TRƯỞNG LÃO Định Hương (? 1075)

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 27 - 29)

Chùa Cảm ứng, Ba sơn1, phủ Thiên đức2, Sư họ Lã, người Châu minh3, gia thế dòng tịnh hạnh. Thuở nhỏ thọ giáo với Thiền sưĐa Bảo tại chùa Kiến sơ. Trải qua 24 năm, môn đồ của Bảo có hơn trăm

Sưđem bài kệ trình vua. Thái Tổ không hiểu nó nói gì. Về sau nhà Lý tám đời thì truyền ngôi cho nhà Trần. Chữ Bát cùng với chữ

Bát giống nhau. Một tám tức như tám. Huệ Tôn tên là Sám, đấy gọi là "trời lên non". Nó thần diệu như vậy đó.

Truyện Xung thiên chiêu ứng thần vương của Lĩnh nam trích quái truyện cũng trùng trường hợp như vừa dẫn, trừ một số những sai khác về văn cú và điểm xuất phát, mà theo nó thì chuyện này rút ra từCổ pháp ký và Kỷđức ký. Tuy nhiên cứToàn thư B4 tờ

34a4-b1 trong lời bàn của Ngô Sĩ Liên về việc nhà Lý mất ngôi thì nhân vật chính của chuyện không phải là Đa Bảo, mà là Vạn Hạnh. Liên viết: Thế truyền Lý Thái Tổ lúc mới được thiên hạ, xa giá trở về Cổ pháp đến thăm chùa làng Phù đổng. Có thần nhân

đề thơ trên cột chùa rằng: Một bát nước công đức Tùy duyên hóa thế gian Sáng choang còn soi đuốc Bóng mất trời lên cao.

Sư Vạn Hạnh đem bài thơ dâng lên. Lý Thái Tổ xem, nói rằng: "Việc thần nhân không thể hiểu được". Người đời truyền tụng nó, mà không biết nó nói gì. Đến khi họ Lýmất ngôi, mới biết bài thơ quảđúng. Bởi vì Huệ Tôn trở lên đến Thái Tổ có tám đời, mà Huệ Tôn tên Sám, tức trời lên non thì bóng mất". Như thế, nhân vật chính của cả truyện trên đúng ra phải là Vạn Hạnh chứ không phải Đa Bảo. Và cứ vào đấy, thì những bài thơ trên cũng phải là của Vạn Hạnh. Chúng thực tế có thứ chất thơ phong thủy và sấm truyền của những bài thơ hiện còn lưu truyền mệnh danh là của Vạn Hạnh. Việt sử tiêu án 1 tờ 128a6-9 cũng ghi lại chuyện Lý Thái Tổ gặp bài thơ vừa nói, nhưng không ghi ai dâng lên.

1Đây nói Hương ở chùa Cảm ứng tại Ba sơn, nhưng truyện của Viên Chiếu dưới nói: " Chiếu đến học với Định Hương ở núi Ba tiêu". Vậy, Ba sơn tức cũng Ba tiêu sơn. Có lẽ vì sự sai khác vừa thấy, bản in đời Nguyễn thay vì có Ba sơn, nó đã viết Tiêu sơn. Nhưng cứ sử thì Ba sơn và Tiêu sơn cũng là một. Vạn Hạnh sau khi dựa vào sấm văn để tuyên bố là "nhà Lê đương mất, nhà Lý đương hưng", thì "Lý Công Uẩn sợ lời nói đó tiết lộ, sai anh mình đem Vạn Hạnh đi mất". Đại Việt sử lược 2 tờ 1b3 nói "dấu Vạn Hạnh ở

Ba sơn". Song Toàn thưB1 tờ 32a6 thì nói "dấu Vạn Hạnh ở Tiêu sơn". Thì rõ ràng Tiêu sơn của thời Lê trởđi là Ba sơn của thời Lý Trần.

Lịch triều hiến chương loại chí 3 tờ 2a5-6 nói: "Tiêu sơn ở tại xã Tiêu sơn huyện Yên phong, trên có chùa Trường liêu, triều Lý dựng theo chỗ tu trì của tể tướng Thiền sư Vạn Hạnh. Lý Thái Tổđầu thai ởđó". Đại nam nhất thống chí 38, tỉnh Bắc ninh viết: "Tiêu sơn ở phía tây nam huyện lỵ Yên phong 14 dặm. Núi có chùa Thiên tâm và chùa Trường liêu. Mẹ Lý Thái Tổ có lần đến chơi chùa Tiêu sơn, cùng giao hợp với thần nhân mà sinh ra vua. Quốc sư nhà Lý là Sư Vạn Hạnh có bài sấm cây bông gạo truyền ra từ nơi đây". Núi Tiêu sơn như vậy ở tại xã Tiêu sơn, huyện Yên phong tỉnh Hà bắc ngày nay.

