THIỀN SƯ Pháp Thuận (925-990)

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 105 - 107)

Chùa Cổ sơn, làng Thừ, quận Aũi2. Không biết người đâu. Sư họĐỗ, học rộng, thơ hay, có tài giúp vua, hiểu rõ việc nước. Nhỏđã xuất gia, thờ Thiền sư Phù Trì chùa Long thọ làm thầy. Sau khi đắc pháp, Sư nói ra lời nào cũng phù hợp với sấm ngữ.

Đang vào lúc nhà Lê dựng nghiệp, trù kế hoạch định sách lược, Sư tham dựđắc lực. Đến khi thiên hạ thái bình, Sư không nhận phong thưởng. Vua Lê Đại Hành càng thêm kính trọng, thường không gọi tên, chỉ gọi Đỗ Pháp sư và đem việc soạn thảo văn thư giao phó cho Sư3.

1 Nguyên văn: "Đại sơn long đầu khỉ Cù vĩẩn châu minh Thập bát tửđịnh thiền Miên thọ hiện long hình Thổ kê thử nguyệt nội Định kiên nhật xuất thanh".

Đây là một bài thơ tuyên truyền cho sự ra đời của nhà Lý vào tháng 10 năm Dậu. Và nhà Lý quả ra đời vào tháng 10 năm Đinh dậu Cảnh Thụy thứ hai (1009). Bài này do thế có thể sáng tác trước lúc Lý Công Uẩn lên ngôi không bao xa.

2Đại nam nhất thống chí, tỉnh Sơn tây, mục Sơn xuyên, có ghi một ngọn núi tên Cổ sơn, và nói "nó nằm tại phía đông huyện Tam dương, cách huyện lỵ 6 dặm". Rồi sau đó lại ghi thêm một ngọn núi khác tên Lộng sơn và cũng chua "tục gọi là núi Trống". Núi này cũng "ở phía đông của huyện tại xã Tam lộng, trên có miếu Long sơn thần". Cổ sơn với Lộng sơn như vậy là một. Thế thì, phải chăng chùa Cổ sơn của Pháp Thuận nằm tại núi này? Đó là một có thể.

Nhưng Hồng Đức bản đồ tr.78-79 trong Thiên nam tứ chí lộđồ thư có ghi tên một chợ gọi là chợ Aũi, rồi chua thêm "có núi Tượng bốn bên như rồng bao bọc không hở". Khảo Đại nam nhất thống chí, tỉnh Thanh hóa, mục Phố thị, không thấy nói chợ

nào tên chợ Aũi cả. Nhưng về núi Tượng, nó viết ở quyển 16 tờ 40a1 rằng "núi Tượng ở tại xã Bất quần phía tây huyện Quảng xương, giữa đồng ruộng bỗng nổi lên một ngọn núi đá. Núi nhỏ mà cao, sắc xanh mà lạ, dáng giống như voi phục. Trạng nguyên Trịnh Huệđời Lê dựng am đọc sách dưới chân núi đó". Cổ sơn của Pháp Thuận chẳng qua là núi Tượng này? Và Ái quận phải chăng là chợ Ái đây? Chúng tôi hiện chưa trả lời được và chỉ xin nêu ra ý kiến kêu gọi sựđóng góp của những người hiểu biết khác.

3 Nguyên văn: _ dĩ văn hàn chi nhiệm. Số văn thưđầu triều Lê Đại Hành do Pháp Thuận thảo ra, ngày nay đã thất lạc hết. Chỉ còn một lá thư xin cho Đinh truyền do Giang Cự Hoàng và Vương Thiệu Tộ mang sang triều đình nhà Tống vào năm 980, mà Toàn thư

B1 12a8-b2 và Tống hội yếu 197 tờ 7724a-b đã chép lại. Văn cú của hai bản chép này khác nhau, nên chúng tôi chép ra cả hai, để

cho thấy một phần nào văn tài của Pháp Thuận.

Toàn thưchép: "Thần phụ mỗ huyễnh mỗ, câu hà quốc ân, thiêm phân môn ký, cẩn bảo phong giới, cảm hữu bối vi, hản mã lao vị thi, triêu lộ chi bi dĩ cập. Thần đường cấu tương hoại, ai thường vị trừ, quản nội quân dân tướng sứ, phiên duệ kỳ diệt

đẳng, cọng nghệ triêm khôi chi thủ, đắc quyền quân thống chi sự. Thần khẩn từ số tứ, thỉnh bức dủ kiên. Tương truyền tấu trần, hựu lự khể tuy sơn dã khoáng ác chi tục, động hác giảo hoạt chi dân, thảng bất tuẩn kỳ tình, khủng hoặc sinh dị biến. Thần cẩn dĩ

nhiếp tiết độ hành quân tư mã quyền lĩnh châu quân sự. Phục vọng, giả dĩ chân mạng, lịnh bị liệt phiên, ủy vi thần tân trung chi tâm, cử thánh đại diên".

