THIỀN SƯ Bản Tịnh (110 0 1176)

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 61 - 63)

Am Bình dương, núi Chí linh, Kiệt đặc1. Người Phù Diễn, Vĩnh khương2, họ Kiều. Sư nhỏ hiếu học, rõ lẽ sinh tử nhà Phật, theo dấu nhân nghĩa nhà Nho, nhận được ý chỉ nơi Thiền sư Mãn Giác chùa Giác nguyên. Năm Đại Định thứ 2 (1141), Sư thẳng đến núi đó trác tích. Hữu bật Ngụy Quốc Bảo3 hâm mộ phẩm cách và đức độ của Sư, nên kính Sư như bậc thầy.

Sau Sư nhận lời mời của Thành Dương công chúa4, đến trụ trì chùa Càn an, thừơng phát đại nguyện rằng:

"Đời đời kiếp kiếp Ý Phật không mê Tự giác, giác tha, Không chia đó đây, Đề huề phương tiện, Một nẻo cùng về".

Vào một hôm trong tháng Giêng năm Trịnh Phù thứ 1 (1176), Sư không bệnh, gọi chúng đến dạy:

Một nẻo, một nẻo5

Mèo đá đuôi vẫy6

1Lịch triều hiến chương loại chí, 3 tờ18b7-19a4 viết: "Núi Phụng hoàng ở tại xã Kiệt đặc xưa thuộc Phụng nhãn. Đỉnh núi đứng thẳng khi sườn xoè ra giống hình con phượng múa. Thời Trần có xây điện Lưu quang và cung Tử cực.(...) dưới núi có giếng, đáy có ngọc châu, đẹp nhuyễn như bùn phơi khô thành châu. Bên núi có hồ Ba ba. Sườn núi có chùa Lệ kỳ. Khoảng đầu đời Trần, đạo sĩ Huyền Vân ẩn cưđể luyện đan, gọi là Huyền vân động. Chu Văn Trinh, đời Trần khi đã giũ áo từ quan, thích phong cảnh của Chí linh, đến ởđó ..." Bắc thành địa dư chí lục 2 và Đại nam nhất thống chí, tỉnh Hải dương cũng ghi những điểm tương tự núi Chí linh ở Kiệt đặc của truyện đây như vậy phải là núi Phụng hoàng vừa mô tả. Xã Kiệt đặc hiện thuộc huyện Chí linh tỉnh hải dương ngày nay.

Am Bình dương cho đến đời Trần cũng còn. Nó là nơi Trần Nhân Tôn nhân bữa ăn cúng dường cuối cùng do Tuyên Từ

hoàng thái hậu dâng, như Tam tổ thực lục tờ 10b2 và Thánh đăng lục tờ 36b5 ghi lại.

2 Tức làng Phù diễn, huyện Hoài đức, tỉnh Hà đông ngày nay. Vĩnh khương là tên thời Lý của huyện Từ liêm, tức đất huyện Hoài

đức. Xem chú thích (2) truyện Vân Phong. Đại nam nhất thống chí, tỉnh Hà nội mục Thị tứ còn ghi thêm một làng Phù diễn thuộc huyện Từ liêm ởđây có chợ Phù diễn và cầu Phù diễn. Quê hương của Bản Tịnh chắc tại làng Phù diễn này. Làng Phù diễn ngày nay thuộc huyện Hoài đức, tỉnh Hà đông và cầu Phù diễn cũng gọi là cầu Diễn, bắc ngang qua sông Nhuệ, cách cầu Giấy khoảng 10 cây số.

3 Theo Toàn thưB3 tờ 31b1-3 thì năm Thiên Thuận thứ 1 (1128) Ngụy Quốc Bảo từ chức Nội thư gia lên làm Tả ty, rồi liền đó lên làm Nội thường thị, năm sau lại lên làm Viên ngoại lang, rồi đến năm 1135 lên làm Tả ty lang trung. Sau khi Lý Thần Tôn, tên Ngụy Quốc Bảo không còn thấy nhắc đến nữa. Không thấy sử liệu nào khác nói Ngụy Quốc Bảo giữ chức Hữu bật.

