THIỀN SƯ Quảng Trí

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 45 - 46)

Chùa Quán đảnh, núi Không lộ1. Người Kinh sư, họ Nhan, anh của Hoàng phi Chương Phụng, đạo tháo cao khiết, không thích hoa lệ.

Năm đầu Chương Thánh Gia Khánh (1059), Sư bỏ tục đến tham bái Thiền Lão núi Tiên du. Nhờ một câu nói, Sư ngộđược yếu chỉ. Từđó ngày tháng miệt mài, dốc chí tu thiền, không đầy một năm mà phong độ tiếng tăm truyền xa. Sau đến núi ấy, [18b1] trác tích, thường mặc áo vá, ăn hạt thông, cùng với sơn tăng Minh Huệ kết bạn phương ngoại. Người ta nói Hàn Sơn, Thập Đắc2 tái thế. Công bộ thượng thưĐoàn Văn Lim3 tôn kính, thường tặng thơ rằng:

Chống gậy non cao trút sáu trần Lặng nương mộng huyễn hỏi phù vân Ân cần khôn ngỏ tham Trừng Thập4

Trói buộc bầy cò lớp áo khăn5.

Vào ngày tháng, năm nào đó của niên hiệu Quảng Hựu (1085 - 1091), Sư quy tịch. Ông Lim khóc than thảm thiết, rồi đi viếng bằng bài thơ:

Mán rừng đầu bạc lánh thành đô Hương ngát non cao áo vẫy mờ

Những muốn khăn sồng hầu chiếu giảng Bỗng nghe của viện khép dày trơ6

Sân chùa chim vẳng trăng suông dõi Tháp mộ minh ghi ai viết chừ

1 Cương mục chính biên 13 tờ 34b-5 viết: "Núi Không lộở tại huyện Thạch thất, phủ Quốc Oai, tỉnh Sơn tây, trên núi có chùa Lạc lâm, xưa đó là chỗ hoá thân của Thiền sư Không Lộ, nên có tên đây". Nhưng Đại nam nhất thống chí, tỉnh Sơn tây, cải chính chú thích vừa rồi của Cương mục chính biên như sau: "Núi Không lộ, xét bia ký chùa Lạc lâm ở tại núi Phụng hoàng xã Sơn lộ, huyện An sơn ngày nay thì chùa do người phương bắc dựng vào thời Lý, không thấy nói Không Lộ thoát hoá ởđấy, trong chùa cũng không có thờ Không Lộ. An nam chí của Cao Hùng Trưng nói ở tại huyện Thạch thất, bởi Thạch thất và Yên sơn xưa là một huyện, mà tên núi lại nhân theo tên xã, mà vì viết tên Sơn thành Không, nên sợ hoặc có tên như vậy". Tuy thế, điều chắc chắn là vào thời Lý vàTrần, núi Không lộđã có tên Không lộ, như chính Thiền uyển tập anhởđây đã ghi. Nó ngày nay tức núi Phụng hoàng ở

tại xã Sơn lộ, huyện Thạch thất, tỉnh Hà tây.

2 Hàn Sơn và Thập Đắc là hai nhà thơ thiền tâm giao nổi tiếng đời Đường. Về sự tích, xem Truyền đăng lục 27 tờ 433c-434a.

3 Truyện Chân Không tờ 66a9 cũng chép một bài thơ truy điệu Không vào năm 1100 và bảo là của " Công bộ thượng thưĐoàn văn Khâm". Hai bài thơ của "Công bộ thượng thưĐoàn văn Lim" ởđây đã được Lê Quí Đôn chép luôn với bài thơ truy điệu vừa nói dưới cái tên "Công bộ thượng thưĐoàn văn Khâm" trong Kiến văn tiểu lục 4 tờ 13a6-b6. Theo Đôn như vậy, công bộ thượng thư Đoàn văn Lim cũng là Công bộ thượng thưĐoàn văn Khâm, và chữ Lim thực ra là một viết sai của chữ Khâm. Kết luận như thế, ta không biết Đôn quảđã có bản in Thiền uyển tập anh xưa hơn bản in năm 1715 của ta ngày nay và bản in đó đã có Đoàn Văn Khâm thay vì Đoàn Văn Lim, như bản in 1715 đã có. Hay Đôn đã dựa vào sự suy luận về tự dạng chữ Khâm và chữ Lim rất giống nhau, để có một kết luận như vậy? Tôi nghĩ rằng rất có thểĐôn có một bản in xưa hơn bản in năm 1715 hiện nay của ta. Dẫu sao

đi nữa, nếu Đoàn Văn Khâm Đoàn Văn Lim là một người, thì ông này đã giữ chức Thượng thư bộ công gần cảđến 15 năm hay hơn nữa, bởi vì Quảng Trí mất trong khoảng 1085-1091 còn Chân Không mất năm 1100.

4 Trừng tức Phật Đồ Trừng (232-248) danh tăng thần dị Tây vực thời Tấn. Xem tiểu sử trong Cao tăng truyện 9 tờ 383b-387a. Thập tức Cưu Ma La Thập (?- 409) dịch giả lỗi lạc Tây vực đời Dao tần. Xem tiểu sử Cao tăng truyện 3 tờ 330a-333a.

5Kiến văn tiểu lục 4 tờ 13a7-8:

Trụ tích nguy phong bãi lục trần Mặc cư huyễn mộng vấn phù vân Ân cần vô kế tham Trừng Thập Sách bạn trâm anh tại lộ quần.

6 Di lý, chiếc dép để lại. BồĐềĐạt Ma chết. Sau ba năm, Tống Vân trên đường đi sứ Tây Vực, gặp Sư tại Thông lĩnh, vai quảy một chiếc dép. Vân về tâu. Vua Hiếu Trang nhà Bắc ngụy (528-530) cho khai tháp khám nghiệm thì trong quan tài của BồĐềĐạt Ma chỉ còn lưu lại một chiếc dép. Về sau, Thiền sư chết thường được nói là "chích lý tây qui" hay "di lý". Xem Truyền đăng lục 3 tờ

Bạn đạo thôi đừng buồn vĩnh biệt Ngoài am non nước đó hình xưa1.

Một phần của tài liệu Việt Nam sử lược (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)