1) Khi được truyền tâm ấn rồi, ông là người tai mắt của tòng lâm, như những vị quốc sư Nhất Tôn, Thiền sư Tiêu Diêu4, Giới Minh và Giới Viên ấy vậy.

1 Truyện của Tức Lự nói: "Ứng Thuận cư sĩ, ấy là pháp tự của Lự". Nhưng không hiểu sao đây gọi Ứng Vương, hoặc chữ Vương là một khắc sai của chữ Thuận. Hoặc là cách gọi để tỏ lòng tôn kính như trường hợp Thông Sư.

2 Phường Hoa thị này không biết thuộc phường nào của thủđô Hà nội.

3 Tức triều Trần Thái Tôn (1225-1257). Khi Thái Tôn mất vào năm 1277 và đem táng vào lăng thì lăng của Thái Tôn gọi là Chiêu lăng. Xem Toàn thưB5 tờ 36a5

4 CứLược dẫn thiền phái đồ trong Thượng sĩ ngữ lục tờ 7b thì Tiêu Diêu là đệ tử của Ứng Thuận và là thầy của Tuệ Trung. Ngoài Tiêu Diêu ra, nó còn cho biết Quốc Nhất, Đạo Sư, Quế Thâm và Chân Giám là những đệ tử khác của Thuận. Và ngoài Tuệ Trung ra, thì Thạch Đậu Vị Hải, Đạo Tiềm, Thân Tán, Lại Tản, Thạch Lâu, Thôn Tăng, Thủ Nhân, Ngu Ông và Vô Sở là đệ tử của Tiêu Diêu.

Thượng sĩ hành trạng trong Thượng sĩ ngữ lục tờ 38a8-b1 nói: "(Tuệ Trung) lúc còn để chỏm, rất chuộng cửa Không, đến học Thiền sư Tiêu Diêu ở Phước Đường, hiểu được yếu chỉ, dốc lòng thờ làm thầy". Còn bài tựa do Huệ Nguyên viết năm 1763 trong Thượng sĩ ngữ lục tờ 3b1-3 nói: "Thượng tổ Tiêu Diêu... vừa đến nước ta, đã thoát thế vô y, cầm câu không lưỡi mà vào kinh thành". Như thế Diêu chưa hẳn là người nước ta. Lời tựa đây cũng nói Thượng sĩ ngữ lục là một tác phẩm của Tiêu Diêu. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ Tiêu Diêu chắc quê quán Phước đường tại vùng Thanh từ ngày nay.

T h in U yn Tp A n h N g Lc Quyển Hạ [44a1] D ò n g P h á p ca T N i Đa Lưu C h i - C h ù a P h á p V â n 40. THIN SƯ T Ni Đa Lưu Chi1

Chùa Pháp vân, làng Cổ châu, Long biên2. Người nước Nam Thiên trúc1, dòng Bà la môn. Nhỏđã mang chí xuất tục, đi khắp Tây trúc, cầu tâm ấn Phật. Nhân duyên đạo chưa gặp, bèn cầm gậy sang Đông Nam.

1Đối chiếu với các tư liệu Trung Quốc: (vinitaruci)

(a) Lịch đại tam bảo ký 10 tờ 102c3-9: "Tam tạng tháp sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi nước Ô trượng, Bắc Thiên trúc. Tùy dịch là "Diệt hỷ". Khi đã nghe đức Hoàng đế ta phục hưng Tam bảo, nên có thể không cho 500 do tuần là xa, bèn chống gậy nhắm phương đến xem sự thạnh hóa đến mức nào. Bèn được mời vào, sai dịch kinh, tức ở nơi chùa Đại hưng thiện dịch ra (kinh Tượng

đầu tinh xá và Đại thừa phương quảng tổng trì). Cấp sự Lý Đạo Bảo và thứ tử của Bát Nhã Lưu Chi là Đàm Bì, hai người truyền dịch. Sa môn chùa Đại hưng thiện là Thích Pháp Toản từ Trường an bút thọ thành chữ Hán, cùng chỉnh đốn so sánh văn nghĩa, Sa môn Ngạn Tôn viết tựa cho cả hai".