Còn về chùa Cảm ứng, Lịch triều hiến chương loại chí cũng nhưĐại nam nhất thống chí không thấy nói tới. Bộ trước kê ra một chùa tên Trường liêu cho núi Tiêu sơn. Bộ sau thêm chùa Thiên tâm. Vậy chùa nào là chùa Cảm ứng? Về chùa Trường liêu,

Đại nam nhất thống chí 39, tỉnh Bắc ninh viết: "Chùa Lục tổ tức là chùa Trường liêu. Sử ký nói, Sư Vạn Hạnh trú trì chùa đó, sau mất, Lý Thái Tổ tự thân đến điếu viếng, dựng đàn siêu độ, cấp dân làm tựđinh, quanh năm cúng thờ". Nhưng cứ truyện Thường Chiếu tờ 37b7 thì chùa Lục tổở tại làng Dịch bảng phủ Thiên đức, tức làng Đình bảng, huyện Từ sơn hiện nay. Vậy chùa Trường liêu dứt khoát không phải là chùa Lục tổ. CứCương mục chính biên 2 tờ 7b1 thì chùa Trường liêu tức chùa Tiêu sơn. Còn chùa Thiên tâm, Việt sử tiêu án 1 tờ 77a9-b1 viết: "Nguyên trước, viện Cảm tuyển, chùa Thiên tâm, châu Cổ pháp có con chó sinh con sắc trắng có lông đen vằn vện có hai chữ "Thiên tử", người ta bàn cho rằng đó là điềm năm Tuất sẽ sinh ra một người đại quý. Vua quả sinh vào năm Giáp Tuất Thái Bình thứ 5" Chuyện này Đại Việt sử lược 2 tờ 2a5-7 nói xảy ra ở "chùa Ứng Thiên, châu Cổ

pháp", còn Toàn thư B2 tờ 1b6-2a1 thì ghi nói tại "viện Cảm tuyển chùa Ứng thiên tâm, châu Cổ pháp". Ngoài ra Toàn thư B2 tờ

1a3 bảo mẹ Lý Công Uẩn thường đến chơi chùa Tiêu sơn, cùng giao hợp với thần nhân mà sinh Uẩn. Việt sử tiêu án 1 tờ 77b6-8 lại dẫn Ngoại truyện, rồi viết: "Mẹ vua năm tuổi hai mươi, nghèo khổ không chồng, đến nương tựa vị Sa môn già chùa Ứng thiện, vị Sa môn già cho làm bếp, bèn giả ngủ, lửa tắt, vị Sa môn bỗng chạm đến, kinh hoảng đứng dậy, trong lòng biết mình có thai mà sinh ra vua". Cứ vào những dẫn chứng đó thì chùa Tiêu sơn cũng là chùa Ứng thiên , cũng là chùa Ứng thiên tâm, cũng là chùa Thiên tâm. Từđấy ta cũng có thể nói chùa Cảm ứng là nó bởi những sai khác tên gọi vừa thấy đồng bởi chùa Ứng thiên tâm. Lại có viện Cảm tuyển, mà chính truyện của Vạn Hạnh của Thiền uyển tập anh viết thành Hàm toại, nên rất có thể tự nguyên ủy người ta thường gọi tắt tên chùa là Cảm ứng.

2Đại Việt sử lược 2 tờ 2b10 và Toàn thưB2 tờ 3a2 nói năm 1010 Lý Thái Tổ "đổi Cổ pháp làm Thiên Đức". Cương mục chính biên 2 tờ 6b3-6 chú: "Cổ pháp tên châu, từĐinh về trước là châu Cổ lãm, nhà Lê đổi là Cổ pháp, nhà Lý nâng lên làm phủ Thiên đức, đời Trần cải làm huyện Đông ngạn, nhà Hậu Lê nhân theo, nay là huyện Đông ngạn, tỉnh Bắc ninh ấy vậy". Đại nam nhất thống chí

38, tỉnh Bắc ninh cũng chép vậy. Nhưng rõ ràng phủ Thiên đức đời Lý không chỉ gồm có huyện Đông ngạn, bởi vì Thiền uyển tập anhởđấy nói Ba sơn ở phủ Thiên đức, nhưng Ba sơn ngày nay và thời Đại nam nhất thống chí ở tại huyện Yên phong. Vậy tối thiểu phủ Thiên đức gồm ngoài huyện Đông ngạn ra, còn có huyện Yên phong, và huyện Tiên du nữa.

