THIỀN SƯ Cứu Chỉ

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 42 - 45)

Chùa Diên linh, núi Long đội1, Yên lãng2, Người Phù đàm, Châu minh3, họĐàm. Thuở nhỏ hiếu học, sách Nho, sách Phật, không thứ gì là không quán xuyến. Một ngày nọ ôm [16b1] sách than rằng: "Khổng Mặc chấp có, Trang Lão chấp không, sách vở của thế tục chẳng phải là phương giải thoát. Chỉ có Phật pháp không kể có, không, có thể dứt sanh tử, nhưng phải siêng năng giữ giới, cầu bậc thiện tri thức ấn chứng cho mới được". Nhân đó bỏ tục, đến chùa Cảm ứng ở Ba sơn thọ Cụ túc với Định Hương trưởng lão. Ngày cầu đạo, Trưởng lão hỏi: "Thế nào là nghĩa của cứu cánh?".

Sưđáp: "Chưa"

Sơn nói: "Ta với ngươi là nghĩa của cứu cánh rồi !". Sư ngẫm nghĩ.

Sơn nói: "Qua mất rồi".

Nhờ lời nói đấy, Sư rõ được yếu chỉ. Nhân đó lấy tên Cứu Chỉ. Sau Sư vào chùa Quang minh ở núi Tiên du, tu khổ hạnh đầu đà4 sáu năm không bước chân xuống núi. Tiếng tăm giáo hóa của sư vang đến tai vua. Vua Lý Thái Tôn nhiều lần cho mời, Sư không đến, nên ba lần thân hành đến chùa Sư, lấy lời an ủi thăm hỏi. Thái Sư Lương Văn Nhậm5 cũng rất kính trọng.

1Lịch triều hiến chương loại chí 2 tờ 33a2-5 viết: "Núi Long dội ở tại xã Đội sơm huyện Duy tiên, bổ sát xuống dòng sông. Lý Nhân Tôn dựng bảo tháp Sùng thiện điên linh, văn bia chữ toàn dùng thuyết nhà Phật hoang lạ chưa từng thấy. Cuối đời trần, người Minh phá hủy tháp đó. Lê Thái Tổ bình định rồi, lại sai dựng lại. Thánh Tôn lên chơi có đề thơ:

Ngàn nhận non cao chỗ Hóa thành Leo bao bực đá đến am thanh Chuyện kỳ triều Lý bia trơđó Tội ác giặc Minh vết đã rành Đường vắng chân người rêu phủ biếc Xuân nhiều mưa núi cảnh phô xanh Lên cao tầm mắt xa vô tận

Muôn dặm mênh mông cỏ giống cành"

Núi Long dội như vậy ở tại xã Đội sơn phía đông nam huyện Duy tiên, tỉnh Hà nam ngày nay. Đại Việt sử lược 2 tờ 2b10 và Toàn thưB3 tờ 21a7 nói: "Năm Thiên Phù Duệ Vũ thứ ba (1122) mùa xuân tháng hai bảo tháp Sùng thiện điện linh ởĐội sơn làm xong". Cứu Chỉ mất trong khoảng 1059 - 1065, cho nên chùa Diên linh ởđây đã có từ trước, rồi sau đó đến năm 1122 mới xây thêm tháp.

2 cái tên Yên Lãng được Thiền uyển tập anh kể tới cả thảy năm lần, kể lần thứ nhất tức ở truyện Cứu Chỉđây. Lần thứ hai ở trong truyện của Đạo Hạnh ở tờ 53b3, nói cha của Đạo Hạnh "đến học ở làng Yên lãng, rồi lấy con gái họ Tăng, nhân làm nhà ởđó". Lần thứ ba ở truyện Trí Thiền tờ 63b7 nói Thiền ở "am Phù môn núi Cao dã, Yên lãng". Lần thứ tưở truyện Y sơn tờ 70b8, nói Y sơn "về già dời tới trú trì chùa Nam mô làng Yên lãng". Lần thứ năm ở truyện Hoằng Minh tờ 71b10 nói Minh người làng Yên lãng, Vĩnh hưng". Trong năm lần này, làng Yên lãng của TừĐạo Hạnh chắc chắn là tại Yên lãng thuộc huyện Vĩnh thuận của Bắc thành

