THIỀN SƯ TínH ọc (? 1200)

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 64 - 65)

Chùa Quán đỉnh, núi Không Lộ. Người châu Minh, phủ Thiên đức, họ Tô. Đời đời chuyên nghề khắc kinh. Nhỏ thờ Thanh giới, không giao du bừa bãi.

Năm 32 tuổi, theo Du thiền sưđến núi Tiên du, thế phát với Đạo Huệ. ở hầu hạ ba năm. Sư sâu hiểu tôn chỉ, nhân đó một mình chống gậy du phương, đến ở chùa Quán đỉnh.

Có lần ở trước tượng Phật [27b1], Sưđốt ngón tay và phát nguyện rộng lớn rằng: "Trần lao nhiều kiếp, dứt không vướng lại". Sư chuyên tu pháp tam quán trong kinh Viên giác. Mỗi ngày chỉ ăn một bữa, hình dung khô gầy. Nhiều năm như thế, hoàn toàn không có vẻ gì chán nản, nên sau đạt phép Tam quán chính thọ.2

Công khanh sĩ thứ, rất ngưỡng mộ phong thái cao nhã của Sư, đua nhau theo hầu. Sư thường dạy:

Có lợi tất có nhiễm Có nhiễm tất có lợi Có lợi có nhiễm Bồ tát không làm Không lợi không nhiễm Bồ tát mới làm.

Ngày 9 tháng giêng năm Canh thân3, Thiên Tư Gia Thụy thứ 15 (1200), Sư cáo bệnh, gọi chúng đến đọc bài kệ. "Núi rừng cọp beo Vằn vện lẫn lộn Nếu muốn phân biệt Con kêu mẹ mổ"4.

1 Nguyên văn: Dương diệm mích cầu yên. Dương diệm tức là thứ ánh nắng mùa xuân có trộn lẫn với bụi mờ giữa nội. Những con nai khát nước nhìn thấy ánh nắng đó tưởng là nước, rồi cứđuổi theo cho đến lúc chết. Xem Lăng già kinh 2.

2 Chính thọ là một dịch nghĩa của chữ tam muội (samàdhì). Quán kinh huyền nghĩa phần nói: "Gọi là chính thọ, khi tưởng và tâm

đều dứt, duyên và lựđều quên, tương ứng với tam muội, thì gọi là chính thọ". Xem thêm Đại thừa nghĩa chương 13.

3 Nguyên văn: Thiên Tư Gia Thụy ngũ niên Canh thân. Nhưng cứĐại Việt sử lược 3 và Toàn thưB4 thì Thiên Tư Gia Thụy thứ 5 tất phải nhằm năm Canh tuất, chứ không phải năm Canh thân. Nếu là năm Canh thân, thì nó phải là năm Thiên Tư Gia Thụy thứ 15 (1200). Ởđây, chúng tôi nghĩ rằng vì chữ tuất khó viết lộn thành chữ thân nên cho rằng nguyên văn có lẽ thiếu chữ thập trước chữ ngũ, nên đề nghịđọc lại thành Thiên Tư Gia Thụy thập ngũ niên, và dịch theo đó.

4 Nguyên văn: Tử tối mẫu trác. Đại sư Hương Nghiêm tập Đăng. Trí Nhàn tụng, "Độc cước": Tử tối mẫu trúc

Nói xong Sư tịch.

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)