(b) Đại Đường nội điển lục 5 tờ 275a14-19 chép như (a) (c) Tục Cao tăng truyện 2 tờ 433b2-5 chép y như (b)

(d) Khai nguyên Thích giáo lục 7 tờ 547c8-14 đại cương chép như (a) nhưng thêm chi tiết là các kinh kể trên "dịch vào năm Khai Hoàng thứ 2 (582) Nhâm dần đời Văn Đế", và thêm đính chính rằng "Trường Phòng tức (a) nói phiên dịch tại chùa Đại hưng thiện là sai".

(e) Trinh nguyên tân định Thích giáo mục lục 10 tờ 646a8-14 chép như (đ). So sánh các tư liệu Trung Quốc vừa dẫn với nhau, ta thấy ngay một điểm bất thường nổi bật ngay, đấy là việc Khai nguyên Thích giáo lục nói Lịch đại tam bảo ký ghi Tỳ Ni Đa Lưu Chi dịch những kinh của ông tại chùa Đại hưng thiện là sai, nhưng không nói rõ nếu đúng thì dịch chúng ởđâu. Lịch đại tam bảo ký do Phí Trường Phòng viết xong năm 597, còn Khai nguyên Thích giáo lục do Trí Thăng soạn năm 730. Việc Thăng phản đối Phòng về nơi dịch Kinh của Tỳ Ni Đa Lưu Chi rõ ràng muốn nói rằng Tỳ Ni Đa Lưu Chi không bao giờ dịch kinh tại chùa Đại hưng thiện cả. Ngược lại, Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã dịch chúng ở những nơi khác. Nhưng nới khác đây là nơi đâu, Thăng không nói. Do thế,

Thiền uyển tập anh không phải là không có lý, khi nói Tỳ Ni Đa Lưu Chi dịch kinh Tượng đầu ở Quảng Châu và kinh Tổng trì ở

nước ta, dầu rằng nó có xuất hiện hậu kỳ. Từ kết luận đây, những chi tiết khác liên quan đến Tỳ Ni Đa Lưu Chi do Phòng ghi lại vị

tất là có thểđáng tin hoàn toàn. Sự thực, nếu Tỳ Ni Đa Lưu Chi không dịch kinh tại chùa Đại hưng thiện, thì việc "mời vào khiến dịch kinh" khó có thể tin được.

2Cương mục chính biên 3 tờ 32a1-3 nói: "Chùa Pháp vân ở tại thôn Văn giáp huyện Thượng phúc tỉnh Hà nội. Tương truyền một hôm mây mưa sấm chớp nổi lớn, cây si ngã xuống, người trong thôn lấy gỗ nó khắc tượng dựng chùa thờ, nên có tên đó". Xác

định chùa Pháp vân như vậy, các tác giả Cương mục đã sử dụng tài liệu của Bắc thành địa dư chí lục 3, theo đó "chùa Đại Pháp vân, Pháp vũ, Pháp lôi, Pháp điện ở làng Văn giáp, huyện Thượng phúc". Nhưng đương nhiên chùa Pháp vân nói tới đây không phải là chùa Pháp vân làng Cổ châu, Long biên, mà thực ra chùa Pháp vũ hay chùa Thành đạo hay chùa Đậu, nơi thờ Pháp vũ. Vậy chùa Pháp vân làng Cổ châu là chùa nào?.

Làng Cổ châu, Long Biên, nay gồm đất làng Khương tự huyện Thuận thành tỉnh Bắc ninh. Tại làng này hiện có một chùa tên Diên ứng và một cây tháp tên Hoà phong.

Đại nam nhất thống chí, tỉnh Bắc ninh, mục Tự quan viết: "Chùa Diên ứng ở xã Khương tự, huyện Siêu loại, có bốn tượng Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi và Pháp Điện rõ có linh tích. Đời Trần, Mạc Đĩnh Chi dựng chùa trăm gian, tháp chín tầng, cầu chín nhịp, di chỉ nay còn. Xét Pháp vân Phật truyện thì lúc Sĩ Nhiếp làm Thái thú cai trị thành Luy lâu, sư Khâu Đà La ở tại núi xanh phía tây của thành. Có người con gái của Tu Định là A Man bị Sưđụng đến, mà có thai sinh một đứa bé gái. Sưđem bỏ vào trong một cây lớn ở rừng sâu. Sau gió mưa nổi lớn, cây trốc gốc, trôi nổi trong sông, trôi đến bến Luy lâu. Người ta lấy làm lạ, vớt lên bờ, sai thợđẽo bốn pho tượng Phật, dựng chùa gọi là chùa Thiền định...tức nay chùa Diên ứng..., đặt bốn pho tượng Phật phụng thờ. Sau mỗi lần cầu mưa đều có linh ứng, người ta đặt tên Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Điện và Pháp Lôi. Thập Di ký của Lý Tế

