Chùa Giác Nguyên, Cửu liên5. Người Lũng chiền, làng An cách1 họ Nguyễn tên Trường. Cha là Hoài Tổ làm quan đến chức Trung thư viên ngoại lang2. Vua Lý Nhân Tôn, lúc còn làm thái tử, xuống
1 Lâm Huệ Sinh tức Huệ Sinh tăng thống (? - 1064) của thế hệ thứ 13 của giòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Thế hệ này theo Thiền uyển tập anh thì gồm cả thảy sáu người, nhưng nó chỉ ghi lại tiểu sử của bốn người thôi, đấy là Lâm Huệ Sinh, Khương Thiền Nham, Nguyễn Minh Không, và Nguyễn Bản Tịch, chứ không có người nào mang tên Vương Chân hết. Thế hệ thứ 14 cũng không có ai mang tên đó cả. Thế hệ thứ 12 cũng vậy, chỉ có tên Vạn Hạnh, Định Huệ, Đạo Hạnh, Trì Bát và Thuần Chân. Phải chăng Vương Chân là một viết sai của Thuần Chân hay Chân Không? Mai Viên Chiếu (999 - 1090) và Nhan Quảng Trí (mất khoảng những năm (1085-1091) thuộc thế hệ thứ 7 của giòng Vô Ngôn Thông. Thế hệ này có bảy người nhưng Thiền uyển tập anh chỉ ghi lại tiểu sử
và tên sáu người thôi, đấy là Mai Viên Chiếu, Đàm Cứu Chỉ, Nghiêm Bảo Tính, Phạm Minh Tâm, Nham Quảng Trí và Lý Thái Tôn, chứ không ghi ai tên Lôi Hà Trạch cả. Những thế hệ trước và sau thế hệ này cũng không ai mang tên ấy hết. Nhưng ở tiểu sử của Nguyễn Giác Hải thuộc thế hệ thứ 10 cũng của giòng Vô Ngôn Thông này, ta được bảo: "Hải trước cùng với Không Lộđều thờ Hà Trạch làm thầy, sau bỗng chốc trở thành pháp tự của Lộ." Như vậy, quả có một Thiền sư có lẽ thuộc thế hệ thứ 7 hay cùng lắm là thứ 8 mang tên là Hà Trạch, mà cả Giác Hải và Không Lộ thờ làm thầy. Nhưng ở trong bản tiểu sử của Không Lộ thì chỉ nói rằng Lộ "trong khoảng Chương Thánh Gia Khánh (1059-1065) đã cùng với bạn đạo là Giác Hải đều vân du phương ngoại, tạm đến chùa Hà trạch nương thân". Thế thì, Hà trạch là tên một ngôi chùa, chứ không phải là tên người. Tuy nhiên, tên chùa cũng có thể
dùng xưng hô thế cho tên người. Lôi Hà Trạch do vậy là một nhân vật có thật và có lẽ thuộc thế hệ thứ 7 hay cùng lắm là thứ 8 của giòng Vô Ngôn Thông, bởi vì Không Lộ là thuộc thế hệ thứ 9 của giòng này. Từđó, chữ "tức kim" đi trước chữ "Lôi Hà Trạch" trong nguyên bản, chúng tôi coi như những diễn tự và đã bỏđi không dịch.
2Toàn thư1 tờ 3b6-9 (Thái Bình) năm thứ hai (971) lần đầu tiên định giai phẩm của văn võ và Tăng đạo, lấyTăng thống Ngô Chân Lưu cho hiệu Khuông Việt thái sư, Trương Ma Ni làm Tăng lục đạo sĩ, Đặng Huyền Quang làm Sùng chính uy nghi". Tăng lục như
vậy là một chức quan do triều đình đặt ra cho Phật giáo và bắt đầu ở nước ta ngay từ lúc Đinh Tiên Hoàng mới lập quốc, qua nhà sư tên Trương Ma Ni. Ở Trung quốc, chức này bắt đầu xuất hiện với Đoan Phủ dưới triều vua Đường Văn Tôn (827-840). Chức năng của chức này có thể thấy qua lời chiếu sau đây viết đầu thời Vũ tôn: "có Phật pháp đến đây, từ xưa tới nay, hưng phế có gì làm chứng, xin lưỡng nhai Tăng lục cùng các Sư tam học viết ra những sự việc, dâng lên". Xem Đại Tống tăng sử lược quyển trung tờ 243c26-28. Chức năng của Tăng lục ngoài việc giữ giấy tờ hộ tịch, như vậy còn có chức năng của một Sử quan Phật giáo, một chức năng khá thích hợp với Biện.
3 Tục ban áo tía cho các nhà sư bắt đầu tới Võ Tắc Thiên (684-774) ở Trung quốc. Năm 690, nhà sư Pháp Lãng đã tìm một dẫn chứng trong kinh Đại vân biện minh cho sự lên ngôi của Thiên, nên được Thiên phong làm Huyện công và ban áo cà sa tía. Xem
Đại Tống tăng sử lược quyển hạ tờ 248c3-249a29. Ở nước ta, Thông Biện là người đầu tiên nhận áo tía được biết.
