QUỐC SƯ Minh Không (1066-1141)

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 129 - 131)

Chùa Quốc thanh,Trường an7, người làng Đàm xá, Đại hoàng8,họ Nguyễn, tên Chí Thành.

1 Chùa Trí quả hiện nay ở làng Phương quan trên hữu ngạn sông Dâu đối diện với làng Văn quan. Chùa đấy là nơi thờ Pháp Điện, một trong Tứ pháp. Nếu cứ vào địa điểm làng này, thì vị trí làng Cổ châu thời Lý không phải chỉ gồm có làng Khương tự và Đại tự

mà thôi. Trái lại, nó phải bao gồm phần lớn những làng xung quanh hai làng đấy, mà chính yếu là những làng Lũng khê, Thanh tương, Văn quan, Phương quan và Công hà.

Vì chùa Trí quả là chùa làng mình, nên Thiền Nham đúng ra là người Phương quan, tức người làng Dâu ngày nay. Ta không biết làng này hiện còn ai họ Khương không?

2 Phạn bối, tức một thứ ca hát tán tụng dùng một số nốt giới hạn nào đó của âm nhạc Ấn độ, sau này trở thành lễ nhạc của Phật giáo tại các xứ phương Đông. Về ý nghĩa và nguồn gốc chữ bối, xem chú thích (2) truyện Ma Ha.

3 Trong khoảng Hội Phong (1092-1099) không thấy sử ghi một cuộc điện thí nào. Nhưng truyện Viên Thông tờ 68b9-10 ghi một cuộc thi Tam giáo xảy ra vào năm Hội Phong thứ 6 (1097), mà Viên Thông đỗ hạng đầu. Như thế, Thiền Nham và Viên Thông rất có thể là hai người đồng khoa.

4 Chùa Thành đạo nghi là chùa Thành đạo hiện ở tại làng Đông cốc, huyện Thuận thành, tỉnh Bắc ninh ngày nay, nơi có thờ Pháp Vũ, một trong Tứ pháp, bởi vì chùa Trí quả, nơi trú trì của Thiền Nham là nơi thờ Pháp Điện, thì tất Nham phải có một liên hệ nào

đó với các chùa có thờ Tứ Pháp khác. Tuy nhiên, tại làng Văn giáp, huyện Thượng phúc, tỉnh Hà đông cũng có chùa Thành đạo và chùa đấy cũng thờ Pháp Vũ. Dẫu thế, chúng tôi vẫn nghĩ, chùa Thành đạo của Pháp Y tức chùa Thành đạo tại làng Đông cốc.

5 Trong khoảng Đại Thuận, Đại Việt sử lược 3 tờ 1b7-8 chỉ viết: "Đại Thuận năm thứ 3 (1130) tháng 6 hạn, cầu thì mưa. Nhưng theo Toàn thưB3 thì trong khoảng Thiên Thuận từ năm 1128 đến 1132 không năm nào là không có hạn nên Việt sử tiêu án 1 tờ

110a6, khi nhận xét về biện pháp chống hạn của triều Lý Thần Tôn, đã phải nói: "Xét trong khoảng 10 năm (trị vì của Thần Tôn) thì không năm nào là không có hạn".

6An nam chí nguyên 3 tờ 210 viết: "Thiền sư Thiền Nham là vị sư huyện Siêu loại, giới hạnh tinh nghiêm, ăn lá cây, uống nước suối, xác chết rồi vẫn còn tươi như khi sống. Người bấy giờ gọi là Phật sống".

7 Tức đất huyện Yên khánh, tỉnh Ninh bình ngày nay. Xem chú thích (2) truyện Tịnh Giới, chùa Quốc thanh hiện chưa truy cứu

được.