Xuyên nói người Cổ châu mỗi năm đến ngày mừng Phật đản thì hội họp tại chùa Thiền định. Trần Nghệ Tôn có ban mỹ hiệu. Sử

Đời trần Đại Kiến thứ 6 (574), năm Giáp ngọ2, Sư mới đến Trường an. Gặp lúc Chu Võ Đế phá diệt Phật pháp3, Sư muốn sang đất Nghiệp4. Bấy giờđệ tam tổ Tăng Xán vì tị nạn, nên mang y bát ởẩn trong núi Tư không5. Sưđến gặp Tổ, thấy cử chỉ phi phàm, trong lòng phát niềm kính mộ, bèn đến trước, chấp tay đứng ba lần. Tổ vẫn ngồi yên không nói. Sư suy nghĩ giây lát, bỗng nhiên lòng như có sở đắc, liền sụp lạy ba lạy. Tổ gật đầu ba cái mà thôi. Sư lùi ba bước, thưa rằng: "Đệ tử bấy lâu không gặp thuận tiện, nay nhờ Hoà thượng đại từ bi, cúi xin cho con theo hầu hạ hai bên".

Tổ dạy "Ngươi nên mau qua phương Nam (44b1) giáo hóa, không nên ởđây lâu".

Sư từ biệt ra đi, đến Quảng châu trác tích chùa Chế chỉ. Trải qua 6 năm, Sư dịch được kinh Tượng đầu6 báo nghiệp sai biệt7. Đến tháng 3 năm Canh tý đời Chu Đại Tường thứ 2 (580), Sưđến nước ta ở tại chùa đó, lại dịch ra kinh Tổng tri, 1 quyển (8).

Một hôm, Sư gọi đệ tử nhập thất là Pháp Hiền dạy rằng: "Tâm ấn chư Phật

Tất không lừa dối Tròn đồng thái hư không thiếu không dư8

Không đi không đến Không được không mất Chẳng một chẳng khác Chẳng thường chẳng đoạn Vốn không chỗ sinh

thành để cầu mưa".

Chùa Pháp vân ở Cổ châu, Long Biên tức chùa Diên ứng hay chùa Dâu tại xã Khương tự huyện Thuận thành tỉnh Bắc ninh ngày nay.

1 Tức nam Ấn. Nhưng các tư liệu Trung Quốc, đã dẫn đều nói người bắc Thiên trúc, tức bắc Ấn

2 Nguyên bản viết "Nhâm ngọ" là sai, Trần Đại Kiến thứ 6 năm Giáp ngọ.

3 Phật tổ lịch đại thông tải 10 tờ 557a: Năm Giáp ngọ, Chu VũĐế, niên hiệu Kiến Đức thứ 3 (574), tháng 5, ngày 17, xuống chiếu hủy Phật.

4 Nghiệp, bây giờ là kinh đô nhà Bắc Tề.

5 Tổ Tăng Xán, sau khi được truyền pháp, đến ẩn cư trong núi Hoàn công, Thư châu. Gặp lúc Chu VũĐế phá diệt Phật pháp, ngài lánh sang núi Tư không, huyện Thái hồ sống không nhất định một nơi nào, trải qua 10 năm...Đến Tùy Khai Hoàng 12 (592), truyền pháp cho Đạo Tín. Xem Truyền đăng lục 3, ĐTK 2078, tr. 221c.

6 Các tư liệu Trung Quốc, xem chú thích (1) trên đều ghi như nhau. Sư dịch 2 tác phẩm:

(a) Tượng đầu tinh xá kinh 1 quyển (xem ĐTK.466). Chú thích của Trường Phòng (sđd. 102c1): "Năm Khai Hoàng thứ 2 (502), tháng 2 dịch. Bản dịch lần thứ 2, cùng nguyên bản với kinh Già da sơn đỉnh (xem ĐTK.465)".