4Đại Tống tăng sử lược quyển trung tờ 244b29-c15 nói về lai lịch của chức Quốc sư, bắt đầu với Pháp Thường dưới thời Bắc Tề
(550-577), đã xác định nội dung nó thế này: "Về giáo lý bên trong thì học thông cả ba tạng, gồm thông cả năm món học, cả nước quy y theo, thế là làm rõ hiệu đó". Năm món học hay ngũ minh nói tới đây tức là triết học, ngôn ngữ học, luận lý học, y dược học và kỹ thuật học. Ở nước ta thì Khô Đầu có lẽ là vị sưđầu tiên được biết mà Lý Nhân Tôn phong làm Quốc sư năm Quảng Hựu thứ
tư (1088). Toàn thưquyển 3 tờ 11b9-12a2 còn ghi thêm: "Có nơi nói, vua ban cho Sư tiết việt, cùng với tể thần đứng ngang hàng trên điện vua để xửđoán việc vàn và kiện tụng của thiên hạ". Nhìn đó, ta có thể thấy sơ vai trò của Quốc sư trong triều đình và lịch sử Việt nam.
5 Cửu liên là tên một châu. Đại Việt sử lược 3 tờ 20b7 nói Lý Huệ Tôn "năm Kiến Gia thứ 8 (1218) tháng tưđi chơi châu Cửu liên xem bắt cá". Đó cũng là nơi đóng quân của Trần Tự Khánh vào mùa xuân năm 1215, rồi sai các tướng mình lên đóng ở Cửu Cao và Cửu ông để chống lại Nguyễn Nộn. Toàn thưB4 tờ 29b1-5 nói mùa xuân năm 1216 Lý Huệ Tôn "ban đêm cùng với phu nhân lén đi đến quân của Tự Khánh, gặp trời sáng, dừng lại nhà của tướng quân Lê Mích ở huyện An diên thì gặp tướng của Tự Khánh là Vương Lê đem thủy quân đến đón. Vua bèn ở lại châu Cửu liên, gọi Tự Khánh đến chầu". Đại Việt sử lược 3 tờ 29b8-11 cũng ghi những sự việc ấy, nhưng không nói rõ lộ trình và nơi trú lại của Huệ Tôn. Điều quan trọng là nó ghi lại ngày tháng xảy ra sự
chiếu mời con em các danh gia vào hầu hai bên. Sư nhờ nghe nhiều, nhớ kỹ học thông cả Nho, Thích nên được dự tuyển. Sau những lúc việc quan, thường chú tâm vào Thiền học.
Đến khi vua lên ngôi, vì rất mến chuộng Sư, ban cho Sư tên Hoài Tín
Trong khoảng Anh Vũ Chiêu Thắng (1076 - 1084), Sư dâng biểu xin xuất gia. Khi đã được tâm ấn nơi Quảng Trí chùa Quán đảnh, (22a1) bèn cầm gậy vân du, khắp tìm bạn đạo, đến đâu học giả thường vân tập đến đấy. Sư xem Đại tạng kinh, được Vô sư trí3, là lãnh tụ Giáo hội của một thời vậy. Vua cùng với Linh Nhân hoàng thái hậu lúc mới lưu tâm đến Thiền học, liền xây chùa bên cạnh cung Cảnh hưng4, mời Sưđến ở, để tiện hỏi han. Nói chuyện với Sư, vua chẳng gọi tên mà thường gọi là Trưởng lão.
Một hôm vua gọi Sư nói: "Bậc chí nhân thị hiện, tất lo việc cứu đời, không hạnh nào chẳng đủ, không việc gì chẳng làm, không phải chỉ có sức định huệ, mà cũng có công phò tá. Vậy xin kinh bổ nhiệm ngài".
Bèn trao Sư chức Giáo nguyên thiền viện Hoài Tín đại sư truyền tổ vô tu vô chứng tâm ấn phụng chiếu nhập nội đạo tràng tứ tửđại sa môn đồng tam ti công sự. Trong lúc nhận chức này, Sưđược lấy thuế hộ năm mươi người.
Ngày 30 tháng 11 năm Hội Phong thứ 5 (1096)5, Sư cáo bệnh, có kệ dạy chúng rằng: "Xuân đi trăm hoa rụng,
Xuân đến trăm hoa cười Việc đời qua trước mắt Già đến trên đầu rồi !
việc đó vào ngày Giáp tuất (nguyên bản viết là Giáp thìn, nhưng nghi thìn là chữ tuất viết lộn) bởi vì 13 ngày sau vào ngày Bính tuất (nguyên bản viết là Canh tuất, Canh nghi là viết sai của chữ Bính) Đại Việt sử lược 3 tờ 30a2 nói: "Tự Khánh dựng điện cỏở
Tây phù liệt, qui mô nó hoàn toàn phỏng theo Đại nội", mà Toàn thưthì nói Lý Huệ Tôn ở lại Cửu liên và cho gọi Tự Khánh tới châu ởđó. Thế là, nếu Cửu Liên không là Tây phù liệt, như vậy có thể nằm trong khoảng phần đất hai huyện Thanh oai và Thanh trì, tỉnh Hà đông ngày nay.