Tổng hội yếu chép: "Thần thế triều tưởng, tị xử x chếư man tựu, tu chức cống ư tế lữ, thuộc tư môn chi bạc hựu, trỉ tuấn mảng cảm khểư trợ tế, mao thổ thế cập vị dựư thủ phiên. Thần phụ Tiên xử Lin, câu hà quốc ân, thiêm phân khổn ký, cẩn bảo phong lược, võng cảm đải hoàng, hản mã chi lao vị thi, lộ triều chi bỉ dĩ cập. Thần đường cấu tương hoại, ai thường vị trừ, quảng nội tướng lại quân dân, phương duệ kỳ diệt đẳng, cộng nghệ triêm khôi chi thủ, đắc quyền quân lữ chi sự, Thần khẩn từ sổ tứ, thỉnh bức dủ kiên. Tỷ sỹ tấu trần, hựu lự khể tuy. Sơn thành ngoan khoáng chi tục, động hác giảo hoạt chi dân, thảng bất tuẩn kỳ

Năm Thiên Phúc thứ 7 (987) người Tống là Nguyễn Giác sang sứ, vua sai Sư cải trang làm kẻ lái đò để theo dõi hành động của y. Gặp khi có hai con ngỗng bơi trên sông, Giác ngâm chơi rằng:

"Song song ngỗng một đôi Ngửa mặt ngó ven trời". Sưđang cầm chèo, ngâm tiếp:

"Lông trắng phơi dòng biếc Sóng xanh chân hồng (49b1) bơi" Giác do đó thán phục1

Vua thường đem vận nước dài ngắn hỏi Sư. Sưđáp: Vận nước như mây quấn Trời Nam mở thái bình Vô vi trên điện các Xứ xứ hết đao binh" Năm Hưng Thống thứ 2 (990) sư tịch, thọ 76 tuổi. Sư thường viết Bồ tát hiệu sám hối văn 1 quyển, lưu hành ởđời. tình, khủng nhân nhi sinh biến. Thần cẩn dĩ nhiếp tiết x hành quân tư mã quyền lĩnh châu quân sự. Phục vọng tích dĩ chân mạng, lịnh bị liệt phiên, ủy vi thần trung tẩn chi tâm, x thưởng diên chi điển, khắc thiệu di nghiệp, nhân phủ vin di, đồng trụ chi hư già tuyên ngự hải chi lực tượng khuyết, x hiệu hiến thâm chi thành". Những chữ x là tượng trưng cho những chữ bị thiếu trong bản chép.

1 Tham chiếu Toàn thưB1 tờ 18a5-8: "Thiên Phúc năm thứ 8 (987) nhà Tống lại sai Lý Giác đến san phong. Bấy giờ vua sai Pháp sư tên Thuận giả làm người lái đò, đi đón. Giác rất giỏi bàn luận văn chương. Gặp lúc có hai con nga bơi trên mặt nước, Giác vui ngâm:

Ngỗng ngỗng đôi con ngỗng? Ngửa mặt ngó ven trời.

Pháp sưđang lúc cầm chèo, tiếp vận theo rằng: Lông trắng phơi dòng biếc

Sóng xanh chân hồng bơi. Giác càng làm lạ, làm thơ gửi cho Sư rằng: May gặp thời minh giúp việc vua Một mình hai đợt sứ Giao châu Đông đô đôi biệt lòng thêm luyến Nam Việt muôn trùng ngóng chửa bưa Ngựa đạp mây mù qua sóng đá Xe rời núi biêc thả dòng đưa Ngoài trời còn có trời soi rạng Sóng lặng khe đầm thấy trăng thu.

Thuận đem thơ dâng vua cho triệu Ngô Khuông Việt đến xem. Khuông Việt thưa: "Bài thơ này có ý tôn bệ hạ cùng với chúa nó không khác". Vua khen ý ấy, ban thưởng rất hậu".

Bài thơđôi con ngỗng trên dĩ nhiên không tượng trưng gì hơn một giai thoại ngoại giao, chứng tỏ niềm tự tín và sự lớn mạnh về văn hóa của một dân tộc vừa mới lập quốc chưa đầy 90 năm. Bởi vì nó chỉ là một nhuận sắc khác tinh tế cái bài thơ Vịnh nga, mà Lạc Tân Vương làm khi mới hơn 10 tuổi và Toàn Đường thi tập 2 quyển 79 tờ 864 chép như:

Nga nga nga

Khúc hạng hướng thiên ca Bạch mao phù lục thủy Hồng chưởng bát thanh ba.

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)