THIỀN SƯ Định Không (? 808)

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 102 - 104)

Chùa Thiền chúng1, làng Dịch bảng, phủ Thiên Đức. Người Cổ pháp2, họ Nguyễn, mấy đời là vọng tộc. Sư là người am hiểu thế số, hành động đúng pháp tắc (47b1). Người trong làng tôn thờ, đều gọi là trưởng lão.

Về già, Sưđến Pháp hội của Nam dương ở Long tuyền nghe giảng, hiểu được ý chỉ, do đó Sư phát tâm theo Phật.

Trong khoảng Đường Trinh Nguyên (785-804), Sư lập chùa Quỳnh lâm ở làng mình. Khi mới đào đất đắp nền, gặp một lư hương và 10 cái khánh. Sư sai người đem xuống sông rửa. Một cái lặn mất đi, đến đáy sông mới dừng. Sư giải thích rằng: Chữ thập, chữ khẩu hợp thành chữ cổ, chữ thủy, chữ khứ hợp thành chữ pháp, chữ thổ chỉ chỗ ta ở, chỉđất đai làng này. Nhân đó, Sưđổi tên làng mình làm Cổ pháp {Tên cũ là Diên Uẩn}. Sư lại làm bài tụng rằng:

"Đất bày pháp khí Một món đồ ròng Để Phật pháp được hưng long Đặt tên làng là Cổ pháp". Sư lại nói: Hiện ra pháp khí Mười hai chuông đồng

1Cảm ứng xá lợi ký do Vương Thiệu viết vào cuối năm 601 dẫn trong Quảng hoằng minh tập 17 tờ 216b10 có ghi chùa Thiền chúng như là nơi dựng tháp rước xá lợi vào năm đó tại Giao châu. Thiền uyển tập anh nói dựng tháp nơi chùa Pháp vân, có lẽ hợp lý hơn. Xem chú thích (5) truyện Pháp Hiền. Làng Dịch bảng nay là làng Đình bảng huyện Từ sơn, tỉnh Hà bắc. Ở làng này nay còn có chùa nào tên Thiền chúng hay không, chúng tôi hiện chưa biết.

2Cương mục chính biên 2 tờ 6b3-6 nói: "Cổ pháp, tên châu, đời Đinh về trước là châu Cổ lãm, đời Lê đổi Cổ pháp , đời Lý thăng làm phủ Thiên đức, đời Trần cải làm huyện Đông ngạn. Đời Hậu Lê nhân theo. Nay là huyện Đông ngạn, tỉnh Bắc ninh". Nhưng truyện đây nói Định Không "đổi tên làng mình thành Cổ pháp rồi chua thêm "tên cũ là Diên uẩn". Như vậy, Cổ pháp nguyên là tên một làng từ thời Định Không, sau đó tới thời Lê mới trở thành tên châu. Thực tế, ta không hiểu tại sao nếu Không đã đổi Diên uẩn thành Cổ pháp thì tại sao cho đến thời Lý Công Uẩn vẫn còn có tên Diên Uẩn. Viết về việc sét đánh thành sấm báo hiệu sự lên ngôi của Uẩn, Toàn thưB1 tờ 31a7-8 nói: "Nguyên trước cây bông gạo làng Diên uẩn, Cổ pháp bị sét đánh", trong khi đó Đại Việt sử lược 2 tờ 1a9 chép: "Trong làng vua ở có cây bông gạo bị sét đánh". Rõ ràng làng của Lý Công Uẩn ở có tên Diên uẩn, và đây là vào thời Lý. Thế sao, ởđấy truyện bảo Không đổi tên Diên uẩn, thành Cổ pháp?. Dầu sao đi nữa Diên Uẩn cũng là Cổ pháp, và Cổ pháp là làng Đình bảng hay làng Dịch bảng sau này.

Cương mục chính biên 2 tờ 7b2, nhân chú về chùa làng Cổ pháp, nói "chùa Cổ pháp ở tại xã Đình bảng, huyện Đông ngạn, tỉnh Bắc ninh". Làng Cổ pháp của Định Không do đó là làng Đình bảng, huyện Từ sơn hiện nay.

Trong cả bản in đời Lê lẫn đời Nguyễn chỉ ghi "Định Không cổ nhân", nhưng chúng tôi ởđây đã thêm chữ pháp thành "người Cổ pháp", bởi vì truyện Định Không đây rõ ràng nói Không người Cổ pháp.

Họ Lý làm vua

Ba phẩm thành công". Sư lại nói:

"Mười cái xuống nước đất Cổ pháp đấy tên làng Gà sau tháng chuột ở1

Chính lúc Tam bảo hưng".

Khi sắp tịch, Sư gọi đệ tử Thông Thiện dạy rằng:

"Ta muốn mở rộng làng xóm, nhưng e nửa chừng gặp tai họa (48a1), chắc có kẻ lạđến phá hoại đất nước ta. {Sau Cao Biền của nhà Đường đến trấn yếm. Quảđúng} Sau khi ta mất, con khéo giữ pháp này, gặp người họĐinh thì truyền, nguyện ta mãn vậy".

Nói xong, Sư cáo biệt mà tịch, thọ 79 tuổi. Lúc ấy là năm Mậu tý Đường Nguyên Hòa thứ 3 (808)2. Thông Thiện dựng tháp ở phía tây chùa Lục tổ3 và ghi lời phú chúc của Sư mà chôn dấu đi.

1 Nguyên văn: Kê cư loan nguyệt hậu. "Loan nguyệt" nghi là một viết sai của chữ thử nguyệt, mà sau này La Quý dùng trong một câu tương tự: "Thố kê thử nguyệt nội", để nói tới việc Lý Công Uẩn lên ngôi vào tháng 11, tức tháng con chuột, tức thử nguyệt của năm con gà, tức năm Kỷ dậu Cảnh Thụy thứ 2 (1009). Chúng tôi dựa vào cách hiểu đây và dịch là "tháng chuột". Chữ loan và chữ thử, tự dạng chúng khá giống nhau.

2 Nguyên văn: Đường Nguyên Hòa tam niên bính tý. Nhưng Đường Nguyên Hoà năm thứ 3, cứ Cựu Đường thư thì phải là năm Mậu tý, chứ không phải Bính tý. Chữ Bính chắc chắn là một viết lộn của chữ Mậu.

T hế H T h C h í n ( 3 n gư ời , đ ều k h u yết lc )

T hế H T h Mư ời ( 4 n gư ời , 1 n gư ời k h u yết lc )

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)