Truyện của Mãn Giác ởđây nói vua Lý Nhân Tôn cùng "Linh Nhân hoàng thái hậu lúc mới lưu tâm đến Thiền học, liền xây chùa bên cạnh cung Cảnh Hưng, mời Giác tới để tiện hỏi han". Đại Việt sử lược 2 tờ 12b6-7 cho biết "Năm Chương Thánh Gia Khánh thứ 7 (1065) tháng 8 vua đến chơi hành cung Cứu lan, đặt tên cung đó là Cảnh hưng". Vậy dựng chùa ở cung Cảnh hưng tức dựng ở hành cung Cứu lan. Cứu lan đây chắc là một viết khác của Cửu liên. Như vậy, chùa Giáo nguyên ở Cửu liên, tức là chùa do Lý Nhân Tôn dựng bên cạnh cung Cảnh hưng, nghĩa là bên cạnh cung Cứu lan. Nó có lẽ là chùa Cứu lan mà Huyền Quang làm bài tứ tuyệt "Nhân sựđề Cứu lan tự" do Trích dim thi tập ghi lại và Lê Quí Đôn dẫn ra trong Kiến văn tiểu lục 9 tờ 18a4-6.
1 Hai tên Lũng chiền và An cách này không thấy sử sách nào nói tới. Tuy nhiên, Bắc thành địa dư chí lục 3 trong khi liệt kê các tổng xã của huyện Duy tiên, có kê hai xã của tổng Hồng khê mang tên Lũng xuyên và Chiền đầu. Chúng tôi nghĩ rằng hai xã Lũng xuyên và Chiền đầu này vào thời Lý chắc là ấp Lũng chiền thuộc làng An cách của Mãn Giác nói ởđây. Đất của làng An cách đời Lý như vậy thuộc địa phận huyện Duy tiên tỉnh Hà nam ngày nay. Chúng tôi hiện chưa có dịp làm một cuộc khảo sát hiện địa, nên chỉđoán vậy thôi. Truyện Mãn giác ởđây cũng nói làng An cách có chùa Sùng nghiêm. Đây là một điểm chỉ rất tốt cho công tác
điều tra hiện địa của chúng ta, vì ta có thể tìm xem hiện ở hai làng Lũng xuyên và Chiền đầu ngày nay có ngôi chùa nào không?, và chùa đó có phải trước có tên Sùng nghiêm không?
2 Tức Lý Hoài Tổ làm trưởng đoàn phái bộ ngoại giao qua cáo ai và xin phong năm 1073. Xem Lý Đào, Tục tự thị thông giám trường biên 243 tờ 5a7.
3 Vô sư trí tức thứ trí tuệ không do thầy truyền dạy, thường dùng để chỉ cho Phật trí hay tự nhiên trí hay nhất thiết trí. Phẩm thí dụ
kinh Pháp hoa có câu: "Nhất thiết trí, Phật trí, tự nhiên trí, vô sư trí". Pháp Tạng giải thích: "Vô sư trí tức là thứ trí tuệ trước vì không do thầy mà được, nên gọi là vô sư trí". Xem Diệu pháp liên hoa kinh sớ 6.
4 Do Thánh Tôn dựng vào năm 1065. Đại Việt sử lược 2 tờ 12b6-7 vào năm đó viết: "Tháng 8, ngày Quí mùi, vua đi chơi hành cung Cứu lan đặt tên cung đó là Cảnh hưng". Cung này như vậy ở tại núi Cửu liên, làng An cách.
5 Chép năm 1096 này là năm Mãn Giác mất, sợ là một sai lầm, bởi vì đến thế hệ thứ 9 Mãn Giác có một người đệ tử tên Bản Tịnh, và Thiền uyển tập anh chép Tịnh mất năm 1176 lúc ông 77 tuổi. Như thế Tịnh sinh năm 1100 và do đó làm sao có thể gặp Mãn Giác được để làm đệ tử? Giả như ta cho con số 77 là một viết sai của 97 đi nữa, thì vào năm Giác mất, Tịnh mới 16 tuổi, nghĩa là Tịnh đang ở vào cái tuổi chưa thể nhận tâm ấn của Giác một cách dễ dàng. Vì vậy chúng tôi nghĩ, có lẽ Mãn Giác mất vào năm 1100, tức năm Hội Phong thứ 9, bởi chữ ngũ rất dễ lẫn với chữ cửu, và như thế, nếu Tịnh sống tới 97 tuổi, ta có một giải quyết thoảđáng cho vấn đề liên hệ thầy trò giữa Giác và Tịnh.
Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, Ngoài sân đêm trước một cành mai."
[22b1]
Tối đó, Sư ngồi kiết già mà mất, thọ 45 tuổi đời, 19 tuổi hạ. Vua tặng hậu lễ, công khanh mỗi mỗi đến dâng hương, trà tỳ xong, thu xá lợi xây tháp ở chùa Sùng nghiêm, làng An cách. Vua sắc thụy là Mãn Giác.