THIỀN SƯ Thiền Lão

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 29 - 30)

Chùa Trùng minh, núi Thiên phúc2, Tiên du. Ban đầu Sưđến tham bái Thiền sưĐa Bảo tại chùa Kiến sơ, lãnh được tâm yếu rồi đến trác tích tại núi ấy3. Gió thiền càng nổi, kẻ học hàng nghìn, đông đảo làm cho tòng lâm thịnh vượng.

Vào khoảng Thông Thụy (1034 - 1038), Lý Thái Tôn có lần đến [11a1] chùa và hỏi Sư rằng: "Hòa thượng ở núi này đến nay được bao lâu?".

Sư thưa: "Chỉ biết tháng ngày này Ai hay xuân thu trước"4

Vua hỏi: "Hàng ngày làm việc gì?"

Sưđáp: "Trúc biết hoa vàng đâu cảnh ngoại5

Trăng trong mây bạc hiện toàn chân" Vua hỏi: "Có ý chỉ gì?"

Sưđáp: "Lắm lời không ích về sau" Vua hoát nhiên như có sởđắc.

Khi sắp sai sứ rước Sư về triều làm cố vấn, thì Sưđã viên tịch trước đó6. Vua rất buồn tiếc, làm thơ thương khóc, sai trung sứ ban nhiều lễ hậu, lập đàn trà tỳ, thu linh cốt, xây tháp ở cửa núi, lại sửa sang rộng rãi chùa Sư, đặt môn đồ lo việc hương hỏa.

1 Thiền Lão đúng ra phải có tên là Thiền Nguyệt. Xem chú thích (2) truyện Lý Thái Tôn. Nhưng có lẽ vì tôn trọng Nguyệt nên chỉ

xưng Thiền Lão, rồi sau thành quen. Nhưng cũng có thể tránh húy Nguyệt của Thiện Đạo quốc mẫu.

2 Núi Thiên phúc này là một ngọn của núi Tiên du, bởi vì truyện của Đạo Huệở tờ 23b5 nói Huệở "chùa Quang minh, núi Thiên phúc, Tiên du", nhưng truyện của Cứu Chỉở tờ 16b7 nói Chỉ "vào ở chùa Quang minh núi Tiên du". Thì núi Thiên phúc là núi Tiên du, tức núi Lạn kha hay núi Phật tích ở xã Phật tích huyện Tiên du, tỉnh Hà bắc hiện nay. Có lẽ, cái tên Thiên phúc bắt đầu xuất hiện lúc Lý Thái Tôn xây viện Thiên phúc ở núi Tiên du, mà Toàn thưB2 tờ 29b7 ghi lại vào năm 1041.

3 Từ sơn đây chắc là Tư sơn khắc sai vì tự dạng giống nhau. Hiện tượng này xảy ra nhiều lần trong bản in này. Ngoài ra cứ truyện của Thiền Lão thì Lão không ở nơi nào khác "chùa Trùng minh núi Thiên phúc, Tiên du".

4 Tham chiếu câu trả lời của Toàn Phó trong Truyền đăng lục. Có người hỏi Phó: " Hoà thượng tuổi nhiều ít?" Phó trả lời: "Thỉ kiến khứ niên cửu nguyệt cửu

Như kim hựu kiến thu điệp hoàng" (Mới thấy năm qua chín tháng chín Mà nay lại gặp lá thu vàng.) Xem Truyền đăng lục 12 tờ 297b20-21

5 Thúy trúc hoàng hoa. Cách ngữ của thiền nhằm chỉ chân lý không nằm đâu xa, nó nằm ngay trước mặt, ý nghĩa rút từ câu nói của Thiền sưĐại Châu Huệ Hải: "Trúc biếc xanh xanh, đều là pháp thân, hoa vàng dờn dợn, chẳng gì là chẳng phải Bát nhã". Xem

Truyền đăng lục 6 tờ 247c15.

6 Cứ vào đây thì hình như Thiền Lão phải viên tịch dưới thời Lý Thái Tôn. Nhưng truyện của Quảng Trí ở tờ 18a9-10 nói: "Năm đầu Chương Thánh Gia Khánh (1059) Sư bỏđời đến tham học với Thiền Lão ở Tiên du", thì rõ ràng Lão không thể viên tịch dưới triều Lý Thái Tôn được, bởi vì Chương Thánh Gia Khánh là niên hiệu của Lý Thánh Tôn. Lý Thái Tôn mất năm 1054.

T hế H T h By ( 7 n gư ời , k h u yết 1 )

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)