THIỀN SƯ Bảo Giám (? 1173)

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 57 - 58)

Chùa Bảo phúc, Quân chương, Mỹ lương1. Người làng Trung thụy, họ Kiều tên Phù, là người trung tín, thành thực, điềm đạm, giản dị. Nhỏ theo Nho nghiệp: Thi, Thư, Lễ, Dịch2 không thứ gì là không khảo cứu, lại viết đẹp, vẽ khéo, làm quan dưới triều Lý Anh Tôn, chức Cung hầu xá nhân3.

Năm 30 tuổi Sư từ quan, đến xuất gia với vị chủ chùa Bảo phúc, tại Đa vân. Cả tạng kinh chùa đó đều tự tay Sư chép ra. Đến khi vị chủ chùa mất, Sư kế chân làm trú trì, tự sống đời đạm bạc, mình thường mặc áo vải, không dùng tấc lụa, nhiều năm như thế, lòng không thối chí. Thường bảo đồ chúng rằng: "Bước lên chiếc xe của Phật là nhờ siêng năng, thành tựu Chánh giác của Phật là do trí tuệ. Giống như mũi tên bắn đi, nó tới được ngoài trăm bước, là nhờ cái lực, nhưng trúng được đích, không phải nhờ vào lực vậy"4.

Ngày mồng 7 tháng 5 năm Chánh Long Bảo ứng thứ 11 (1173) khi sắp viên tịch, Sư nói kệ: Được thành chánh giác ít nhờ tu

Trí tuệưu tiên thoát ngục tù Nhận lẽ ma ni huyền diệu ấy Như kìa trời rộng tỏa vừng ô.

của Thông Biện, và do đó, dẫu có thêm bớt sửa sai Chiếu đối bản, Tài làm vậy để làm rạng rỡ uy danh của thầy mình. Vì vậy, ta không có gì đáng ngạc nhiên, khi thấy về sau những người như Thường Chiếu và Quách Thần Nghi chỉ nhắc tên Thông Biện trong liên hệ với Chiếu đối bản, mà không nhắc gì tới Biện Tài, và cũng từđó ta có thể nói Chiếu đối lục tức cũng là Chiếu đối bản với một vài tu chỉnh nào đấy, mà ngày nay ta không biết. CảChiếu đối lục lẫn Chiếu đối bảnđã tán thất hiện nay chưa tìm thấy. Tây hồ chí viết khoảng sau năm 1851 là tác phẩm duy nhất nói tới Chiếu đối lục của Biện Tài.

1 Lời cầu án của Nguyễn Thiên Tích trong Địa dư chí của Nguyễn Trãi kê My lương như một huyện của phủ Quảng oai thuộc Sơn tây. Nhưng Đại nam nhất thống chí, tỉnh Sơn tây, mục Kiến trí diên cách nói: "huyện Mỹ lương vốn là huyện Quảng oai. Đời Trần về trước nguyên có tên huyện Mỹ lương. Đời Minh nhân theo, lệ nó vào châu Quảng oai. Đời Lê Quang Thuận nó thuộc phủ

Quảng oai. Khoảng năm Cảnh Hưng, đổi nó thuộc phủ Quốc oai. Triều ta nhân theo. Năm TựĐức thứ 5 (1852) bỏ tri huyện, do phủ kiêm lý, gồm 7 tổng, 49 xã thôn". Về vị trí huyện này, nó viết: "Ở cách phủ lỵ 18 dặm, đông tây rộng 53 dặm, nam bắc rộng 64 dặm, từ huyện lỵ phía đông đến ranh giới huyện Chương đức tỉnh Hà nội 2 dặm, phía tây đến ranh giới huyện Bất bạt 51 dặm, phía nam đến ranh giới huyện An hóa, tỉnh Ninh bình 62 dặm, phía bắc đến ranh giới huyện An sơn 2 dặm". Cứ vào mô tả này, thì

đất huyện Mỹ lương cũ nằm trong địa phận huyện Lương sơn tỉnh Hoà bình ngày nay.