(b) Đại phương quảng tổng trì kinh, 1 quyển (xem ĐTK.275). Ghi chú của Trường phòng (sđd): "Khai Hoàng, năm thứ 2, tháng 7, dịch".

7 Nghiệp báo sai biệt kinh, 1 quyển; gọi đủ là: Phật thuyết thủ trưởng giả nghiệp báo sai biệt kinh, đời Tùy, Cù Đàm Pháp Trí dịch (xem ĐTK.80) Ghi chú của Trường Phòng: "Khai Hoàng năm thứ 2, tháng 2, dịch..." Bản dịch của Tỳ Ni Đa Lưu Chi phải chăng đã mất và chắc chắn nội dung không phải thuộc loại kinh này. Bởi vì học lý của Tỳ Ni Đa Lưu Chi xuyên qua hai bản dịch trên, không thể nào để cho ông dịch một tác phẩm với một học lý, như nó thể hiện trong bản dịch Nghiệp báo sai biệt kinh ngày nay.

8 Tăng Xán, Tín tâm minh tờ 376b 22-23: Viên đồng thái hư

Vô khuyết vô dư

Lương do thủ xả

Sở dĩ bất như.

Cũng không chỗ diệt Cũng chẳng lìa xa Chẳng không lìa xa Vì đối vọng duyên. Nên giảđặt tên Bởi thế chư Phật ba đời Cũng dùng như thế mà được Tổ sư nhiều đời Cũng dùng như thế mà được Ta cũng dùng như thế mà được Ngươi cũng dùng như thế mà được Cho đến hữu tình, vô tình Cũng dùng như thế mà được Vả, Tổ ta Xán công

Khi ấn cho ta tâm đó

Bảo ta mau Nam hành giáo hóa Không nên (45a1) ở lại đây lâu Từng trải nhiều nơi Mới đến được đây Nay gặp phải ngươi Quả hợp huyền ký Ngươi khéo giữ gìn Giờ đi ta đến.

Nói xong, Sư chấp tay mà mất. Pháp Hiền làm lễ trà tỳ, thu xá lợi 5 sắc, xây tháp để thờ. Khi ấy là năm Giáp dần, đời Tùy Khai Hoàng thứ 14 (594).

Vua Lý Thái Tông có làm bài kệ truy tán: "Mở lối sang nước Nam

Nghe ông giỏi tập Thiền Mở bày niềm tin Phật Xa hợp một nguồn tim Trăng Lăng già vằng vặc Sen Bát nhã ngát thơm Bao giờđược gặp mặt Cùng nhau bàn đạo huyền1 1Kiến văn tiểu lục 4 tờ 13a1-3 chép: Phi Tích lai Nam quốc

Và tặng phong. Văn quân cửu tập thiền Ứng khai chư Phật tín Viễn hiệp nhất tâm nguyên Hạo hạo Lăng già nguyệt Phần phần bát nhã liên Hà thời tái đắc kiến

Tương dự thoại trùng huyền.

T hế H T h N ht ( 1 n gư ời )

41. THIN SƯ Pháp Hin (? - 626)

Chùa Chúng thiện, núi Thiên phúc1, Tiên du, người Châu diên2, họĐỗ. Thân cao 7 thước 3 tấc. Ban đầu, Sưđến thọ giới cụ túc với Đại sư Quán Duyên, chùa Pháp vân. Hàng ngày cùng với Tăng chúng nghe giảng về yếu chỉ của Thiền. Khi Tỳ Ni Đa Lưu Chi (45b1) từ Quảng châu đến ở chùa đó, thấy Sư, nhìn kỹ vào mặt hỏi: "Ngươi họ gì?"

Sư hỏi lại: "Hoà thượng họ gì?"

Lưu Chi lại hỏi: Ngươi không có họ sao?"

Sưđáp: "Họ thì không phải không có, nhưng làm sao Hoà thượng biết?" Tỳ Ni Đa Lưu Chi quát: "Biết để làm gì?"3

Sư bỗng nhiên tự tỉnh, liền sụp lạy, bèn được Thiền chỉ. Khi Chi tịch rồi, Sư thẳng vào núi ấy, tu tập thiền định, hình như cây khô, vật, ngã đều quên, chim bay đến chầu, dã thú vây quanh. Người đương thời nghe tiếng đến học, không thểđếm xiết. Nhân đó, Sư lập chùa, dạy dỗ học trò, Tăng chúng đến ở thường hơn 300. Thiền học phương Nam nhờ thế mà thịnh.