3 Châu minh là quê hương của bốn vị Thiền sư khác ngoài Định Hương, đấy là Bảo Tính, Minh Tâm, Cứu Chỉ, và Tín Học. Nó cũng là nơi có chùa Thông thánh, ởđấy Tức Lựđã sống và dạy dỗ học trò. Theo truyện của Tức Lự thì nó thuộc về phủ Thiên đức.

người , chỉ có Sư cùng với Quốc Bảo Hòa được chọn làm thủ lãnh, nhưng Sư thấu rõ nhất tôn chỉ của Bảo.

Một hôm Sư hỏi Bảo: "Làm thế nào để thấy được chân tâm?" Bảo dạy: "Chính ngươi tự phát hiện".

Sư bỗng nhiên hiểu được yếu chỉ, liền thưa: "Hết thảy đều như thế, chứ có riêng gì tôi". Bảo hỏi: "Ngươi đã hiểu chưa?".

Sưđáp: "Khi đệ tử hiểu rồi, cũng giống như lúc chưa hiểu"1. Bảo dạy: "Nên đem tâm đó mà quyết chắc"

Sư bưng tai, đứng quay lưng lại. Bảo liền quát "Đi". Sư sụp lạy.

Bảo dạy: "Từ nay ngươi hãy như một kẻđui điếc trong việc tiếp người".

Đô tướng thành hoàng sứ là Nguyễn Tuân khâm phục tài đức của Sư, nên mời về chùa đó ở. Người học vân tập, dạy dỗ dắt dìu, công Sư không ít.

Ngày mồng 3 tháng 3 năm Canh dần2 Sùng Hưng Đại Bảo thứ 2 (1050) triều Lý Thái Tôn, Sư nhuốm bệnh, họp chúng để từ biệt, đọc kệ:

"Bản lai không xứ sở3

Xứ sởấy chân tông Chân tông huyền như vậy Huyền hữu tức không không"4.

Nói kệ xong, Sư lặng lẽ viên tịch.

Truyện của Cứu Chỉ nói Chỉ người Phù đàm, Chu minh. Đại Việt lịch triều đăng khoa lục có ghi một làng tên Phù đàm quê hương của Quách Tán tiến sĩ khoa 1478 và nói Phù đàm thuộc huyện Đông ngạn, tức huyện Từ sơn, tỉnh Hà bắc hiện nay. Cứ vào đồng nhất này và cứ vào việc Chu minh rất có thể bao gồm cảđịa phận làng Phù đàm và vài làng kế cận huyện Từ sơn tỉnh Hà bắc hiện nay.

1 Nguyên văn: Đệ tử liễu thời hoàn đồng vị liễu. Thiền sư Qui Sơn Linh Hựu: "Cho nên Tổ sư nói: Biết rồi cũng giống như chưa ngộ". Xem Truyền đăng lục 29 tờ 264b25. Xem thêm Long Nha hoà thượng, Cưđộn tụng:

Ngộ liu hoàn đồng vị ngộ nhân Vô tâm thắng bại tự an thần Tùng tiền cổđức xưng bần đạo Hướng thử môn trung hữu kỷ nhân. Xem Truyền đăng lục 29 tờ 453 a1-2.

2 Nguyên văn: "Sùng Hưng Đại Bảo tam niên Canh dần. Nhưng cứĐại Việt sử lược 2 tờ 9a2 và Toàn thưB2 tờ 37b1 thì Canh dần phải nhằm năm Sùng Hưng Đại Bảo thứ hai, chứ không phải thứ ba. Chữ tam chắc chắn là một viết lộn của chữ nhị, chỉ cần thêm một nét thôi. Chúng tôi dịch theo đề nghị sửa sai này.

3Đồng An Sát thiền sư. Thập huyền đàm: Diệu thể bản lai vô xứ sở

Thông thân hà cánh hữu tung do. Xem Truyền đăng lục 29 tờ 455b9-10.

4 Về ý và từ, rút ra từđịnh nghĩa Không Không trong Đại trí độ luận. "Những gì là Không Không? Trả lời: Tất cả mọi vật đều Không, cái Không ấy cũng Không nên gọi là Không Không"

(Hà đẳng vi Không Không? Nhất thiết Pháp Không thời Không diệc Không, thị danh Không Không).

Đại trí độ luận còn định nghĩa thêm: "Không Không là đem Không mà phá vỡ nội Không, ngoại Không phá ba Không đó gọi là Không Không" (3) Xem Đại trí độ luận 31 tờ 287c24-27

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)