Cũng cần thêm là hai chữ Quân chương, chúng tôi nghi là do chữ quận viết rời và sai mà tạo nên, bởi vì chữ

chương rất có thể là chữấp viết sai, một điều khá tự nhiên, và nếu vậy thì chữ "quân ấp" là chữ quận viết rời. Hơn nữa, trong truyện nói chùa Bảo phúc là thuộc Đa vân, chứ không phải là thuộc Quân chương, dù ta không biết Đa vân là ấp hay là hương. Dĩ

nhiên, Đa vân có thể là tên một ấp, và Quân chương là tên chùa Bảo phúc vì vậy có thể thuộc cảĐa vân lẫn Quân chương. Dẫu sao đi nữa, bản in đời Lê có Quân chương, mà bản đời Nguyễn khắc thành Quận chương, chúng tôi tiếp tục để nguyên như vậy

để tồn nghi.

2 Truyện này chỉ nói Bảo Giám người làng Trung thụy, nhưng truyện Quảng nghiêm tờ 36a11 nói chùa Tịnh quả của Nghiêm ở tại "Trung thụy, Trương canh". Trương canh, cứKiến văn tiểu lục 6 tờ 2a6, thì "đời Lý Trần đặt quận Trương canh tại Đan phụng". Trước đó, ở tờ 1a3-4 nó có viết: "Các huyện Từ liêm và Đan phụng của phủ Quốc oai có nhiều bãi dâu nên chuộng nghề nuôi tằm dệt vải. Các xã Hạ hội, Thiên mụ, _ la, Trung thụy và Đại phùng giỏi dệt các thứ vải quyến the và sa cùng các loại vải quyến dày, mà tục gọi là lãnh, bả và lãng". Trung thụy như vậy là tên một làng thuộc huyện Đan phụng. Do thế, nói rằng Bảo Giám người Trung thụy, tức cũng nói Bảo Giám quê quán làng Trung thụy huyện Đan phụng. Đại Việt lịch triều đăng khoa lục 1 ghi " làng Trung thụy, hạt Đan phụng" là quê của Đàm Đình Phương tiến sĩ khoa 1481. Nay là làng Trung thụy huyện Đan phụng tỉnh Hà

đông.

Đây là tên gọi tắt những bộ sách chính yếu của các nhà Nho. Thi tức Kinh thi hay Thi kinh, sách chép những bài thơ và ca dao xưa nhất của Trung quốc, tương truyền là do Khổng Khưu san định. Thư tức Kinh thư hay Thư kinh, cũng gọi là Thượng thư, sách chép về cổ sử Trung quốc. lễ tức lễ ký, bộ sách chép về các lễ nghi và cách cư xửấn định theo tập tục phong kiến cổ sơ của Trung quốc. Dịch tức Chu dịch, bộ sách bói khoa, tương truyền là do CơĐán viết ra và Khổng Khưu san hộ.

3An nam chí lược 14 tờ 133 ghi Cung hầu xá nhân như một chức quan văn tương đương với Nội trực điện của bên võ.

4Động Sơn Lương Giới, Bảo kỉnh tam muội ca: "Nghệ dĩ xảo lực

Xạ trúng bách bộ

Tiển phong tương trực Xảo lực hà dự"

Lại nói:

Người trí như trăng chiếu khắp trời Sáng trùm mọi cõi chẳng vì ai Nếu người muốn biết nên phân biệt Man mác chiều non khói toả khơi. Lại nói:

"Tâm ý của đức Như Lai, đều không thể hiểu được, chỉ nên dùng Vô lượng trí (mới hiểu nổi thôi). Cho nên, biết rằng tâm của Như Lai ví như hư không, là nơi nương tựa của tất cả sự vật, thì trí tuệ của Như Lai cũng như vậy".

Nói xong, Sư mất. Môn đồ thu xá lợi xây tháp.

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)