địa dư chí tức làng Yên lãng hay làng Láng ở gần phía tây thủđô Hà nội ngày nay. Còn Yên lãng có núi Cao dã của truyện Trí Thiền thì chắc phải nằm tại huyện Yên lãng tỉnh Vĩnh phú ngày nay. Về những bàn cãi xem chú thích tại những truyện liên hệ. Cuối cùng, Yên lãng của truyện Cửu Chỉđây chắc phải đồng nhất với làng Yên lãng tại Vĩnh hưng bởi vì nó có núi Long đội hiện nằm tại huyện Duy tiên mà Vĩnh hưng thì ở tại huyện Đông yên, tỉnh Hưng yên. Xem chú thích (1) truyện Hoằng Minh. Do thế cứ

vào vị trí núi Long đội nói trên Yên lãng đây phải nằm tại huyện Duy tiên. Địa phận nó thế nào ta hiện không thể xác định. Ta không hiểu tại sao đời Lý lại có ba địa danh cùng mang tên Yên lãng nằm ở ba nơi khác nhau như vậy.

3 Tức làng Phù đàm huyện Từ sơn tỉnh Bắc ninh ngày nay. Xem chú thích (3) truyện Định Hương.

4Đầu đà, phiên âm chữ Phạn Dhùta, cũng phiên là đỗ trà hay đỗđa. Dhùta đến từđộng từ Dhù có nghĩa là rũ bỏ, tiêu diệt, cho nên hạnh đầu đà, có nghĩa là rũ bỏ các phiền não, tiêu diệt những chướng ngại do ăn mặc ở tạo nên. Vì vậy, nội dung hạnh tu này đại khái gồm 12 việc sau: Đấy là mặc áo dùng đồ giẻ rách may lại , thứ áo đó không quá ba cái, xin mà ăn, chỉăn một bữa, chỉăn một lần trong ngày, không ăn nhiều, ở nơi quạnh vắng, ở bên bãi mồ, ở dưới gốc cây, ở giữa đất trống, ở trong đám cỏ, thường ngồi mà không nằm. Đấy là 12 việc, người tu hạnh đầu đà phải hoàn thành. Xem Đại thừa nghĩa chương 15.

5 Nguyên văn: Lương Văn Nhiệm. Nhưng cứĐại Việt sử lược 2 tờ 5a3 và Toàn thưB2 tờ 16a7 thì "Thiên Thành năm thứ nhất (1028) lấy Lương Nhiệm Văn làm Thái sư". Truyện Huệ Sinh tờ 58b4 cũng có Lương NhiệmVăn. Văn Nhiệm ởđây chắc chắn là một viết ngược của NhiệmVăn. Chúng tôi sửa lại và dịch theo.

Trong khoảng Long Thụy Thái Bình (1054 - 1058) Tể tướng Dương Đạo Gia đem chùa mình, mời Sư về trụ trì. Sư quyết từ không được, đành phải làm theo. Ngày Sư xuống núi [17a1] bèn nói với mọi người rằng: "Ta không trở lại đây nữa". Chim muông trong rừng kêu thương ba tuần không dứt.

ở vừa ba năm,vào một ngày tháng, năm nào đó của niên hiệu Chương Thánh Gia Khánh (1059 - 1065), khi sắp thị tịch, Sư họp môn đồ dạy rằng: Tất cả pháp môn Vốn từ tính ngươi Tất cả pháp tính Vốn từ tâm ngươi Tâm, pháp như một Vốn chẳng hai pháp Phiền não trói buộc Tất cảđều không Phải quấy, tội phứơc Tất cảđều huyền

Không đâu chẳng quả, chẳng nhân ở trong nghiệp không phân biệt ở trong báo không phân biệt Nếu có phân biệt đối với nghiệp Thì không tự tại Tuy thấy tất cả pháp Mà không chỗ thấy Tuy biết tất cả pháp Mà không chỗ biết Biết tất cả pháp Nhân duyên làm gốc Thấy tất cả pháp Chính tâm làm tôn Tuy nhiễm thực tế Hiểu rõ thế gian Đều như biến hóa Thấu rõ chúng sanh Chỉ là một pháp Không có hai pháp Không bỏ nghiệp cảnh Phương tiện thiện xảo Đối giới hữu vi Bày pháp hữu vi Mà không phân biệt [17b1] Tướng của vô vi Vì muốn dứt trừ Vọng niệm so đo Của ta ấy vậy. Rồi nói kệ rằng:

"Rõ biết thân tâm vốn lặng yên, Thần thông biến hóa hiện mọi tướng Hữu vi vô vi từđây hiện

Thế giới hà sa không thể lượng Tuy dù biến khắp cả hư không Mỗi mỗi xem ra chẳng hình dạng

Ngàn năm muôn năm khó sánh đó Xứ xứ nơi nơi thường tỏ rạng1.

Đúng ngọ hôm ấy, dựng đàn trà tì, đồ chúng thu linh cốt của Sư xây tháp phụng thờ.