4 Cả bản đời Lê lẫn bản đời Nguyễn đều viết: "Thành Dương công chi thỉnh". Nhưng chúng tôi nghi rằng chữ chi trong hợp từđó là một khắc lộn của chữ chúa, bởi vì tự dạng của chúng gần nhau và bởi vì chữ Thành Dương với lối viết chữ Thành có bộ thổ một bên thường để viết tên cho những công chúa đời Lý như Kim Thành, Thiên Thành... dẫu hiện tại chúng tôi chưa tìm ra một công chúa thời Lý nào tên Thành Dương cả.

Còn chùa Càn an có thể là chùa Càn an ở bên cạnh văn miếu tại thủđô Hà nội, nơi mà vào thế kỷ 14 đã thực hiện nhiều bản in kinh luận Phật giáo mà nay còn ghi.

5 Nguyên văn: Nhất quỉ. Để xác định thêm nội dung từ này, tham chiếu câu viết sau đây trong bài văn tiến Quảng Ninh của Đào Khưu Nhất và những người khác ở Ngụy chí: "Tuy xuất xử thù đồ, phủ ngưỡng dị thế, chí ư hưng trị mỹ tục, kỳ quỉ nhất giả". (Tuy xuất xử khác đường, như cúi ngửa khác dáng, nhưng đến việc làm thịnh việc chính trị, làm đẹp phong tục thì nẻo đó là một vậy). Xem Tam quốc chí 11 tờ 21b9-10

6 Ba câu nói đến tục thờ ma mèo trong truyện Độc Cô Đà ở Tuỳ thư. Theo đó thì mẹ vợ của Đà trước thờ ma mèo (miêu quỷ) nhân thế mà đưa đến nhà Đà. Vua vẳng nghe mà không tin, gặp khi Hiến hoàng hậu và vợ của Dương Tố là Trịnh Thịđều mắc bệnh, cho mời thầy thuốc đến, họđều nói: "Đây là bệnh ma mèo". Vua cho Đà là em khác mẹ của Hoàng hậu và vợ của Đà là em khác mẹ của Dương Tố nên nghi là do Đà làm, bèn mật sai anh của Đà là Mục lấy tình anh em mà khuyên giải. Vua lại nhờ tả hữu nói

Đà, Đà nói là không có. Vua không bằng lòng đổi thành Thứ sử Thiên châu. Đà bèn ra lời oán giận. Vua bèn sai Tả bộc xạ cao thích nạp ngôn Tô Uy, Đại lý chính Hoàng Phủ Hiếu Tự và đại lý thừa Dương Vin cùng xét việc đó. Con ở của Đà là Từ A Ni nói mình vốn theo nhà mẹĐà đến, thường thờ ma mèo, mỗi đến ngày Tý thì cúng nó vào ban đêm vì Tý là chuột vậy. Ma mèo đó mỗi khi giết người, của cải của nhà người bị giết lặng lẽ dời đến nhà nuôi ma mèo. Đà thường ở nhà đòi rượu, vợĐà nói: "Không có tiền để mua". Đà do thế bảụo A Ni "co ùthể sai ma mèo đến nhà Việt công, để ta có đủ tiền". A Ni liền đọc chú. Về vài ngày thì

Xông đến vồ chuột Hóa ra là quỷ Nếu tỏ rõ được Vàng từ lệ thủy1. Rồi nói bài kệ sau:

Thân huyễn vốn từ không tịch sinh, Giống như trong kính hiện ra hình, Hiểu rành hết thảy đều không huyễn, Thật tướng phút giây thân huyễn thành2. Nói kệ xong, Sư tịch, thọ 77 tuổi.3

ma mèo liền đến nhà Dương Tố, Khai Hoàng năm thứ 11 (590) vừa từ Tinh châu trở về. Đà ở trong vườn gọi A Ni bảo, có thể sai ma mèo đến nhà Hoàng hậu khiến bà ban cho ta nhiều vật". A Ni lại đọc chú, ma bèn vào trong cung. Dương Viễn bèn sai A Ni gọi ma mèo ở Môn hạ ngoại tỉnh. Trong đêm đó A Ni đặt nhang vào một bát cháo, cầm thìa gõ mà gọi rằng: "Mèo ta có thểđến,

đừng ở trong cung nữa". Một lát mặt A Ni xanh lè, như bị ai trói kéo, nói rằng: "Ma mèo đã đến". Vua đem việc đó giao cho công khanh bàn nghị. Kỳ chương công Ngưu Hoằng nói: "Yêu dị là do người tạo nên, giết người đi thì có thể làm đứt nó...". Xem Tùy thư 79 tờ 2b12-3a9.

1 Kim sinh lệ thủy, chữ và ý rút ra từ thiên Đảo ngôn trong Hàn phi tử, theo đây thì trong sông Lệ của đất Kinh nam có vàng. Có lệnh cấm đãi vàng, mà nếu phạm tội thì phải tội phanh thây ở chợ. Nhưng người ta vẫn tiếp tục đãi trộm vàng, vì biết rằng mình có thể không bị bắt. Cho nên Hàn phi tử kết luận: "Vì không bắt hết được, thì tuy có hình phạt phanh thây, chuyện ăn trộm vàng vẫn không chấm dứt". Xem Hàn phi tử 9 tờ 9a4-11.

2 Nguyên văn:

Huyễn thân bản tự không tịch sanh

Do như kỉnh trung (nội tâm) xuất hình tượng Giác liễu nhất thiết không

Huyễn thân tu du chứng thật tướng.

Cả bản đời Lê lẫn bản đời Nguyễn đều chép như vậy. Chúng tôi tham chiếu bài kệ thị pháp của Phật Tỳ bà Thi trong Truyền đăng lục 1 tờ 204c22-23, theo đó:

Thân tùng vô tướng trung sanh thọ

Do như huyễn xuất chư hình tượng Huyễn nhân tâm thức bản lai vô Tội phúc giai không vô sở tru.

Và đề nghị tái thiết lại bài kệ thị tịch của Bản Tịnh như sau: Huyễn thân bản tự không tịch sanh

Do như kỉnh trung xuất hình tượng Giác liễu tâm nội nhất thiết không Huyễn thân tu du chứng thật tướng.

3 Cứđây thì Bản Tịnh mất năm 1176 và thọ 77 tuổi. Do đó Tịnh sinh năm 1100. Nếu thế làm sao có thể nói "Tịnh nhận được ý chỉ

nơi Thiền sư Mãn Giác của Giác Nguyên?" Bởi vì Mãn Giác mất năm 1096 lúc ông 45 tuổi, nghĩa là mất lúc Tịnh chưa ra đời. Vậy hoặc năm mất của Giác chép sai, hoặc tuổi thọ của Tịnh ghi lộn. Chúng tôi nghĩ rằng cả hai trường hợp đều có thể. Tuổi thọ của Tịnh có thểđúng ra là 97, nhưng vì chữ Hán viết chữ cửu dễ lộn với chữ thất, nên đã chép lộn thành 77. Nếu Tịnh quả sống đến 97 tuổi thì ông phải sinh vào năm 1080, nghĩa là sinh ra 16 năm trước khi Giác mất. Nhưng với tuổi 16 này, dù lịch sử phái thiền cũng có ghi một số vịđắc pháp với số tuổi đó hay ít hơn như trường hợp Đạo Tín, chúng tôi vẫn nghĩ nó còn ít quá để cho một người đắc pháp. Vì thế, năm mất của Mãn Giác có thể bị chép sai. Xem chú thích (6) truyện Mãn Giác ở trên.

T hế H T h Mư ời ( Gm 1 2 n gư ời , 2 n gư ời k h u yết lc )

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 61 - 63)