8 Tức xã Đàm xá, huyện Gia viễn, tỉnh Ninh bình ngày nay. Đại nam nhất thống chí, tỉnh Ninh bình, mục Từ miếu, viết: "Đền Nguyễn Minh Không ở tại huyện Gia viễn, xưa hai xã Đàm Xá và Điềm giang cùng thờ. Thần người Đàm xá, họ Nguyễn, tự Chí Thành. Xét Sử ngoại truyện thì thầy đi du học và được tâm ấn từĐạo Hạnh, hiệu là Thiền sư Minh Không, ở chùa Quốc Thanh. Trong khoảng Hội Tường Đại Khánh đời Lý Nhân Tôn, Đạo Hạnh khi sắp tạ thế, dặn Minh Không rằng: "Ta sẽở ngôi nhân chủ, mắc bệnh khó tránh, ông nên cứu ta". Sau Thần Tôn bị bịnh hóa thành hình cọp. Trẻ nít ca nói: "Muốn chữa Lý cửu trùng, phải tìm Nguyễn Minh Không". Mời đến, Không nói tiền duyên cho vua nghe. Vua giác ngộ, Minh Không nấu dầu một trăm cân, lấy tay khuấy rửa cho vua. Bệnh lành, phong làm Quốc sư, cho thuế vài trăm hộ. Đến năm Đại Định thứ 2 (1141) đời Anh Tôn, Sư mất,

Sư thường đi du học gặp Thiền Sư TừĐạo Hạnh chùa Thiên phúc. Hạnh mến sư, cho phép theo hầu. Trải qua 17 năm trời làm việc cực khổ, Hạnh khen Sư có chí, bèn sâu ấn hứa và cho tên Minh Không. Đến khi sắp tạ thế, Hạnh gọi Sư nói rằng: "Xưa Đức Thế Tôn ta, đạo quảđã tròn mà còn bị quả báo hùm vàng, huống ởđời mạt pháp, công hạnh nhỏ mọn, há mình có thể tự giữ gìn được sao? Ta nay còn phải ra đời, giữ ngôi nhân chủ, lai sinh mắc bệnh, chắc chắn khó tránh. Ta đối với ngươi có duyên, xin nhờ cứu với".

Hạnh mất rồi, Sư trở về làng cũ cày cấy hơn 20 năm, không màng tiếng tăm. Lúc bấy giờ Lý Thần Tông mới mắc bệnh lạ, tâm thần rối loạn, tiếng rên la hốt hoảng khiếp đảm, lương y trong thiên hạ (60a1) ứng chiếu đến chữa, đều phải bó tay không làm gì được1. Bỗng nghe có trẻ con ca rằng:

"Muốn trị bệnh Thiên tử Phải có Nguyễn Minh Không".

Ben sai sứ tìm khắp dân gian mới gặp đuợc Sư2.

Khi Sưđến, Tôn túc thạc đức các phương đang ở trên điện làm phép, thấy Sưăn mặc quê mùa, họ khinh khi không đáp lễ. Sưđến, đem theo một cái đinh lớn, dài hơn 5 tấc, đóng vào cột điện, lên tiếng nói: "Ai có thể nhổ cái đinh đó ra thì trước đáng được tôn trọng". Nói thế ba lần, chẳng ai dám làm. Sư lại lấy hai ngón tay trái, cầm vào thì đinh theo chúng mà ra. Mọi người đều khiếp phục.

Khi gặp vua, Sư lớn tiếng nói: "Đấng đại trượng phu, giàu sang bốn bể, há lại làm ra những điều cuồng loạn đấy ư?"

Vua rất run sợ, Sư sai lấy một vạc lớn đựng nước nấu sôi tới cả trăm lần, dùng tay quậy lên khoảng bốn lần, rồi tắm vua trong đó. Bệnh liền bớt ngay. Sau vua phong làm Quốc sư, cho thuế vài trăm hộđể tưởng thưởng.

Vào một ngày tháng nào đó của năm Tân dậu Đại Định3 thứ 2 (1141), Sư mất, thọ (60b1) 76 tuổi4.

thọ 76 tuổi. Người trong ấp lập đền thờ. Trước đền có một cây đèn đá cao độ một thước, tương truyền là đèn tụng kinh của Sư.

Đền nổi tiếng là linh ứng. Nay các chùa ở Giao thủy và Phổ lại đều đắp tượng Sư mà thờ".