11-12 HAI THIN SƯ Bo Tính (?- 1034), Minh Tâm (?- 1034)

Chùa Cảm ứng, Ba sơn, phủ Thiên đức. Đều là người Châu minh2, Bảo Tính họ Nghiêm, Minh Tâm họ Phạm. Thuở nhỏ cùng sớm xuất gia, là bạn đồng chí.

Lúc đầu, cùng với Thiền sư Viên Chiếu, đều thờĐịnh Hương thượng nhân, sâu hiểu chỗ cốt tuỷ của Hương. Về sau mỗi người mang tâm ấn, tuỳ phương giáo hóa, nổi tiếng là bậc thượng thủ của tòng lâm. Viên Chiếu thường có ca, thơ gởi tặng Bảo Tính ngợi khen cái chí hướng cao thượng của Sư.* {Có đủở tập của Chiếu, ởđây không phiền chép}.

Hai Sư sống chung thường lấy việc trì tụng kinh Pháp hoa làm phận sự. Trải mười lăm năm, chưa từng trễ nãi tí nào. Mỗi lần tụng đến phẩm Dược Vương3, [18a1] họđều rơi nước mắt, bảo nhau: "Nhân địa của Bồ tát nhiều kiếp huân tu, mà đối với tâm Đại thừa, còn phải phát đại dũng mãnh tinh tấn, không tiếc thân mạng. Huống gì bọn chúng ta ở trong đời mạt pháp, là người mới phát tâm. Nếu chẳng chí thành như vậy, thì đối với chân tâm đại bồđề của Đại thừa làm sao có thể mong thấy được !".

Đến tháng tư năm Thiên Thành thứ bảy (1034) hai Sư sắp thiêu thân thì được mời vào triều, bèn mở hội giảng kinh. Họ cùng vào trong tam muội hỏa quang4. Những hài cốt còn lại đều thành thất bảo. Có chiếu lưu ở chùa Trường thánh để cúng dường. Lý Thái Tôn cho là linh dị, cải nguyên Thông Thụy5

dựng tháp thờ.

1 Nguyên văn:

Giác liễu thân tâm bản ngưng tịch Thần thông biến hóa hiện chư tướng Hữu vi vô vi tùng thử xuất

Hà sa thế giới bất khả lượng Tuy nhiên biến mãn hư không giới Nhất nhất quán lai một hình trạng Thiên cổ vạn cổ nan thử huống Giới giới xứ xứ thường lãng lãng".

Bài kệ này rập vần mà mượn chữ từ bài kệ sau của Huệ Tư (514-577): Đốn ngộ tâm nguyên khai bảo tạng

Ân hiện linh thông hiện chư tướng Độc hành độc tọa thường nguy nguy Bách ức hoá thân vô số lượng Tung hiệp bức tắc mãn hư không Khán thời bất kiến vi trần tướng Khả tiếu vật hề vô tỉ huống

Khẩu thổ minh châu quang hoảng hoảng Tầm thường kiến thuyết bất tư nghi Nhất ngữ tiêu danh ngôn hạđáng. Xem Truyền đăng lục 27 tờ 431b5-9.

2An nam chí nguyên 5 tờ 211 viết: "Hai Thiền sư Bảo Tính và Minh Tâm là sư huyện Đông ngạn, đứng đầu trong tòng lâm, có lần dựng hội giảng kinh, cùng vào hỏa quang tam muội. Xương cốt đều hoá thành thất bảo".

3 Tức phẩm Dược Vương Bồ tát bản sự của kinh Pháp hoa, chép sự tích Bồ Tát Dược Vương tựđốt mình để phụng sựđức Phật Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức. Xem Diệu pháp liên hoa kinh tờ 53a.

4 Hoả quang tam muội, Phạn tejoprabhàsamàdhi, cũng gọi Hỏa quang định, tức một loại thiền định khiến cho thân thể bốc lửa. Xem Bản hạnh tập kinh 40 tờ. "Bấy giờđức Như Lai cũng vào hỏa quang tam muội như thế, thân mình bốc ra ngọn lửa lớn" (Như Lai dĩ

thời diệc nhập như thị hỏa quang tam muội, thân xuất đại hỏa).

5Toàn thưB2 tờ 22a4-6 và Cương mục chính biên 2 tờ 38b6-39a1 viết: "Thiên Thành năm thứ nhất. Bấy giờ, có hai nhà sư Nghiêm Bảo Tính và Phạm Minh Tâm thiêu thân mình tự thành bảy báu. Vua xuống chiếu đem bảy báu đó giữ lại ở chùa Trường thánh để

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)