Thứ sử Lưu Phương nhà Tùy đem tâu vua Cao Tổ rằng:

"Phương này bấy lâu sùng kính Phật giáo, mà lại trọng Sưđức độ tiếng tăm".

Vua Tùy sai sứ ban cho 5 hòm xá lợi của Phật cùng điệp sắc, sai Sư dựng tháp cúng dường4. Sư xây tháp tại chùa Pháp vân ở Luy lâu1 và những chùa danh tiếng ở các châu Phong2, Hoan3, Trường4, Ái5.

1 Tức núi Tiên du ở xã Phật tích, huyện Tiên du, tỉnh Bắc ninh. Xem chú thích (1) truyện Thiền Lão.

2 Cương mục tiền biên 2 tờ 10b1-2 nói: "Huyện Chu diên, đời Hán đặt thuộc quận Giao chỉ, đời Đường đổi làm Diên châu, đời Lê ở

phủ Tam đái, nay tức đất phủ Vĩnh tường, tỉnh Sơn tây".

Nhưng cả Tùy thơ 21 tờ 7b8 lẫn Cựu Đường thư 41 tờ 42b11 đều nói Chu diên là đất Vũ bình thời trước. Ngoài ra, Nguyên hòa quận huyện đồ chí 38 tờ 13a1 và Thái bình hoàn vũ ký 170 tờ 10a5 lại ghi Chu diên ở về phía đông nam của trị phủ

Giao châu, mà sau này Độc sử phương dự kỷ yếu 112 tờ 8a3 chép lại, nghĩa là Chu diên ở về phía đông nam của thủđô Hà Nội ngày nay. Phần đất của nó như vậy bao gồm trong tỉnh Hưng yên. Kết luận này tỏ ra hợp lý, bởi vì đất Quận Bình, chúng ta đã

đồng nhất với đất những huyện Tiên lữ, Ân thi, Khoái châu, Kim động, Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên. Xem chú thích (2) truyện Tịnh Lực. Hơn nữa truyện Đạo Lâm tờ 66b3 nói Lâm, người Cửu cao, Chu diên. CứĐại Việt lịch triều đăng khoa lục 2 thì Cửu cao là tên một ngôi làng thuộc "hạt Gia lâm", nơi xuất thân của những tiến sĩ Trần Văn Bính khoa năm 1505, Vũ Hữu Nghiêm khoa năm 1514 v.v..., và khoảng đến năm 1706 thì đổi thành làng Thượng tốn, khi có Đỗ Công Đỉnh đỗđệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân. Như thế, địa phận của Chu diên đời Lý phải gồm luôn tối thiểu phần đất phía đông nam của huyện Gia lâm, tỉnh Bắc ninh ngày nay.

Từđó, quê của Pháp Hiền tất phải nằm khoảng huyện Gia lâm, tỉnh Bắc ninh cho đến những huyện phía bắc tỉnh Hưng yên.

3 Tham chiếu Truyền đăng lục về cuộc đối thoại đầu tiên giữa Đạo Tín và Hoằng Nhẫn: "Một hôm Tín đến huyện Hoàng mai, giữa

đường gặp một đứa trẻ cốt tướng kỳ vĩ, khác với trẻ thường. Sư hỏi: "Con họ gì?" Trẻđáp: "Là họ Phật." Sư hỏi: "Ngươi không có họ sao?" Trẻđáp: "Tánh không vậy". Sư lặng biết nó là một bậc tài giỏi của đạo, liền sai người hầu đến nhà nó gặp cha mẹ, xin cho nó xuất gia. Cha mẹ cho là có duyên xưa, nên không có chút vẻ làm khó khăn, liền cho đi làm đệ tử, có tên gọi Hoằng Nhẫn". Xem Truyền đăng lục 3 tờ 222b10-16.

4Tục Cao tăng truyện 18 tờ 573b25-c14 trong truyện của Đàm Thiên ghi rõ là vua Tùy Cao Tổ ban xá lợi gồm cả thảy ba lần. Lần

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)