1 Những tình tiết diễn tiến cho tới lúc này, nghi là một phụ hội, bởi vì năm năm trứơc khi Minh Không đến chữa bệnh cho Thần tôn, tức năm Đại Thuận thứ 4 (1131), Toàn thư3 tờ 36a9 đã ghi việc vua "dựng nhà cho Đại sư Minh Không". Như vậy, chắc chắn không có chuyện Minh Không "về quê cày cấy 20 năm hay chuyện trẻ nít phải hát và phải sai sứđi khắp dân gian mới gặp Sư".

2Toàn thưB3 tờ 39a7-9: "(Thiên Chương Bảo Tự) năm thứ 4 (1136) vua bệnh nặng, thuốc men không bớt, thấy Minh Không chữa lành, phong làm Quốc sư, cho thuế hộ vài trăm". Rồi chua tiếp: "Đời truyền rằng thầy TừĐạo Hạnh khi sắp thi giải, trong lúc bị

bệnh, đenm thuốc và chú giao cho đệ tử Nguyễn Chí Thành tức Minh Không, nói rằng: "Hai mươi năm sau thấy Quốc Vương gặp bệnh lạ thì đến chữa". Bởi nó bắt nguồn từ việc này vậy".

3 Nguyên văn có Đại Định nhị niên Tân sửu. Nhưng cứToàn thư4 tờ 1b8 và 2b8-9 thì Đại Định nhị niên phải là năm Tân dậu, và tháng 8 mùa thu năm đấy Minh Không mất.

4Lĩnh nam trích quái tờ 31-33 chép một tiểu sử của Minh Không hoàn toàn đồng nhất với bản đây. Nhưng sau đó, nó lại ghi thêm một tiểu sử hoàn toàn khác và nói là lấy từ Minh Không biệt truyện. Truyện như sau: "Làng Giao thủy có chùa Không lộ, xưa có nhà sư tên... trong khoảng Trị Bình (1064-1067) xuất gia trụ trì chùa đó, nổi tiếng là đức hạnh. Một hôm, Minh Không từ ngoài đi vào, nhà sư cùng phòng, tức Đạo Hạnh núp trong cửa nhảy ra, giả tiếng cọp để nhát Minh Không. Minh Không cười nói: "Người tu hành mà muốn làm cọp sao? Ta sẽ cứu ngươi".

Sau nhiều năm, nhà Sưấy bỗng chốc chết, hóa làm Quốc vương, chẳng bao lâu bỗng hoá ra mọc lông, vùng vẫy gào thét, mặt giống như cọp, khắp tìm thầy thuốc, thầy bói, nhà sư, đạo sĩ, nhưng đều bó tay. Nghe Minh Không có pháp thuật, sai người chèo thuyền đến mời. Minh Không lấy một chiếc om nhỏ, nấu cơm cho thủy thủăn. Vị sứ giả cười nói: "Sợ khó đủ hết". Minh Không trả lời: "Không phải, để cho họăn mỗi người một ít, xem chút hậu tình của ta". Rồi thủy thủ bốn năm chục người, ăn mãi mà không hết. Mọi người đều làm lạ. Đến chiều, họ sắp ra thuyền thì Sư lại bảo thủy thủ hãy ngủ ngon một đêm, đợi sáng mai rạng đông, bần tăng gọi dậy thì mới có thể bắt đầu ra thuyền. Nếu không thì ta sẽ không đi. Sứ giả nài nỉ không được, bèn nằm yên giả ngủ, thì chỉ nghe dưới thuyền tiếng gió thổi veo veo. Lúc lâu mặt trời mọc, Sư gọi dây thì thuyền đã cập bến ở kinh

đô.

Minh Không bay lên trời mà vào cung, đun nước tắm cho vua, lập tức lông rụng, thân thể bình phục. Vua hỏi lý do. Sư đáp: "Người tu hành, nếu một niệm mê thì sám hối là xong, không khó khăn gì hết". Lại hỏi: "Sư làm sao có thần thông mà làm

được như vậy?" Minh Không trả lời: "Đấy chẳng phải phép thuật gì hết. Thần xưa có bệnh phong, phát ra thì không thấy, nên nhiều ít không biết thì cái gì cũng trống, mình cứ tin mà bước đi, chẳng phải thần thông gì thảy". Bèn lại đi bằng đường không mà

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 129 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)